Bài giải chi tiết
* Bảng được sắp xếp theo ba mức độ tổn thất sinh mạng : tổn thất nặng (từ 9% dân số trở lên), tổn thất trung bình (từ 1% đến 3%), tổn thất nhẹ (dưới 1%).
- Tổn thất nặng (từ 9% dân số trở lên so với dân số năm 1939) : có 4 nước là Liên Xô, Ba Lan, Nam Tư, Đức
- Tổn thất trung bình : (từ 1% đến 3%), có 5 nước tổn thất trung bình : Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp.
- Tổn thất nhẹ (dưới 1%) : có 1 nước là Hoa Kỳ.
Nước Quân nhân Dân thường Tổng số Tỉ lệ % so với dân số nước đó
trước chiến tranh.
Liên Xô 8.600.000 17.950.000 26.550.000 16% Ba Lan 320.000 5.500.000 5.820.000 14% Nam Tư 410.000 1.400.000 1.810.000 10% Đức 3.850.000 3.810.000 7.660.000 9% Nhật Bản 1.520.000 700.000 2.220.000 3% Trung Quốc 3.500.000 10.000.000 13.500.000 2,2% Pháp 211.000 330.000 541.000 1,5% Anh 245.000 150.000 395.000 1% I-ta-li-a 230.000 150.000 380.000 1% Hoa Kỳ 298.000 0 298.000 0,2%
* Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về mức độ tổn thất sinh mạng giữa các nước:
- Do những nước này là nơi chiến trường chính, chiến tranh xảy ra kéo dài, giằng co, quyết liệt. - Vai trò của từng nước tham gia trong cuộc chiến tranh cũng góp phần tác động đến sự khác nhau về mức độ tổn thất sinh mạng giữa các nước.
Câu hỏi 65:
Trong cuộc chiến tranh chống phát xít, Liên Xô đã có một vai trò và công lao như thế nào? Hãy lấy dẫn chứng lịch sử minh hoạ cho nhận định của anh (chị).
Bài giải chi tiết
Liên Xô đóng vai trò quan trọng, là một lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
* Trước chiến tranh:
- Chính sách của Liên Xô trước sau như một:
+ Chống phát xít và chống chiến tranh, song bị cự tuyệt.
+ Liên Xô đã đề nghị hợp tác với phe Đồng minh, thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, song bị cự tuyệt.
* Trong chiến tranh (1941 – 1945):
a) Mặt tận Xô – Đức:
- Chiến thắng bảo vệ Mát-xkơ-va: hai tháng sau cuộc nội chiến, Đức bị tổn thất 40 vạn lính. Từ 6- 12-1941, Liên Xô phản công ở Mát-xkơ-va. Chỉ còn cách Mát-xkơ-va 20 km, song quân Đức không vào được thủ đô, lại bị đẩy lùi 400 km. Chiến thắng Mát-xkơ-va có ý nghĩa quan trọng, tiêu hoa sinh lực địch, phá tan kế hoạch đánh “chớp nhoáng” của Hit-le.
- Chiến thắng Xta-lin-grát: tiêu diệt đạo quân 35 vạn tên của thống chế Pao-lút là trận đánh lớn và tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự cũng như có ý nghĩa xoay chuyển toàn cục của nó, đánh dấu sự thất bại của phe phát xít.
- Liên xô tham gia chiến tranh đã làm cho tính chất của chiến tranh thay đổi: Liên xô trở thành trụ cột, lực lượng đoàn kết của các nước chống phát xít, chính phủ Anh, Mỹ đứng về phía Liên xô và lực lượng dân chủ chống phát xít (mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập (1/1/1942)
- Chiến thắng ở “vòng cung Cuốc-xơ” (đầu 1943). - Giải phóng toàn bộ lãnh thổ Xô viết (cuối 1944).
- Tiến qua Đông Âu, phối hợp giải phóng các nước Đông Âu (cuối 1944 – đầu 1945).
- Công phá Béc-lin (từ 16/5 đến 30/4/1945), gặp quân Đồng minh ở Toóc-gâu (bên bờ sông En- bơ).
- Đêm 8/5/1945, chính phủ mới ở Đức đã kí kết văn kiện đầu hành không điều kiện.
- Thắng lợi của Liên xô đã tạo điều kiện cho Anh, Mĩ có những thắng lợi khác ở Bắc phi, Italia.
b) Đánh quân phiệt Nhật Bản:
+ Liên xô tham gia chống Nhật (8/8/1945), đánh tan đội quân Quan Đông mạnh nhất của Nhật ở Trung Quốc và Triều Tiên. Góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật ký điều ước đầu hàng đồng minh không điều kiện ( 15/8/1945) kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hi.
Như vậy, Liên Xô giữ một vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi, đánh bại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền văn minh nhân loại.
Câu hỏi 66:
Đánh giá vai trò của các nước Mỹ, Anh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (xét trong phạm vi thời gian 1944 – 1945). Anh (chị) có nhận xét gì về việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Bài giải chi tiết
Về vai trò của Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật (xét phạm vi thời gian 1944 – 1945): Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật.
+/ Giai đoạn từ tháng 6/1941 đến tháng 6/1944:
* Ở mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mỹ - Anh phản công quét sạch quân Đức – I-ta-li-a ra khỏi châu Phi. Chiến sự châu Phi chấm dứt.
* Ở I-ta-li-a : 7/1943 đến 5/1945 liên quân Mỹ - Anh tấn công truy kích quân phát xít làm cho chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a sụp đổ, Phát xít Đức khuất phục.
* Ở mặt trận Thái Bình Dương : Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-dan-ca-nan (1/1943) Mỹ chuyển sang phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật.
+/ Giai đoạn 6/1944 đến tháng 8/1945
- Năm 1944, Mĩ, Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tấn công quân Đức ở mặt trận phía Tây từ tháng 2/1945, góp phần tiêu diệt phát xít Đức.
- Từ năm 1944. Mĩ - Anh triển khai tấn công quân Nhật ở Miến Điện, Phi-líp-pin, các đảo ở Thái Bình Dương.
* Mỹ ném bom nguyên tử xuống nước Nhật năm 1945
+ Ngày 6/8/1045 Mĩ ném bom nguyên tử ở Hi-rô-si-ma; + Ngày 9/8/1945 Mĩ ném bom guyên tử ở Na-ga-sa-ki.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhật Bản : 10 vạn ngưòi chết, hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na- ga-da-ki bị huỷ diệt, 70% lãnh thổ bị tàn phá, tinh thần chiến đấu của binh lính Nhật giảm sút.
+ Phô trương sức mạnh quân sự của Mỹ, đe doạ nhân loại bằng vũ khí hạt nhân nhằm mục đích bành trướng thế giới.
+ Mỹ tạo áp lực buộc Nhật nhanh chóng đầu hàng, kết thúc chiến tranh.
Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm hoạ chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản, đe doạ nền hoà bình,a n ninh thế giới.
Câu hỏi 67:
a) Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về nguyên nhân, tính chất, kết cục tronghai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939- 1945).
b) Thái độ của anh (chị) đối với chiến tranh?
Bài giải chi tiết Nội dung Chiến tranh thế giới thứ nhất
( 1914- 1918)
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)
Nguyên nhân xảy ra chiến tranh
+ Nguyên nhân sâu xa : Là sự phát triển không đều của các nước chủ nghĩa tư bản. Từ đó nảy sinh ra mâu thuẫn gay gắt đòi chia thị trường thế giới.
+ Nguyên nhân trực tiếp : Là sự kình địch giữa hai khối đế quốc đối lập (khối liên minh: Đức, Áo-Hung, Italia với khối hiệp ước : Anh, Pháp, Nga).
Duyến cớ: Vụ ám sát hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo - Hung . Lợi dụng cớ đó Đức đòi Áo tuyên chiến với Xécbi ...
+ Nguyên nhân sâu xa : Là sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi, các đế quốc phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản tìm cách phá vỡ hệ thống Vécxay - Oasinhtơn phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
+ Nguyên nhân trực tiếp : Là cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) dẫn đến các nước phát xit đi theo con đường phát xít hóa, phát động chiên tranh để thoát khỏi khủng hoảng.
Tính chất
Cuộc chiến tranh(1914- 1918), đối với cả hai bên tham chiến đều là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa.
Cuộc chiến tranh (1939 -1945). Trong giai đoạn đầu là cuộc chiến tranh mang tính chất xâm lược và phi nghĩa.
Trong giai đoạn cuối là cuộc chiến tranh mang tính chất chống chủ nghĩa phát xít, cuộc chiến chính nghĩa.
Kết cục
- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo- Hung.
+ 10 triệu người chết , 20 triệu người bị thương, chi phí cho chiến tranh là 85 tỉ đô la.
+ Hòa ước Vécxây được ký kết (28/06/1919). Các nước bại trận phải chịu những điều khoản nặng nề.
+ Bọn đế quốc các nước thắng trận thu nhiều món lợi lớn.
+ Phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân các nước thuộc địa, phụ thuộc phát triển manh mẽ, nổi bật là thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.
Cách mạng tháng Mười Nga và
- Chủ nghĩa phát-xít Đức – Itali-a – Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa phát - xít. Trong đó, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát - xít.
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4.000 tỉ đô la.
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, làm thay đổi căn bản tình hình thế giới. Cuộc chiến chống phát xít Liên Xô đã giữ vai trò một lực lượng đi đầu và là một lực lượng
chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt kết thúc thời cận đại, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử loại người.
chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
Thái độ của anh (chị) đối với chiến tranh:
- Căm ghét chính trị vì chính trị đã gây nên nhiều tai hoạ cho nhân loại (minh hoạ bằng số liệu Chiến tranh thế giới thứ nhất : làm khoảng 10 triệu người chết, vài chục triệu người bị thương và tàn phế, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa bị phá huỷ,…chi phí chính trị lên đến 85 tỉ USD).
- Tích cực đấu tranh bảo vệ nền hoà bình thế giới. Trước mắt là bảo nền hoà bình của đất nước, luôn cảnh giác trước mọi âm mưu gây chiến của kẻ thù trên các mặt quân sự, chính trị, lẫn kinh tế.
Câu hỏi 68:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) trải qua mấy giai đoạn? (mốc thời gian và đặc điểm chính của mỗi giai đoạn). Phân tích tính chất, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm được rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bài giải chi tiết
* Bốn giai đoạn của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945):
+ Giai đoạn thứ nhất (tháng 9/1939 đến 4/1940), là giai đoạn mà phe phát xít xâm chiếm châu Âu, mở rộng chiến tranh ở Đông Á và Bắc Phi.
+ Giai đoạn thứ hai (tháng 6/1941 đến 11/1942), Đức tấn công Liên Xô. Nhật khai chiến với Mỹ, Anh và chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô viết là một sự kiện to lớn, có tính chất quyết định đối với việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Giai đoạn thứ ba (từ 19/11/1942 đến 24/12/1943), quân đội đồng minh chuyển sang phản công trên các mặt trận quan trọng.
+ Giai đoạn thứ từ (từ 24/12/1943 đến 15/8/1945), quân đội đồng minh tổng phản công trên các mặt trận. Phát xít Đức, quân phiệt Nhật bị tiêu diệt.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của phe Đồng minh.
* Tính chất của chiến tranh:
- Chiến tranh thế giới thứ hai là một hiện tượng xã hội phức tạp. Khác với chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai lúc đầu mang tính chất đế quốc chủ nghĩa về cả hai bên tham chiến, dần chuyển sang một cuộc chiến tranh giải phóng, chính nghĩa, chống phát xít, kể từ khi Liên Xô tham chiến. Lênin đã nhấn mạnh rằng để giải thích tính chất của chiến tranh cần đặt nó trong mối liên hệ với chính sách trước đó của một nhà nước cụ thể, giai cấp cụ thể và cảnh báo trước về xác định tính chất của chiến tranh. “Chiến tranh là một việc phức tạp, nhiều vẻ và phong phú. Không thể xem xét một cách dập khuôn dược”, mà phải tìm hiểu một cách cụ thể. Đúng như vậy, lúc đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vì mâu thuẫn giữa hai phe đế quốc chủ nghĩa. Phe phát xít, đứng đầu là Đức, không chỉ nhằm phân chia thế giới mà còn thủ tiêu nền độc lập của các dân tộc, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ, đàn áp cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc. Tư tưởng hoang đường “thống trị thế giới”, lý luận ‘chủng tộc thù địch” là cơ sở của các kế hoạch tàn sát hàng loạt nhân dân các nước. Đối với các nước phát xít, chiến tranh mang tính chất đế quốc chủ nghĩa.
- Đối với Anh và Pháp, trong giai đoạn đầu, chiến tranh cũng manh tính chất đế quốc chủ nghĩa. Trong thời kỳ “chiến tranh kỳ quặc”, nh và Pháp bị động trong các hoạt động quân sự chống lại Đức nhưng lại tích cực chuẩn bị các hành động quân sự để chống Liên Xpp. Tuy nhiên chính vào thời điểm đó, nguy cơ của chủ nghĩa phát xít đã đe doạn tự do, độc lập dân tộc của nhiều nước, cho chinh sự tồn tại của dân tộc. Nó trở thành một thực tế quy định tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít. Khuynh hướng này được biểu hiện trong các cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc, Êtiôpia, Tây Ban Nha, Anbani. Quá trình từ các cuộc chiến tranh cục bộ chuyển sang Chiến tranh thế giới thứ hai, kết thúc bằng việc Đức tấn công Ba Lan. Năm 1940, một loạt các dân tộc châu Âu, kể cả Pháp, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Năm 1941, đến lượt các nước bán đảo Bancăng tham chiến. Sau khi Pháp thất bại, nước Anh bị uy hiếp. Chiến tranh từ các nước đối lập với Đức, Italia đã mang tính chất chính nghĩa, chống chủ nghĩa phát xít.
- Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng này, quá trình thay đổi tính chất chiến tranh một phần quan trọng do tác động cuộc đấu tranh của nhân dân chống sự nô dịch của chủ nghĩa phát xít, đặc biệt là khi Đức tấn công Liên Xô. Chiến tranh giữa phát xít Đức với Liên Xô mang tính chất một cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt, cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh đó, bọn phát xít Đức không chỉ theo đuổi mục đích xâm lược đế quốc chủ nghĩa mà còn theo đuổi mục đích xâm lược đế quốc chủ nghĩa mà còn theo đuổi mục tiêu chính nghĩa, tư tưởng là tiêu diệt nhà nước Xô viếtm chế độ xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Nhân dân Liên Xô không chỉ bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười, bảo vệ xã hội chủ nghĩa, chính quyền Xô viết, một cuộc chiến đấu vĩ đại vì tiến bộ xã hội. Do đó nó quy định tính chất ác liệt, không điều hoà, khoan nhượng của cuộc chiến tranh trên mặt trận Xô – Đức.
* Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ hai: