Mục tiêu, quan điểm cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp quận, phường

Một phần của tài liệu Cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân cấp quận, phường trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 62)

- Luận văn cung cấp 06 bảng số liệu dẫn chứng về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường trong thời gian thực hiện thí điểm

3.1.Mục tiêu, quan điểm cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp quận, phường

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, PHƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN

KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

3.1. Mục tiêu, quan điểm cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp quận, phường ban nhân dân cấp quận, phường

3.1.1. Mục tiêu

Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và Ủy ban nhân dân quận, phường nói riêng là việc tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, đảm bảo cho chính quyền địa phương vững mạnh, thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương, đồng thời đảm bảo tính thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2. Quan điểm

+ Quan điểm của Đảng về tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, trong đó có cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường

Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương trong đó có Ủy ban nhân dân quận, phường là chủ trương mà Đảng đã nhiều lần đề cập đến. Từ những năm 1990, khi nghiên cứu về đổi mới hệ thống chính trị và ban hành Hiến pháp 1992 đã đặt ra vấn đề này, song thực tiễn tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong đó có Ủy ban nhân dân quận, phường tiến hành chậm, chưa đồng bộ và chưa đổi mới có tính đột phá. Đến Đại hội VII (tháng 6/1991) Đảng ta tiếp tục đặt ra vấn đề này, đề ra nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp và cải tiến tổ chức hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương.

Đến Hội nghị Trung ương 8 Khóa VII năm 1995 đề ra Nghị quyết tiếp tục hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống của nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Nghị quyết Hội nghị cũng chỉ rõ việc phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền, tập trung vào Trung ương quyền quyết định các vấn đề ở tầm vĩ mô, phân cấp quản lý để phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 6/1997) nêu rõ việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước:

Là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với xã hội ta, trên cơ sở xác định rõ chức năng và đổi mới sự phân cấp, tiếp tục điều chỉnh hợp lý tổ chức của các Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và bộ máy chính quyền địa phương, kiện toàn và củng cố Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ và thẩm quyền đã được phân cấp, đồng thời đề cao trách nhiệm tham gia cùng chính quyền cấp trên thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tổ chức theo ngành dọc trên địa bàn lãnh thổ [11, tr. 53-55].

Tại Báo cáo của Bộ Chính trị kiểm điểm nửa kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 1/2004) chỉ rõ: Hội đồng nhân dân các cấp ở nhiều nơi hoạt động còn hình thức… chưa có định hướng đổi mới một cách căn bản nhất là cấp huyện và mô hình tổ chức chính quyền đô thị, báo cáo cũng nêu rõ nhiệm vụ: "Đổi mới tổ chức để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, kiện toàn Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ba cấp" [12, tr. 98-99].

Báo cáo Chính trị Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội X (4/2006) khẳng định cần: "Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân" [14, tr. 127].

Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo, điều chỉnh cơ cấu chính quyền địa phương cho phù hợp với những thay đổi chức năng nhiệm vụ. Phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị để tổ chức bộ máy phù hợp [14, tr. 154].

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước, trong đó có đề ra yêu cầu: xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính. Về chính quyền địa phương, Nghị quyết nêu rõ tính thống nhất và thông suốt của hệ thống hành chính nhà nước được đảm bảo trên cơ sở xác định rõ vị trí, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ những khác biệt của chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Trên cơ sở các quan điểm, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng chính quyền địa phương ở nước ta theo tinh thần xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế, quốc tế, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X cho phép thực hiện "thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường". Nghị quyết nêu rõ, đối với chính quyền đô thị:

Tổ chức chính quyền đô thị phải đảm bảo tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng (như điện, đường, cấp thoát nước, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường) và đời

sống dân cư. Xác định cấp đô thị có Hội đồng nhân dân là: Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng nhân dân thành phố thuộc tỉnh, Hội đồng nhân dân thị xã, không tổ chức Hội đồng nhân dân ở quận, ở phường. Tại quận, phường có Ủy ban nhân dân là đại diện của cơ quan hành chính cấp trên đặt tại địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên [15, tr. 171-172].

Khi không tổ chức Hội đồng nhân dân ở quận, phường cần tổ chức lại Ủy ban nhân dân theo hướng là cơ quan hành chính:

Để quản lý, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan cấp trên. Ủy ban nhân dân quận, phường bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch cà các ủy viên do Ủy ban nhân dân cấp trên bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở xem xét nhân sự do cấp ủy quận, phường giới thiệu và được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý [15, tr. 172].

+ Chỉ đạo của Chính phủ về tổ chức hợp lý chính quyền địa phương trong đó có cải cách về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện việc tổ chức hợp lý chính quyền địa phương với các văn bản như sau:

Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đề ra nhiệm vụ: "xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương, phân biệt chức năng, nhiệm vụ của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn, tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân từng cấp căn cứ vào quy định của Hiến pháp [7, tr. 5].

Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 7/11/2007 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ

5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đề án: "thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường", trên cơ sở Đề án của Chính phủ, Quốc hội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 11/11/2008 về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

Tóm lại, quan điểm của Đảng và Nhà nước về tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, trong đó có cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, phường là:

1. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương mà cụ thể là xây dựng bộ máy chính quyền địa phương với ý nghĩa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của người dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm với cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, xác định hợp lý cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và thành phần Ủy ban nhân dân các cấp.

3. Phân biệt rõ những khác biệt về chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị cho phù hợp. Xác định rõ vị trí, chức năng của chính quyền địa phương trong hệ thống bộ máy nhà nước.

4. Không nhất thiết tất cả các cấp hành chính, đơn vị hành chính đều có Hội đồng nhân dân. Thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường là tổ chức hợp lý chính quyền địa phương.

5. Đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc và sự chỉ đạo tập trung chặt chẽ của lãnh đạo các cấp, ngành, đảm bảo tính liên tục, chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý điều hành của chính quyền địa phương các cấp. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức và sự ủng hộ của người dân trong quá trình cải cách.

Một phần của tài liệu Cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân dân cấp quận, phường trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân (Trang 62)