- Chỉ thị, công văn chỉ đạo, hướng dẫn 11.057 11.234
Qua so sánh cho thấy quyết định của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo khác về quản lý, điều hành các hoạt động trên địa bàn quận, phường vào năm thí điểm có tăng hơn so với năm trước thí điểm. Ví dụ: Quyết định của Ủy ban nhân dân quận năm thí điểm tăng hơn so với năm trước thí điểm là 9,2%; Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận tăng 4,5%; Chỉ thị, công văn chỉ đạo hướng dẫn của phường thuộc tỉnh tăng 1,6%; Các văn bản khác của phường thuộc quận tăng 2,6%, phường thuộc tỉnh tăng 2,2%.
- Hoạt động quản lý, điều hành, thu chi ngân sách
Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 có quy định chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tránh tình trạng độc đoán, chuyên quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được xác định rõ.
Đối với các quận, phường thực hiện thí điểm đã ban hành quy chế làm việc tạm thời, xây dựng và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn giúp việc phù hợp với nhiệm vụ được bổ sung trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân.
Nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số vẫn được duy trì và đảm bảo. Cụ thể là trong các lĩnh vực về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, về tài chính, ngân sách, đầu tư, xây dựng đều được Ủy ban nhân dân thảo luận và quyết định tập thể. Khi không có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, do vậy khi quyết định các vấn đề mang tính chiến lược, quy hoạch, tài chính… đều rất thận trọng, phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với các thành viên Ủy ban nhân dân và tăng cường lấy ý kiến góp ý của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Khi thực hiện thí điểm, quận, phường vẫn là một cấp ngân sách do vậy đã phát huy quyền tự chủ của địa phương về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi. Việc giao dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách quận, phường được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, Ủy ban nhân dân quận, phường đã thực hiện phê duyệt ngân sách quận, phường năm 2008, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2009 và quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2010 đảm bảo đúng quy định. Bước đầu cho thấy, với quy định mới đã tạo chủ động cho quận, phường trong việc xây dựng kế hoạch và quản lý điều hành ngân sách, kịp thời điều chỉnh dự toán ngân sách trong các trường hợp cần thiết, góp phần tích cực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Trong thời gian thực hiện thí điểm cho thấy, các quận, phường đã chủ động trong việc thu ngân sách trên địa bàn, ở địa phương và hầu hết tỷ lệ thu vượt chỉ tiêu đề ra.
Các quy định về pháp luật của ngân sách đã quy định cụ thể, chi tiết chế độ báo cáo với Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên nên đã bảo đảm sự kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận, phường trong điều hành, thực hiện ngân sách.
Bảng 2.3: Tổng hợp thu - chi ngân sách năm 2009 trên địa bàn quận, phường của 10 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm
Tổng cộng quận, phường của 10 tỉnh thực hiện thí điểm
Kết quả thu - chi ngân sách năm 2009 Chỉ tiêu Kết quả
đạt được Tỷ lệ%
Quận
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 15.055.080 18.138.901 148% - Thu ngân sách địa phương 6.193.974 9.674.660 137% - Thu ngân sách địa phương 6.193.974 9.674.660 137% - Chi ngân sách địa phương 6.051.096 7.810.367 135%
Phường
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.770.605 1.956.693 120% - Thu ngân sách địa phương 1.298.708 1712936 156% - Thu ngân sách địa phương 1.298.708 1712936 156% - Chi ngân sách địa phương 1.330.902 1.508.780 129%
- Về công tác giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường
+ Giám sát của thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp trên đối với Ủy ban nhân dân quận, phường:
Công tác giám sát đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn quận, phường nơi thực hiện thí điểm thực hiện dưới nhiều hình thức đó là giám sát của đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố, giám sát của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân một số thành phố đã yêu cầu Ủy ban nhân dân quận hàng tháng có báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội ở địa phương gửi về thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trong báo cáo công tác 6 tháng, hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, các địa phương thí điểm cũng đã bổ sung nội dung đánh giá hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn huyện, quận.
Hoạt động giám sát của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường đã có nhiều chuyển biến, tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngoài việc xem xét tình hình thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hoạt động giám sát còn chú trọng đến việc đảm bảo đời sống, sinh hoạt của nhân dân, nhất là những vấn đề bức xúc hiện nay trong quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án… Theo số liệu Báo cáo của Bộ Nội vụ cho thấy trong năm thí điểm, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường những nơi thí điểm có sự tăng lên so với năm trước thí điểm là 15,4%, số lượng kiến nghị sau giám sát ở quận tăng 58%.
Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp đã tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường thông qua các phiên họp giao ban hàng tháng, xem xét báo cáo 6 tháng, hàng năm, phê duyệt các chương trình đề án phát triển kinh tế, xã hội của quận, phường đã đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan hành chính từ cấp tỉnh xuống cơ sở ở những nơi thí điểm hoạt động thông suốt, hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra từ đầu năm.
Bảng 2.4: Thống kê các cuộc giám sát của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân quận
Tại Quận Năm trước thí điểm (từ 1/7/2008- 30/6/2009) Năm thí điểm (từ 1/7/2009 30/6/2010) - Số cuộc giám sát 91 105
- Số kiến nghị sau giám sát 364 575