Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch Sử lớp 11 (Trang 32 - 33)

II/ Nước Mĩ trong những năm (1929 1939)

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt với nhà nước, tiến hành chiến tranh xâm lược. + Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

- Song song với quá trình quân phiệt hóa Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biển Đông thành bàn đạp để tấn công châu Á.

Câu hỏi 40 :

Tại sao giới cầm quyền Nhật Bản lại chọn Trung Quốc làm điểm đến đầu tiên trong chính sách xâm lược của mình vào thập niên 20 của thế kỉ XX ?

Bài giải chi tiết

- Nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khắn do thiếu nguồn nước và thị trường tiêu thụ hàng hoá, giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

- Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, luôn luôn là đối tượng mà Nhật muốn độc chiếm từ lâu.

Câu hỏi 41 :

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào? Tác động của cuộc đấu tranh đó đối với quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản.

Bài giải chi tiết

+ Trong những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

+ Hình thức đấu tranh phong trào bao gồm biểu tình, bãi công, tiêu biểu nhất là phong trào thành lập Mặt trận nhân dân tập hợp lực lượng để đấu tranh.

+ Mục tiêu là phản đối chính sách hiếu chiến xâm lược của chính quyền Nhật.

+ Lực lượng tham gia bao gồm : công nhân, nông dân, binh lính và cả một bộ phận của giai cấp tư sản.

+ Tác dụng : góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa ở Nhật.

+ Chứng tỏ chủ nghĩa quân phiệt đã vấp phải sự chống trả mạnh mẽ ngay trên chính quê hương nó.

Chương III CÁC NƯỚC CHÂU Á

GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI(1918 - 1939) (1918 - 1939)

Chuyên đề 7

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 - 1939)



Câu hỏi 42 :

“Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc diễn ra sôi nổi, liên tục với hai xu hướng khác nhau (tư sản và vô sản)”. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của phong trào trong những năm 1918 – 1939, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Bài giải chi tiết 1) Nguyên nhân bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc :

- Dưới ách thống trị của đế quốc, thực dân, nhân dân các nước thuộc địa bị bóc lột một cách tàn tệ, nhất là trong thời gian chiến tranh, vì vậy họ đã vùng dậy chống áp bức bóc lột (liên hệ với Việt Nam).

- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 nổ ra và thắng lợi đã cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là ở châu Á, đứng lên đấu tranh tự giải phóng.

2) Diễn biến phong trào (ở một số nước)* Ở Trung Quốc :

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch Sử lớp 11 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w