Vai trò lịch sử của tổ chức Quốc tế thứ III đối với phong trào cách mạng thế giới.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch Sử lớp 11 (Trang 25)

* Trong vòng khoảng ¼ thế kỉ thồn tại, Quốc tế III trở thành nhân tối hàng đầu thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. (khái quát nhắn gọn sự phát triển của cách mạng thế giới).

- Thành lập và Bôn-sê-vích hoá các Đảng Cộng sản các nước tư bản để làm cơ sở thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước.

- Tạo điều kiện thành lập các Đảng Cộng sản và chỉ đạo sâu sát các Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

- Tập hợp lực lượng cách mạng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới để thành lập mặt trận hùng hậu bảo vệ Liên Xô, chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời, từ năm 1935, Quốc tế thứ III giữ vai trò là tổ chức tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình và an ninh trên thế giới.

- Ra sức bảo vệ và phát triển học thuyết Mác. Bên cạnh đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế Cộng sản, những người lãnh đạo đã ra sức phát triển học thuyết cách mạng cho phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử hiện đại : học thuyết về giải phóng dân tộc, về sự liên minh công – nông, về đoàn kết quốc tế...

 Như vậy, thành công của phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế kỉ XX có đóng góp to lớn của Quốc tế III mà Lênin là người có công thành lập và phát triển.

Câu hỏi 29 :

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 :

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch Sử lớp 11 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w