Thông tin cho hoạt động 12: (5 phút)

Một phần của tài liệu Phương pháp NCKHGD (Trang 58 - 59)

– Mục đích và công dụng:

+ Quan sát là phương pháp nghiên cứu trực tiếp đối tượng hay những khách thể tham gia cuộc nghiên cứu. Thường được dùng để thu thập dữ kiện khi các phương pháp khác đều không thích hợp.

+ Quan sát được các nhà nghiên cứu dùng như là phương tiện thu thập dữ kiện chính trong nhiều đề tài nghiên cứu. Nó đặc biệt có ích khi cần ghi nhận những hành vi của nhiều cá nhân trong một thời gian lâu dài, khi thực hiện nghiên cứu về trẻ em hay trên các nhóm người đang hoạt động.

+ Quan sát còn được xem là phương pháp rất hữu hiệu của thầy giáo khi tổ chức dạy học trên lớp. Thầy giáo quan sát mọi hành vi, phản ứng của học sinh mà rất tự nhiên, không bị những trở ngại.

+ Quan sát cũng hỗ trợ tốt cho các phương pháp khác. Thường trong một nghiên cứu người ta kết hợp quan sát với bút vấn, phỏng vấn, trắc nghiệm, v.v... để đạt hiệu quả cao hơn.

– Khó khăn khi sử dụng quan sát: (5 phút)

+ Theo các kết quả của tâm lí học, khi quan sát người ta bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan, đặc biệt là kinh nghiệm của người quan sát. Sự quan sát (một sự vật hay các hành vi, cử chỉ, thái độ của con người, v.v...) chịu ảnh hưởng bởi các cảm xúc, các trạng thái tâm lí của cá nhân.

+ Trong khi quan sát có sự can thiệp của yếu tố bên ngoài.

+ Phạm vi của quan sát thường hạn chế. Một thầy giáo không thể phân phối chú ý đến toàn bộ học sinh trong lớp.

Nhiệm vụ

Xem băng hình luyện tập khả năng quan sát. Đọc trước hướng dẫn và các nhiệm vụ.

Hướng dẫn sử dụng băng hình:

Phần băng phải xem là đoạn băng hình thứ ba trong băng hình tiểu môđun 4 :

“Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục”. Với chiều dài khoảng năm

phút, băng minh hoạ một số hình ảnh trong tiết học thực hành môn kĩ thuật của học sinh lớp năm. Nội dung chính của đoạn băng là phần hướng dẫn của cô giáo trước khi học sinh thực hành và phần làm việc của các nhóm học sinh khi lắp ráp mạch điện.

Những việc người học phải làm trước khi xem băng:

– Đọc thêm các tài liệu, thảo luận trong nhóm và ghi ra được những điểm ưu và hạn chế của phương pháp quan sát.

Những việc người học phải làm trong khi xem băng:

– Chú ý nghe và quan sát những hành động hướng dẫn của cô giáo lúc ban đầu. – Quan sát toàn cảnh lớp học, làm việc tại các nhóm, kết quả thành công và

thất bại khi ráp mạch điện.

Những việc người học phải làm sau khi xem băng:

Trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra việc xem băng:

– Sau khi ổn định lớp, cô giáo làm gì vào lúc đầu giờ ? Bạn có thể lặp lại những lời của cô giáo đã nói không ? Theo bạn, cần bổ sung gì ở phần hướng dẫn không ?

– Học sinh đã làm gì sau khi cô giáo hướng dẫn xong ?

– Học sinh ngồi như thế nào ? Có mấy học sinh trong một nhóm ?

– Các nhóm có khẩn trương làm việc không ? Có chăm chú khi lắp ráp không ? – Có mấy nhóm ráp tốt, làm cháy sáng được bóng đèn ? Bạn có thấy được sợi

dây tóc bóng đèn sáng lên không ?

Nếu chưa trả lời tốt, hãy xem lại băng và chú ý những chỗ không trả lời được ở lần xem trước.

Đánh giá hoạt động 12: (5 phút)

– Bạn hãy cho biết mục đích và công dụng của phương pháp quan sát. – Có những khó khăn gì khi sử dụng phương pháp quan sát.

Thông tin phản hồi cho các hoạt động

Một phần của tài liệu Phương pháp NCKHGD (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)