Định lượng là gán các số đo lường cho những đối tượng khảo sát trong nội dung tài liệu phân tích. Không phải nội dung tài liệu, hình ảnh nào cũng định lượng dễ như nhau, nhưng mọi tài liệu đều có thể định lượng.
– Cách định lượng thông dụng nhất là đếm số lượng trong mỗi loại (phạm trù) sau khi đã xếp đối tượng vào các phạm trù thích hợp (phương pháp đo lường danh số). Khi có các tần số, người nghiên cứu có thể chuyển sang các tỉ lệ %. – Một cách khác là xếp hạng. Người nghiên cứu yêu cầu những thẩm lượng
viên xếp các đối tượng theo thứ hạng (căn cứ vào một số tiêu chuẩn).
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 11.1: Làm việc cá nhân (5 phút)
Một kết quả phân tích nội dung các câu trả lời mở của 200 người về biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo ở đại học, thấy có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có thể tổng hợp về 4 phạm trù sau:
(1) Biện pháp tăng học phí hoặc tính đầy đủ chi phí đào tạo: 46 ý.
(2) Biện pháp giáo dục (đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, v.v...): 83 ý.
(3) Tăng cường cơ sở vật chất − thiết bị dạy học: 41 ý.
(4) Biện pháp tuyên truyền vận động ý thức học tập trong sinh viên: 30 ý. Hỏi tỉ lệ % ủng hộ cho mỗi biện pháp nói trên ? Biện pháp nào được nhiều người nói đến nhiều nhất ?
Nhiệm vụ 11.2: Làm việc trong nhóm (5 phút)
Bạn hãy trao đổi trong nhóm để làm rõ 4 phạm trù nêu ở nhiệm vụ 11.1 Sau đó cử 3 người đóng vai là thẩm lượng viên. Căn cứ vào kinh nghiệm của mỗi người, mỗi thẩm lượng viên sẽ đưa ra thứ hạng cho từng phạm trù. Tính trung bình các thứ hạng của 3 thẩm lượng viên trong mỗi phạm trù. So sánh với kết quả thu được ở nhiệm vụ 11.1
Đánh giá hoạt động 11: (5 phút)
– Bạn hãy cho biết có mấy phương pháp định lượng sau khi phân tích nội dung ?
– Nêu điểm khác biệt giữa phương pháp đo lường danh số và phương pháp xếp hạng.
D. quan sát