Từ 1975 đến nay.

Một phần của tài liệu nghệ thuật điêu khắc với chất liệu gốm việt nam hiện nay (Trang 33 - 38)

Năm 1975, sau khi đất nớc hoàn toàn giải phóng. Chức năng của nghệ thuật không còn qúa nhấn mạnh đến việc phục vụ chính trị một cách đơn giản, cứng nhắc nh trớc kia. Các nhà điêu khắc- nhất là lớp trẻ- hiểu rằng hình khối không chỉ tái hiện hình ảnh thực mà còn thể hiện những diễn biến sâu kín của tâm hồn hoặc biểu đạt những ấn tợng thị giác. Không có những giới hạn về đề tài trong khi giới hạn về thẩm mỹ lại mở rộng. Nôi dung không còn là “cứu cánh”của tác phẩm mà nhiều khi mối quan hệ tổng hòa của bố cục, đờng nét, hình khối, nhịp điệu và cả chất liệu tạo hình mới tạo ra một hiệu quả thẩm mỹ và đủ để xác định giá trị của một tác phẩm.

Cuối năm 1993, triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ III đợc tổ chức với số lợng trên 500 tác phẩm của 200 tác giả từ khắp các tỉnh thành gửi đến. Đây thực sự là một cuộc biểu dơng lực lợng hùng hậu của ngành điêu khắc Việt Nam. Mặc dù vắng bóng tác phẩm của một số “ cây đại thụ” trong ngành, nhng bù lại là hàng trăm tên tuổi mới xuất hiện với những cách nhìn, cách t duy, cách biểu

hiện cuộc sống thật muôn hình, muôn vẻ. Có thể nói, ở triển lãm này, một thế hệ điêu khắc thứ t đã đợc hình thành rõ rệt nh: Xuân Thành, Lê Liên, Tạ Duy Đoán, Văn Thuyết, Vơng Duy Biên, Nguyễn Phú Cờng, Hà Trí Dũng, Phạm Văn Định, Tú Miên, Trần Văn Mỹ, Phạm Sinh, Vũ An, Đinh Xuân Việt, Hoàng Truyền, Vũ Tiến. Thành công ở triển lãm điêu khắc lần này đợc ghi nhận ở ý thức đi tìm cái mới trong ngôn ngữ biểu hiện đã đợc nhiều tác giả đặt lên hàng đầu để thỏa mãn mỹ cảm hiện đại. Vẻ đẹp do chất liệu tạo nên cũng đợc chú trọng.

Vũ Ngọc Thanh, một tác giả trẻ trớc đó hầu nh cha có tên trong làng điêu khắc thì nay đợc d luận bàn đến nhiều với những ý kiến trái ngợc nhau khi tác phẩm Cô gái chải tóc (bằng chất liệu đất nung) của ông đợc giải nhất. Ông đặc biệt chú trọng đến bố cục với sự tơng phản của những đờng lợn tròn với những nhát cắt thẳng, giữa khối âm và dơng, đặc và thủng phối hợp cùng vài nét vạch phóng túng. Bức tợng đồng của Nguyễn Hải Nguyễn mang cái tên Bồng hơi khó hiểu với ngời xem, là một hình tợng với kết cấu lạ, ngẫu hứng trong ý đồ tạo hình và nghiêm ngặt trong thể hiện hình khối- Một cách phát biểu cờng điệu mà quyết đoán.. Bức tợng Cầu ma của Đinh Rú trình ra một hình ảnh xúc động: bà già với vẻ mặt khắc khổ, tuyệt vọng, dáng đứng khòng khòng, hai bàn tay ngửa dơ ra phía trớc nh hứng, nh xin một điều gì. Chỉ vài nhát khắc họa đơn giản nhng đủ và sinh động, biểu cảm. Hề chèo của Hồng Ngọc nổi bật lên bởi một hình khối đanh chắc của thớ gỗ lại toát lên vẻ ngật ngỡng , mềm mại thờng thấy trong động tác diễn xuất của các nhân vật hề trong chèo.

Công kênh của Nguyễn Luận đợc thực hiện bằng những khối bẹt, nhấn mạnh bằng hình viền bao quanh giữa các mảng, trên đó điểm thêm hai hình thủng tròn và vài mảng màu ớc lệ, tất cả vừa đủ tinh giản để ngời xem vãn “đọc” ra đợc hình hai em bé đang công kênh. Đinh Công Đạt đúc Con cua khá lớn bằng gốm một chất liệu thô rám, xù xì, và gắn trên một tấm nền sơn mài- mềm dịu, nhẵn bóng, để tạo ra sự tơng phản về chất. Với Âam dơng, Khát vọng và một số bức gò đồng, Phan Gia Hơng nổi lên nh một ngời đục gỗ và gò đồng không mệt mỏi. Nếu nh trong các bức tợng gỗ, bà a dùng những hình khối tròn trặn đợc đánh nhẵn bóng để lộ ra những đờng vân âm thầm, mờ ảo cho một vẻ đẹp “ ngon lành” thì ở những tấm gò đồng các chi tiết lại đợc bà thể hiện kỹ càng, khúc chiết. Tìm nguồn cảm hứng từ Dịch học- Vũ Lợi dựng Cột vũ trụ sừng sững với những vòng xoắn đều đặn từ dới chân lên trên, phía dới là những phiến đá tròn, bẹt mà trên bề mặt có những nét khắc chìm gợi những đờng gân của lá sen và lấp lánh hơn 100 “hạt sơng đêm” bằng đá thạch anh trong suốt gắn trên bề mặt.

Cách làm đó gợi nhớ lại những năm bom đạn, Trần Hoàng Cơ chọn chất liệu kim loại để tạo hiệu quả liên tởng khi anh dựng hình một quả bom đang cắm vào mặt đất trong tác phẩm Không gian hồi tởng. Còn Nguyễn Hoàng Huy lại dùng chính cái chất liệu hủy diệt, các mảnh bom đạn để tạo hình cái không thể bị tiêu diệt, hình bà mẹ với vẻ mặt đau khổ nhng bất khuất đứng lên từ đống sắt thép. Lê Liên hóm hỉnh và không chút ngần ngại khi tạo hình đôi Vợ chồng nh “trồng cây chuối lên nhau” bằng những nhát đục sơ phác mà lại súc tích khá gần gũi với điêu khắc dân gian.

Những bức tợng gốm Kiều, Mẫu tử của Phú Cờng và Phạm Sinh đã tạo cho tợng gốm một tầm vóc cùng một triển vọng mới- nhất là khi Phú Cờng đã táo bạo thể hiện làm tợng đài với kích thớc lớn ở Biên Hòa bằng gốm màu. Đồng hòa của Phạm Công Hoa, Lặng lẽ của Hà Trí Dũng, Tình yêu của Xuân Thủy,

Thiếu nữ của Vũ Quang Sáng, Chân dung của Nguyễn Nguyên Hà, Đàn của Vũ Trọng Cẩn, cùng nhiều tác phẩm khác đều biểu lộ những nỗ lực của mỗi tác giả trên con đờng tìm tòi những thể thức tạo hình mới.

Trong triển lãm kỳ này, những tác phẩm phản ánh các đề tài “mũi nhọn” không nhiều mà đợc tản loãng ra để đề cập nhiều khía cạnh muôn màu khác của xã hội.

Tuy nhiên đáng chú ý trong giai đoạn này là từ trớc đến nay cha có một triển lãm riêng nào của một nhà điêu khắc đợc tổ chức thì nay, một số tác giả nh Trần Tía, Cẩn Th Công, Vân Thuyết đã có đủ tác phẩm để triển lãm cá nhân giới thiệu tợng bằng các chất liệu gần nh đã là sở trờng của mỗi ngời: Trần Tía a chọn hình thức phù điêu trên thớ gỗ mộc mạc; Cẩn Th Công ve vuốt những thân hình căng nở bằng đất sa mốt; Văn Thuyết tạc trên đá và đồng những hình ảnh mang tính triết lý.

Vẻ đẹp biểu chất của tác phẩm là một phần quan trọng trong lĩnh vực điêu khắc. Chính vì vậy mà trớc đây, khi cha có đủ điều kiện, các nhà điêu khắc Việt Nam đã bôi màu lên tợng thạch cao để làm giả chất liệu của gỗ, đá, kim, loại với mục đích nâng cao tính biểu cảm cho tác phẩm. Nhng từ những năm 90, do đời sống có phần khởi sắc, các tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu thật, bền vững đã xuất hiện ngày một nhiều tuy kích thớc chỉ mới ở cỡ vừa và nhỏ. Một loại tợng ‘mini’ xuất hiện và lần đầu tiên, một triển lãm tợng nhỏ đợc tổ chức tại Hà Nội năm 1992.

Cuối thập kỷ 70, đầu 80, những cuộc gặp gỡ trao đổi nghệ thuật nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa những ngời anh em trong hệ thống XHCN đợc tổ chức tại

Liên xô (cũ), lần lợt các nhà điêu khắc nh: Lê Công Thành, Hứa Tử Hoài, Tạ Quang Bạo,Ninh Thị Đền, Trần Tuy, Đào Phơng, Cẩn Th Công, Nguyễn Văn Quế, Trịnh Dân, Lê Thợc, Trần Hoàng Cơ… đã dợc Hội Mỹ thuật Việt Nam cử đi (hoặc đợc mời) dự các trại sáng tác quốc tế và các sáng tác của họ đợc các nớc bạn đánh giá cao.

Ngay trong thời kỳ cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nớc còn cha kết thúc, chúng ta đã có những tợng đài kỷ niệm ở một số địa phơng. Cho đến nay, đất nơc sau một thời gian hàn gắn vết thơng chiến tranh, ổn định và phát triển. Đảng, Nhà nớc và nhân dân các địa phơng đã xây dựng thêm nhiều tợng đài để ghi nhận các sự kiện đặc biệt, các thành tích và ghi nhớ công lao của của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của bao đơn vị, cá nhân anh hùng liệt sĩ trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc vĩ đại. Nghệ thuật tợng đài bắt đầu đợc chú trọng hơn. Các tác phẩm điêu khắc thuộc thể loại này có cơ hội đợc tiếp cận và góp phần giáo dục t tởng, tình cảm cũng nh thẩm mỹ cho quần chúng, nhiều tác phẩm có chất lợng nghệ thuật cao đã làm đẹp thêm không gian kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên của đất nớc.

Có lẽ do tâm lý dân tộc, ngời Việt Nam từ xa không đặt tợng các nhân vật đợc kính trọng ra ngoài trời hứng chịu nắng ma sơng gío mà thờng đặt thờ trong các ngôi đền, chùa, điện uy nghi và trang trọng, nên có thể vì thế mà chúng ta cha có truyền thống và kinh nghiệm xây dựng tợng môi trờng. Các sinh viên điêu khắc cũng cha đợc học kỹ và ứng dụng, thể nghiệm nhiều về thể loại điêu khắc này nên mặc dù các tác giả đã cố gắng hết sức mình nhng ngoài một số ít tợng thành công, nhiều bức tợng khác vẫn còn nhiều khiếm khuyết nh: xây dựng hình tợng na ná giông nhau; hớng đặt tợng không phù hợp với góc độ ánh sáng mặt trời; cha coi trọng thiết kế mặt bằng; không có kế hoạch bảo vệ khu vực tợng; vị trí đặt tợng cha hợp lý với góc nhìn và tầm nhìn; cũng nh cha thuận tiện cho việc đi lại thăm viếng, chiêm ngỡng của nhân dân nên tác động ảnh hởng của tợng đến xã hội còn hạn chế. Kinh phí đầu t cho việc xay dựng tợng cha thỏa đáng nên chất lợng của toàn công trình khu tợng đài thờng cha đảm bảo tính trang trọng sang quý. Nghệ thuật tợng đài chính là điểm khởi đầu của nghệ thuật môi trờng. Trong tơng lai, diện mạo đô thị thay đổi, nhiều trung tâm kinh tế,văn hóa, du lịch sẽ đợc xây dựng với những đòi hỏi ngang tầm văn minh thời đại chắc chắn nghệ thuật tợng đài sẽ có vai trò rất quan trọng và to lớn trong bộ mặt kiến trúc đô thị.

Về nghệ thuật gốm, kể từ sau 1954, nghề gốm cổ truyền dần đợc khôi phục, các làng nghề, phố nghề tổ chức lại các cơ sở sản xuất phát triển theo đời

sống hiện đại. Gốm đợc chú trọng sản xuất để phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất gốm, cũng nh các lò gốm truyền thống đợc duy trì và phát triển. Trờng Mỹ thuật công nghiệp trong nhiều năm đã góp phần đào tạo những họa sĩ gốm cho các cơ sở gốm trong nớc.

Lọ và bình gốm Biên Hoà Bộ ấm chén men trắng vẽ Lam của Nguyễn Văn Y

Nghệ thuật gốm là một lĩnh vực đã và đang đợc các họa sỹ gốm hiện đại tìm tòi, phát huy vốn nghệ thuật truyền thống để sáng tạo, cũng nh nghiên cứu kỹ thuật, học thuật, nhằm nâng cao chất lợng hơn nữa thúc đẩy phát triển nghệ thuật gốm Việt Nam, đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao.

Các trào lu nghệ thuật nảy nở theo sự đi lên của đất nớc và thời đại. Kéo theo nó là sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc tạo hình và điêu khắc Mỹ thuật công nghiệp. Đồng thời, điêu khắc trên gốm cũng phát triển theo những xu hớng đó. Hàng loạt các tác phẩm, các sản phẩm điêu khắc gốm trang trí và gốm ứng dụng với nhiều tác phẩm, sản phẩm kích thớc lớn cũng hội đủ điều kiện ra đời, mang theo vào nghệ thuật gốm những kỹ thuật thể hiện mới, những ngôn ngữ tạo hình mới mà qua thị trờng, qua các hội chợ, các triển lãm mỹ thuật cũng nh những triển lãm chuyên đề về điêu khắc, về gốm chúng ta có thể thấy rõ. Vẻ đẹp biểu chất của tác phẩm là một phần quan trọng trong lĩnh vực điêu khắc. Do đó vẻ đẹp do chất liệu tạo nên cũng đợc chú trọng, từ những năm 90, do đời sống có phần khởi sắc, các tác phẩm điêu khắc bằng chất liệu gốm cũng đã đợc nhiều nhà điêu khắc chú tâm sáng tác ví dụ nh: Vũ Ngọc Thanh, một tác giả trẻ trớc đó hầu nh cha có tên trong làng điêu khắc thì nay đợc d luận bàn đến nhiều với những ý kiến trái ngợc nhau khi tác phẩm Cô gái chải tóc bằng chất liệu đất nung của ông đợc giải nhất trong triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ III tổ chức vào cuối năm 1993. Nhà điêu khắc Đinh Công Đạt đúc Con cua khá lớn bằng gốm-

một chất liệu thô rám, xù xì, và gắn trên một tấm nền sơn mài mềm dịu, nhẵn bóng, để tạo ra sự tơng phản về chất. Đặc biẹt những bức tợng gốm Kiều, Mẫu tử

của Phú Cờng và Phạm Sinh đã tạo cho tợng gốm một tầm vóc cùng một triển vọng mới- nhất là khi Phú Cờng đã táo bạo thể hiện làm tợng đài với kích thớc lớn ở Biên Hòa bằng gốm màu.

Trên đây là những nét khái lợc trình bày về điêu khắc qua từng thời kỳ. Bên cạnh mảng điêu khắc tập trung ở chốn cung đình và có tính hàn lâm, chúng ta còn có một kho tàng khổng lồ các tác phẩm điêu khắc dân gian có mặt ở khắp đó đây trên đất nớc. Đó là sản phẩm điều khắc của những ngời thợ trong kiến trúc nhà cửa, vật dụng, đồ thờ, công cụ.

Có thể nói điêu khắc với chất liệu gốm hiện nay trên nền tảng nghệ thuật gốm truyền thống đã và đang mang theo hơi thở mới đi sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, đáp ứng đợc nhu cầu thởng thức và tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân.

Tợng mèo sành của

Lê Ngọc Hân xanh của Lê Ngọc HânLửa đèn men thủy tinh Nguyễn Trọng ĐoanĐèn vờn của

1.2.Những nghiên cứu mới nhằm kết hợp nghệ thuật điêu khắc với chất liệu gốm ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghệ thuật điêu khắc với chất liệu gốm việt nam hiện nay (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w