Trong các sự kiện trên; chiến thắng của Hồng quân ở Xtalingrát đánh dấu bước ngoặt căn bản của tiến trình chiến tranh thế giới vì từ đây phe đồng minh chuyển sang tấn công, còn quân đội phát

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch Sử lớp 11 (Trang 43 - 45)

II/ Vì sao các hoạt động xâm lược của Đức, Italia và Nhật không bị ngăn chặn?

b)Trong các sự kiện trên; chiến thắng của Hồng quân ở Xtalingrát đánh dấu bước ngoặt căn bản của tiến trình chiến tranh thế giới vì từ đây phe đồng minh chuyển sang tấn công, còn quân đội phát

của tiến trình chiến tranh thế giới vì từ đây phe đồng minh chuyển sang tấn công, còn quân đội phát xít không thể nào phục hồi như cũ nữa, buộc phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự, báo hiệu sự thất bại đối với phe phát xít.

- Ở mặt trận Xô – Đức:

+ Ngày 2/2/1943 : Hồng quân đánh bại hoàn toàn phát xít Đức ở Xtalingrát + Hè 1943 : Hồng quân phản công thắng lớn ở vòng cung Cuốc Xơ. + Đến cuối 1943: Hồng quân giải phóng 2/3 lãnh thổ bị chiếm đóng. - Ở mặt trận Bắc Phi:

+ Sau chiến thắng En Alamen, liên quân Anh Mỹ tiếp tục phản công dồn được quân Italia chạy sang Libi → sang Tuynidi. Đồng thời liên quân Anh Mỹ cũng đổ bộ vào Angiêri, chiếm Angiêri, Marốc, một phần Tuynidi. Quân phát xít Italia bị dồn đến Đông Bắc Tuynidi, đầu hàng 12/5/1943.

+ Tháng 7/1943, quân Anh Mỹ đổ bộ lên Xixilia tiếp tục phản công phát xít, chính quyền phát xít tan rã; 25/7/1943 MuXôlini bị tống giam. Chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ

- Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương

Cuối năm 1943, quân Anh Mỹ bắt đầu tấn công phát xít Nhật ở Miến Điện, mở đầu cho những đợt phân công của quân đồng minh ở Châu Á Thái Bình Dương.

Câu hỏi 51:

Trình bày ngắn gọn quá trình phát xít Đức đánh chiếm châu Âu. Nêu nhận xét về "cuộc chiến tranh kỳ quặc".

Bài giải chi tiết 1. Quá trình phát xít Đức đánh chiếm châu Âu:

Thời gian Chiến sự Kết quả

Từ ngày 1/9/1939 đến

ngày 29/9/1939 - Đức tấn công Ba Lan - Ba Lan bị Đức thôn tính Từ tháng 9/1939 đến

tháng 4/1940 - "Chiến tranh kỳ quặc"

- Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng.

Từ tháng 4/1940 đến

thàng 9/1940 - Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu.

- Đan Mạch, Na - uy, Bỉ, Hà Lan, Luc- xam-bua bị Đức thôn tính. Pháp đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được.

Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941

- Đức tấn công Đông và Nam Âu

- Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính.

2. Nêu nhận xét về "cuộc chiến tranh kỳ quặc".

- Ngày 1 - 9 - 1939 phát xít Đức bất ngờ tấn công Ba Lan với một lực lượng quân sự hùng hậu, được chuẩn bị kỹ càng, quân Đức thực hiện chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, phá vỡ phòng tuyến và tiến sâu vào lãnh thổ Ba Lan với tốc độ 50 - 60km một ngày.

- Chính phủ Ba Lan không cứu vãn được tình thế, phải lưu vong sang Anh, trong lúc quân dân Ba Lan chiến đấu ngoan cường chống trả quân Đức. Ngày 28 - 9, sau gần một tháng tấn công, quân Đức chiếm được Ba Lan. Trên thực tế, Ba Lan đã đơn độc chiến đấu chống trả quân Đức, không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Với tư cách là đồng minh của Ba Lan, hai nước Anh, Pháp lúc bấy giờ có tới 110 sư đoàn dàn trận ở phía Bắc nước Pháp, dọc theo biên giới Đức. Tuy đã tuyên chiến, thế nhưng quân Anh, Pháp không tấn công Đức và cũng không có bất kỳ một hành động quân sự nào hỗ trợ cho Ba Lan. Tình trạng đó kéo dài suốt 8 tháng (từ tháng 9 - 1939 đến tháng 4 - 1940) và được dư luận gọi là “cuộc chiến tranh kỳ quặc”.

- Sở dĩ có hiện tượng này là do giới cầm quyền Anh, Pháp vẫn nuôi ảo tưởng về một sự thoả hiệp với Hítle, tiếp tục chính sách Muyních với hy vọng quân Đức sẽ chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Đồng thời hiện tượng này còn được lí giải bằng việc Bộ tổng tư lệnh liên quân, đứng đầu là tướng Pháp Gamơlanh đã quyết định áp dụng chiến lược phòng ngự, dựa vào phòng tuyến Maginô kiên cố để đánh trả quân Đức. Lợi dụng tình hình đó, sau khi chiếm được Ba Lan và tăng gấp đôi lực lượng quân sự, phát xít Đức tập trung quân ở phía Tây để tấn công NaUy. Ngày 9 - 4 - 1940, quân Đức tràn vào Đan Mạch. Đan Mạch đầu hàng, không kháng cự. Cùng ngày, quân Đức đổ bộ vào Na Uy. Na Uy được quân viễn chinh Anh, Pháp hỗ trợ, đã chiến đấu trong hai tháng mới chịu khuất phục. Không cần chờ đợi chiến dịch Na Uy kết thúc, ngày 10 - 5 - 1940 quân Đức tràn vào Bỉ, Hà Lan, Lúcxembua và Pháp.

Câu hỏi 52:

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mặt trận Xô – Đức đã diễn ra như thế nào từ tháng 6 – 1941 đến 1943?

Bài giải chi tiết 1) Đức tấn công Liên Xô:

- Ngày 22/6/1941, Đức thình lình tấn công Liên Xô, xé bỏ Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau, với 3 đạo quân gồm 5,5 triệu người tấn công trên suốt dọc tuyến biến giới phía Tây Liên Xô.

- Thời gian đầu nhờ ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến nên quân Đức chiếm ưu thế về lực lượng, đến cuối tháng 10/1941, mũi phía Bắc đã bao vây Lê-nin-grat, mũi trung tâm tiến sát Mat- xkơ-va, mũi phía nam tới Rôt-xtôp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch Sử lớp 11 (Trang 43 - 45)