MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHÂU CÁC SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty lâm sản giáp b (Trang 58 - 70)

hoạch như sau :

- Chỉ tiêu doanh thu :

Dự kiến năm 2012 có tổng doanh thu là 282,5 tỷ VNĐ tăng 28,5 % so với thực hiện năm 2011 ( 219,7 tỷ VNĐ )

+ Chỉ tiêu sản xuất năm 2012 là 156 tỷ VNĐ so với năm 2011 thực hiện là 109,5 tỷ VNĐ tăng 42,5%

+ Giá trị xuất khẩu là 20 tỷ đồng tăng 12,53 tỷ VNĐ so với năm 2011 là ( 7,67 tỷ đồng )

+ Kinh doanh dịch vụ trong nước là 106,3 tỷ đồng so với năm 2011 là ( 109,5 tỷ đồng )

- Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu: 1.3 triệu USD Xuất khẩu: 920 nghìn USD.

Nhập khẩu : 380 nghìn USD

- Lao động và thu nhập của người lao động. + Lao động bình quân là 400 người

+ Thu nhập bình quân là 4.800.000 đồng/ người/ tháng - Lợi nhuận trước thuế: 4,3 tỷ đồng

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHÂU CÁC SẢN PHẨM GỖ CỦACÔNG TY CÔNG TY

3.2.1. Đối với công tác đổi mới công nghệ nhằm nâng cao khâu chế biến Kinh tế, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu, đời sống của của con người ngày càng cao hơn cả về vật chất và tinh thần. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ra thị trường cạnh tranh với nhau không chỉ bằng giá bán ra mà yêu cầu của người tiêu dung về chất lượng sản phẩm ngày càng được coi trọng và quyết định thành công của doanh nghiệp. Kiểm soát cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm ngoài tay nghề của công nhân thì công nghệ cũng đóng yếu tố quan trọng hàng đầu, mặt khác khâu kiểm soát chất lượng cũng đặt ra nhiều vấn đề mà doanh nghiệp phải quan tâm.

Công ty Lâm sản Giáp Bát với hơn 45 năm hoạt động, công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất của công ty có từ thời bao cấp nên rất lạc hậu, không phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm hiện nay. Công ty có những đổi mới về phương pháp sản xuất cũng như quản lý, nhưng do hệ thống máy móc của công ty không đồng bộ dẫn đến sản phẩm của công ty còn yếu kém về tính cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, công ty cần từng bước đổi mới, nhập khẩu các máy móc, công nghệ mới để tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất lao động, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, do nguồn vốn của công ty còn eo hẹp. Công ty mua những công nghệ mới từ các nước phát triển đòi hỏi công ty phải đầu tư các khoản chi phí rất lớn và trình độ tay nghề của công nhân chưa được đào tạo về tay nghề và sử dụng thì công ty khó có thể sử dụng những công nghệ mới. Vì vậy, giải pháp cho công ty có thể tìm kiếm, đàm phán với các doanh nghiệp thuộc các nước có nền công nghệ phát triển như: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada…có nhu cầu chuyển nhượng công nghệ, hỗ trợ đào tạo sử dụng, các kênh hỗ trợ công nghệ theo đường hỗ trợ phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển dành cho Việt Nam.

Định hướng đổi mới công nghệ chế biến hàng gỗ xuất khẩu của công ty là vấn đề cần làm ngay có thể thực hiện các bước đầu tư như sau:

- Với lĩnh vực chế biến, gia công:

Nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực như công nghệ thực hiện cho các khâu sấy, tẩm, bảo quản, chống mối mốc….

- Với sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ:

Đối với những sản phẩm này, công ty không cần tập trung quá nhiều vào công nghệ mà cần tập trung vào khâu đào tạo thợ lành nghề, thiết kế mẫu mã, kiểm soát chất lượng. Chiến lược của công ty về mặt hàng này thúc đẩy hiệu quả xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này hơn nữa, tạo giá trị gia tăng cao, nhu cầu thị trường về sản phẩm này lớn. Mặt khác, công ty có thể lựa chọn cách phát triển sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ bằng cách kết hợp sản xuất, đặt hàng với các làng nghề thủ công mỹ nghệ.

- Với các sản phẩm như bàn ghế, ván trang trí, gỗ Pơmu… là những sản phẩm cần có sự đầu tư về công nghệ để hoàn thiện, cải tiến chất lượng, như công nghệ đẽo, đục, tạo độ boong…công ty cần đầu tư, tăng cường đổi mới, cập nhật các kỹ thuật, yêu cầu mới của sản phẩm trên thị trường, cũng như từ đối thủ cạnh tranh, vì đây là mặt hàng có nhiều thay đổi và thay đổi nhanh về mẫu mã trên thị trường.

3.2.2. Chủ động tạo nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ hoạt động chế biến xuất khẩu

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đều gặp phải vấn đề về nguồn nguyên liệu gỗ. Nguồn nguyên liệu gỗ liên tục mới đảm bảo việc sản xuất mới được liên tục, thực hiện các hợp đồng đúng hẹn. Nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam lại thất thường và thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất trong nước, trong khi đó quy định về thuế nhập khẩu nguyên liệu gỗ còn nhiều thay đổi, bất cập. Tuy rừng tự nhiên Việt Nam có xu hướng tăng về diện tích nhưng chất lượng rừng tăng rất chậm, khả năng khai thác kém, năng suất rừng thấp, thậm chí có vùng bị suy giảm cạn kiệt, cháy rừng, khai thác bừa bãi làm giảm hẳn khả năng khai thác gỗ nguyên lieu, các khu quy hoạch trồng gỗ nguyên liệu luôn biến động. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có quy định giảm lượng gỗ khai thác hàng năm. Về gỗ rừng trồng, hiện nay cả nước có hơn hai triệu ha, trồng phân tán ở khắp các địa phương trong cả nước, vận chuyển làm tăng chi phí sản xuất.

Tình trạng một số nhà máy chế biến gỗ, mặc dù có quy hoạch vùng nguyên liệu gần nhà máy chế biến nhưng khi bắt tay vào trồng rừng lại quy mô không lớn, không tập trung diện tích đât trồng dẫn đến tình trạng trồng rừng phân tán nhiều nơi, phải trồng cả trên các sườn dốc cao, đất xấu, rất xa nhà máy làm giảm lợi ích quy hoạch nhà máy gần nguyên liệu, từ năng suất khai thác thấp gây khó khăn thì thêm phẩn vận chuyển làm tăng chi phí sản xuất, giá gỗ nguyên liệu tăng, làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm đẩu ra, ảnh hưởng tới khả năng nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chất lượng sản phẩm không đều, không đảm bảo... Để đảm bảo tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trước hiện nay, nhu cầu tăng lên trong những năm tiếp theo thì công ty có thể tiến hành thu gom nguyên liệu theo các nguồn sau đây:

- Thu mua thông qua các đại lý và thu gom trực tiếp của người trồng rừng. Ưu điểm của nguồn hàng thông qua đại lý, thu gom mua trực tiếp là tính cơ động, giá thành nguyên liệu tương đối rẻ. Tuy nhiên, với nguồn nguyên liệu qua kênh này chỉ có thể đáp ứng được các đơn hàng nhỏ, trung bình. Hơn nữa nguồn hàng này có tính thất thường, chất lượng hàng hoá không được đảm bảo theo yêu cầu, đáp ứng nhanh.

- Tạo nguồn hàng bằng cách liên kết với người trồng rừng:

Đây là cách tạo nguồn nguyên liệu xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất hàng gỗ hiện nay. Xu hướng này phát triển do các doanh nghiệp muốn có được các nguồn hàng ổn định, chất lượng đảm bảo, được kiểm soát từ lúc trồng ban đầu, nhưng để có diện tích đất rừng là vấn đề khó giải quyết đối với doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp thường phải cung cấp cây giống, quy trình công nghệ cho người dân người trồng rừng vì họ có đất có nhân công nhưng họ lại không có vốn, công nghệ cũng như khả hiểu biết về quy trình chăm sóc cụ thể. Trong liên kết này doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí lớn hơn nhưng lại

có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, ổn định…Hình thức này vừa mang lại lợi ích cho người dân trồng rừng vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nên đang được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện như cho doanh nghiệp vay lãi suất ưu đãi, hỗ trợ kiến thức trồng rừng…

- Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong nước.

Để khắc phục việc chi phí cao khi nhập khẩu gỗ nguyên liệu là công ty có thể kết hợp với các doanh nghiệp khác trong nước để có thể mua hàng tận gốc ở nước ngoài với khối lượng lớn và sử dụng hình thức lập kho ngoại quan gỗ ở nước ngoài. Kho ngoại quan gỗ đầu tiên của Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã được lập với vốn đầu tư 6 triệu USD, kho ngoại quan này bao gồm cả nơi tập

trung hàng hóa chứa được khoảng 350.000 m3 gỗ, nơi sơ chế, chế biến hàng xuất

khẩu.

Sử dụng các kho ngoại quan, doanh nghiệp có thể sơ chế gỗ nguyên liệu trước khi vận chuyển về nước để sản xuất, có thể chọn lọc gỗ theo yêu cầu, tập trung đủ lượng gỗ cần thiết rồi chuyển về nước có thể giảm chi phí vận chuyển, thủ tục. Lợi ích lớn nhất ở hình thức này là không phải qua trung gian, nên doanh nghiệp có thể mua nguyên liệu "tận gốc" với giá hợp lý, rẻ hơn, và có thể chọn thời điểm thích hợp để nhập khẩu về nước.

- Mặt khác, việc phát triển công nghệ chế biến công nghệ sản xuất sản phẩm gỗ để giảm tỷ lệ gỗ trong 1 sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng được bàn tới như là một trong những giải pháp lâu dài. Hiện nay, tỷ lệ gỗ trong các sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn ( gần 100%), nguyên liệu gỗ vẫn chiếm đến 60-70% giá thành một sản phẩm, điều này làm tăng rất lớn giá thành, hao phí nguồn lực.

- Ngoài ra, công ty cần có biện pháp sử dụng tiết kiệm nguyên liệu gỗ trong sản xuất, giảm tỷ lệ phế phẩm và tận dụng phế phẩm để sản xuất ván nhân tạo có nhiều tính năng hơn gỗ tự nhiên: Ván có thể có kích thước rộng, khó bị nứt vỡ hơn, cấu trúc đồng đều, khó cong vênh, độ bền cao…

Trên đây là một số biện pháp kiến nghị để tăng thêm nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, tăng khả năng cạnh tranh ... cho công ty.

3.2.3. Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường

Để có sự phát triển bền vững, mở rộng nền sản xuất thì công ty cần có chiến lược thúc đẩy mở rộng và phát triển thị trường, xác định thị trường tiềm năng, chiến lược. Đối với thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… công ty cần chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguồn hàng và cần đa dạng hoá sản phẩm để nâng cao số lượng sản phẩm xuất vào các thị trường này. Đặc biệt, khai thác các thị trường Mỹ, Nhật, EU là thị

trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy rủ ro, cạnh tranh khốc liệt công ty cần chú trọng nghiên cứu các thị trường này.

Công ty có thể nghiên cứu thì trường thông qua cách tham gia hội chợ của các nước nhập khẩu, hội chợ do hiệp hội gỗ và lâm sản tổ chức tại các thị trường xuất khẩu, sử dụng tư vấn của các công ty tư vấn, tham tán kinh tế của bộ công thương, của đại sứ quán nước đó tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty có thể mở các đại lý tiêu thụ giới thiệu sản phẩm tại các nước đó, liên kết với tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước… để nắm bắt thông tin chính xác, cập nhật hơn, sử dụng kênh thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

Đối với các khách hàng lâu năm, công ty nên có những chiến lược thích hợp để giữ vững mối quan hệ với họ, ưu tiên họ trong việc vận chuyển, thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tại các buổi giao dịch đàm phán….

3.2.4. Hoàn thiện chiến lược về sản phẩm

Phát triển sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng vừa mang tính chất trước mắt vừa mang tính chất lâu dài, như đã phân tích ở trên nguyên nhân cơ bản làm cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty chưa có hiệu quả cao là do sản phẩm của công ty chất lượng chưa cao, chưa ổn định, mẫu mã chưa đa dạng. Vì vậy công ty cần thực hiện các công việc kiểm soát chất lượng tốt hơn nữa, hoàn thiện sản phẩm bằng các hoạt động:

- Thành lập bộ phận chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mã và hoàn thiện sản phẩm, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ hiện có, tuyển chọn kỹ càng đội ngũ thiết kế, đội ngũ công nhân lành nghề.

- Mua lại, học hỏi các thiết kế độc đáo tại các làng nghề truyền thống, thiết kế mang nét văn hóa dân tộc, đồng thời theo kịp thị hiếu thị trường.

- Thuê các chuyên gia thiết kế, những chuyên gia tư vấn thiết kế, tham vấn mẫu mã đã sản xuất để xuất ra các thị trường với các chuyên gia để xin ý hiến nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi tung sản phẩm mới.

- Mặt khác công ty có thể sử dụng tìm hiểu thị hiếu trên các thị trường xuất khẩu qua liên kết với Kiều bào ta ở nước ngoài để có thể tạo ra những sẩn phẩm phù hợp, xem đánh giá của Kiều bào nước ngoài.

Bản thân khâu thiết kế mẫu mã là một công đoạn rất quan trọng trong chu trình từ ý tưởng đến khi thương mại hoá ra thành sản phẩm. Đặc biệt đối với ngành hàng xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ, việc tiêu hao nguyên liệu trong mỗi sản phẩm tương đối như nhau nhưng nếu mẫu mã khác nhau tạo ra những giá trị gia tăng rất khác nhau.

Tạo ra mẫu mã riêng, độc đáo, sang trọng phù hợp với nhu cầu từng thị trường. Đây là cách tốt nhất để khẳng định mình, tạo ra thương hiệu có tiếng thì khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đối với mặt hàng gỗ mà công ty xuất khẩu, để có chất lượng cao không chỉ đòi hỏi đảm bào các tiêu chuẩn: Cơ, lý, hoá học… mà còn cần chú ý đến các tiêu chuẩn thẩm mỹ, hài hòa phong thủy, bởi nó là một trong những yếu tố quyết định thành công trong xuất khẩu, gia tăng giá trị hàng hóa.

3.2.5. Hoàn thiện chiến lược về giá

Thị trường quốc tế là thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, không chỉ về chất lượng, mẫu mã…vấn đề giá bán vẫn là mức độ cạnh tranh cao nhất, giá cả không chỉ thể hiện giá trị sản phẩm mà còn phải vừa cạnh tranh, vừa thỏa mãn nhu cầu mua, chi trả của khách hàng. Vấn đề giá bán công ty cần có chiến lược cụ thể, giá bán phải phù hợp, mềm dẻo có sức cạnh tranh, đồng thời đảm bảo khả năng lãi cho công ty.

- Đối với từng thị trường thì công ty có những chiến lược về giá riêng biệt, phụ thuộc vào nền kinh tế của mỗi thị trường, mức tiêu dùng của khách hàng tiềm năng… Ví dụ với thị trường Mỹ bên cạnh yếu tố về giá, công ty còn phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng, các điều kiện khắt khe luật về giá của Mỹ,

- Đối với khách hàng truyền thống, công ty có thể dành cho họ ưu đãi như áp dụng mức giá thấp hơn so với khách hàng trong cùng mặt hàng. Mặt khác công ty cố gắng đạt những hợp đồng có giá trị cao hơn, tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.

- Với những khách hàng quan trọng mang lại nguồn thu lớn cho công ty. Công ty nên có những biện pháp hữu hiệu để làm cho họ tin tưởng gắn bó lâu dài với công ty như áp dụng giá phí thấp, cung cấp giá thấp hơn để thu lợi ích từ

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty lâm sản giáp b (Trang 58 - 70)