- Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8-1945)
Bài giải chi tiết * Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939):
- Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” ra sức bóc lột nhân dân ta bằng cách tăng thêm thuế, để chuẩn bị chiến tranh. Bọn cường hào, địa chủ ở địa phương cũng nhân cơ hội đó thi nhau vơ vét để làm giàu. Cách mạng Việt Nam phải đường đầu với bọn phản động thuộc địa đang tăng cường đàn áp khủng bố cách mạng, truy bắt những người yêu nước, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp nói chung, bọn phản động thuộc địa nói riêng trở nên sâu sắc.
- Mùa thu năm 1940. phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương, thực dân Pháp đã đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật. Quân phiệt Nhật và thực dân Pháp cấu kết với nhau để cùng áp bức, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ. Giặc Nhật bắt nhân dân ta đóng thóc tạ theo đầu người, đi lính, đi phu, xây hào…phục vụ nhu cầu chiến tranh của chúng. Sự thống trị của Nhật – Pháp đã đẩy các tầng lớp nhân dân ta vào tình trạng đói khổ cùng cực. Mâu thuẫn dân tộc vốn đã gay gắt càng thêm sâu sắc và quyết liệt.
- Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chỉ thị cho cán bộ đảng viên nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, chuyển công tác từ thành thị về nông thôn, phát triển cơ sở cách mạng ở nông thôn đồng thời chú trọng cả đến đô thị.
- Ngày 6 – 11 – 1939, hai tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức, xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương độc lập. Tạm gác các vấn đề ruộng đất. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc kể cả các cá nhân yêu nước ở Đông Dương để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa phát xít, giành độc lập hoàn toàn ở Đông Dương. Nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Đông Dương nói chung đã đứng về phía nhân dân thế giới và quân Đồng minh cùng chống chủ nghĩa phát xít.
* Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8-1945):
- Sau sự kiện 9 – 3 – 1945 khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, bản chị thị đã xác định kẻ thù duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật. Từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước càng nổ ra mạnh mẽ. Nhận định chính xác tình hình, Đảng ta đã nhìn thấy rõ việc Nhật đầu hàng Đồng minh sắp sửa diễn ra nên gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa từng phần ở các địa phương để tiến tới Tổng khởi nghĩa.
- Ngày 14/8/1945, Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện, ngay lập tức Hội nghị toàn quốc của Đảng ta đã nhận định kẻ thù chính của nhân dân ta đã bị đánh bại, chính phủ bù nhìn trong nước hoang mang điêu đứng. Hội nghị cũng đã chỉ rõ chúng ta phải tiến lên đánh đổ hoàn toàn quân Nhật ở giành chính quyền ngay khi quân Đồng minh chưa vào lãnh thổ nước ta. “Thời cơ ngàn năm có một” đã tới. Hội nghị quyết định tiến hành Tổng khởi nghĩa. Và Tổng khởi nghĩa đã diễn ra, quân ta nhanh chóng và dễ dàng giành thắng lợi và quyền làm chủ ở tất cả các địa
phương chỉ trong vòng 15 ngày. Như vậy sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh chính là thời cơ trực tiếp để cho ta giành thắng lợi quyết định trong Tổng khởi nghĩa.
Câu hỏi 60:
Trình bày ba chiến thắng tiêu biểu của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của nó.
Bài giải chi tiết 1) Chiến thắng bảo vệ Mát-xkơ-va (6/1941 đến 10/1941)
Ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, xé bỏ Hiệp ước Xô – Đức không xâm lượt lẫn nhau. Tận dụng ưu thế về trang thiết bị kĩ thuật và yếu tố bất ngờ, quân Đức vẫn tiến hành “Chiến tranh chớ nhoáng” hòng đánh bại Liên Xô trong vòng từ 6 đến 8 tuần lễ.
Ba đạo quân Đức gồm 5,5 triệu người đồng loạt tấn công, đánh thiệt hại nặng quân đội Xô viết, tiến sâu vào chiếm một vùng rộng lớn của Liên Xô.
Sau 3 tháng, đạo quân phía bắc đã bao vây Lê-nin-grát (tức Xanh Pê-téc-bua), đạo quân trùng tâm tiến tới ngoại vi Thủ đô Mát-xkơ-va và đạo quân phía nam đã chiếm Ki-ép, phần lớn U-crai-na. Song Liên Xô vẫn đứng vững. Thành phố Lê-nin-grát bị bao vây suốt 900 ngày đêm, với gần 1 triệu người chết vì đói rét và bom đạn, vẫn kiên cường chiến đấu cho đến ngày giải phóng.
Cuối năm 1941, quân Đức mở 2 cuộc tấn công vào Mát-xkơ-va hòng kết thúc chiến tranh, nhưng đã bị quân và dân Liên Xô bẻ gãy. Mùa đông năm 1941, Hồng quân do tướng Giu-cốp chỉ huy đã phản công đẩy lùi quân địch cách xa Thủ đô hàng trăm kil ô mét, đánh thiệt hại nặng đạo quân trung tâm, làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức.
* Ý nghĩa :
Với chiến thắng này, Hồng quân đã bảo vệ thủ đô Mát-xkơ-va yêu quý của mình từ 100 đến 250km, tiêu diệt 11 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn cơ giới và 23 sư đoàn bộ binh (chỉ tính riêng lục quân bọn Phát xít đã mất 168.000 tên) chôn vùi huyền thoại về “Quân đội Đức vô địch” trên các cánh đồng ngoại thành Mát-xcơ-va và cũng từ đây tinh thần quân Phát xít giảm sút mạnh.
2) Chiến thắng Xta-lin-grat (từ ngày tháng 11/1942 đến tháng 6 /1944)
Sau thất bại ở Mát-xkơ-va, năm 1942, quân Đức chuyển mũi nhọn tiến công xuống phía nam, nhằm chiếm vùng lương thực và dầu mỏ quan trọng nhất của Liên Xô ở đây, đồng thời cắt đứt nguồn tiếp tế chủ yếu của Hồng quân. Để thực hiện được âm mưu đó, quân Đức phải chiếm được thành phố Xa-lin-grát (nay là Von-ga-grát).
Trong chiến đấu phòng ngự, Hồng Quân đã ngoan cường trước lực lượng to lớn của kẻ thù làm cho chúng bị kiệt sức và bị bao vây.
Ngày 19/11/1942 thực hiện kế hoạch tiêu diệt đội quân Phát xít gần Xta-lin-grát, Hồng Quân, từ mờ sáng đã mở đầu bằng 80 phút dội pháo của gần 3.500 đại bác mở đường cho các hướng tiến công, kết quả 22 sư đoàn và 160 đơn vị độc lập của Tập đoàn quân dã chiến 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 Phát xít bị bao vây.
Hồng Quân tiếp tục chiến đấu đến ngày 2/2/1943 làm cho Cụm quân Đức nằm trong vòng vây bị chia cắt thành: Cụm Bắc và Cụm Nam.
Ngày 31/1/1943, Cụm Nam do thống chế Pao-lút chỉ huy đầu hàng. Tổng cộng trong trận Xta-lin- grát, quân Phát xít bị mất hơn 800.000 tên, gần 2.000 xe tăng, hơn 10.000 đại bác, xấp xỉ 3.000 máy bay quân sự các loại.
* Ý nghĩa:
+ Trận Xta-lin-grat là một trong những trận đánh lớn, tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự có ý nghĩa xoay chuyển cuộc chiến, đập tan âm mưu của quân đội phát xít Đức hòng tiến tới sông Vôn- ga, chiếm các đầu mối giao thông nối liền trung tâm nước Nga với vùng Cáp-ca-dơ.
+ Nó tiêu diệt và bắt sống hoàn toàn đạo quân tinh nhuệ gồm 35 vạn người của Đức, giáng đòn khủng khiếp vào tinh thần chiến đấu của quân Đức, làm cho quân đội phát xít Đức không thể nào phục hồi như cũ nữa.
+ Đồng thời nó đã chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao của Hồng quân và nhân dân Liên Xô, cổ vũ quân nhân Liên Xô tiếp tục chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng . Bởi vậy, chiến thắng Xta-lin-grat đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải
chuyển từ tấn công sang phòng ngự. Đồng thời bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
3) Chiến thắng trận công phá Béc-lin (từ ngày 16/4 đến 2/5/1945)
Trận công phá Béc-lin diễn ra vô cùng áp liệt. Hồng quân Liên Xô đã đập tan 1 triệu quân phát xít. Quân đội Anh-Mỹ và quân đội Liên Xô đã gặp nhau tại To óc-nâu – bên bờ sông En-bơ (26/4/1945). Với sức mạnh áp đảo và nghệ thuật chiến tranh giải phóng Xô Viết, chiến dịch Béc-lin, Hồng Quân đã đập tan 70 sư đoàn bộ binh, 23 sư đoàn xe tăng và cơ giới, phần lớn máy bay của không quân, bắt làm tù binh gần 480.000 tên, thu và phá huỷ toàn bộ đại bác và súng cối, xe tăng và pháo tự hành của quân đội Phát xít.
Ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô đã treo lá cờ Chiến Thắng trên nóc nhà quốc hội Đức, Hi-le tự sát dưới hầm chỉ huy. Ngày 2/5, Béc-lin treo cờ trắng đầu hàng. Cùng ngày, quân Đức tại I-ta-li-a cũng đầu hàng.
* Ý nghĩa :
Ngày 9/5/1945, nước Đức kí hiệp đình đầu hành không điều kiện, đánh dấu cục diện chiến tranh về cơ bản đã chấm dứt ở châu Âu.
Tại Đức, Hội nghị Pốt-xđam (từ 17/7 đến 2/8/1945) giữa các nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh được tổ chức để giải quyết các vấn đề sau chiến tranh ở châu Âu và việc tiêu diệt hoàn toàn phát xít Nhật.
Câu hỏi 61:
Tường thuật diễn biến cuộc đổ bộ vào Noóc-măng-đi và ý nghĩa của việc mở Mặt trận thứ hai vào châu Âu.
Bài giải chi tiết
Noóc-măng-đi là một thành phố quan trọng ở phía Bắc nước Pháp, khu vực đóng quân của Đức ở châu Âu nhưng lực lượng rất yếu (chủ yếu binh lính già yếu, trang bị kém, chỉ có 9 sư đoàn bộ binh và một sư đoàn thiết giáp do Thống chế Rom-men chỉ huy).
Năm 1844, quân Đức bị thua to ở Mặt trận Xô Đức, quân Đồng minh quyết định mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu nhằm hỗ trợ cho Mặt trận phía Đông, gây sức ép để tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức. Để mở Mặt trận thứ hai, quân Đồng minh quyết định chọn Noóc-măng-đi – vùng Bắc Phi. Cuộc đổ bộ bắt đầu từ 1 giờ 30 phút sáng 6/6/1944 vào khu vực từ sông Viarơ đến sông Oó-nơ, gây bất ngờ cho quân Đức.
Quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai, đổ bộ vào Noóc-măng-đi đã nhanh chóng góp phần tiêu diệt phát xít Đức giải phóng nước Pháp ngày 25/8/1944, Bỉ, chuẩn bị tấn công Hà Lan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng châu Âu.
* Ý nghĩa của việc mở Mặt trận thứ hai: + Đỡ gánh nặng cho Mặt trận phía Đông.
+ Tạo thế gọng kìm, nhanh chóng tiêu diệt phát xít Đức.
Câu hỏi 62:
Dưới đây là bảng thống kê các sư đoàn lục quân Đức và sự bố trí các sư đoàn đó qua từng thời điểm trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:
Mốc thời gian Tổng số sư đoàn(SĐ) Số SĐ đóng ở nướcĐức và các nước bị Đức chiếm đóng
Số SĐ tại mặt
trận Liên Xô mặt trận khácSố SĐ tại các
22 – 6 – 1941 218 63 153 2
1 – 5 – 1942 237 52 182 3
1 – 7 – 1943 297 93,5 196 7,51 – 6 – 1944 421,5 120 181,5 120 1 – 6 – 1944 421,5 120 181,5 120 1 – 1 – 1945 313,5 16,5 179 118