Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty lâm sản giáp b (Trang 44 - 46)

Thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của bất kỳ công ty xuất khẩu nào. Nắm rõ vai trò của thị trường, công ty luôn chú trọng đầu tư thúc đẩy mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, đầu tư tài chính, nhân lực, vật lực cho quan hệ khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới. Cơ cấu xuất khẩu một số thị trường chính của công ty thể hiện trong bảng 2.8.

Trước đây, thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty là Liên Bang Nga, các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Nhưng hiện nay thị trường của công ty đã được mở rộng hơn rất nhiều, Công ty có mối quan hệ làm ăn xuất khẩu hơn 30 quốc gia trên thế giới, và hoạt động tìm kiếm thị trường mới, khách hàng tiềm năng của công ty vẫn được đẩy mạnh. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vì đây là những thị trường có nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ lớn và sản phẩm của công ty tương đối phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của các nước này.

Bảng 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty Lâm sản Giáp Bát

Đơn vị : %

Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hàn Quốc 45,34 43,25 39,9 Đài Loan 18,15 15,5 14,7 Nhật Bản 14,23 14,7 16,28 Trung Quốc 9,84 7,5 7,37 Thụy Điển 6,53 6,75 7,37 Đức 3,81 5,5 6,32 Mỹ 0 2,3 3,16 Ca na da 0 0 0,53 Các TT khác 2,1 4,5 4,27 Tổng cộng 100 100 100

Nguồn : Báo cáo hoạt động xuất khẩu phòng xuất nhập khẩu Công ty Lâm sản Giáp Bát 2009 - 2011

Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường truyền thống châu Á có xu hướng giảm, điều này không phải do kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này có xu hướng giảm mà công ty đang có chiến lược thúc đẩy gia nhập các thị trường tiềm năng lớn như Mĩ, EU, Canada, Đức…và các nước phát triển khác. Nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu và thị trường một cách kỹ lưỡng...Công tác thúc đẩy xuất khẩu đã thu được một số thành công nhất định khi kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mĩ đạt 3,16% năm 2011 và Canada đạt 0.53%...

Nếu 5 năm trước đây số thị trường xuất khẩu hàng năm (T) của công ty chỉ đạt mức giao động từ 7 đến 12 quốc gia thì hiện nay con số này là 29 đến 34

quốc gia. Số lượng thị trường mới hàng năm (Ti) luôn đạt trên chỉ tiêu, điều

đáng nói là điều này chứng tỏ số lượng thị trường mất đi luôn ở mức thấp hơn số lượng thị trường mới mở. Từ đó ta có thống kê tốc độ tăng thị trường số thị trường bình quân (T’) năm 2011 đạt 3,2, con số này về mặt định lượng khá là khá cao, cho thấy hoạt động mở rộng thị trường theo chiều rộng của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, đặc biệt không những mở thêm được nhiều thị trường mới doanh nghiệp còn giữ được mối quan hệ làm ăn với thị trường, khách hàng cũ rất tốt.

Tuy tỷ trọng giá trị xuất khẩu của một số thị trường (G) truyền thống có sụt giảm như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…nhưng nguyên nhân không phải do doanh nghiệp đánh mất thị trường mà tác tác động của các yếu tố khách quan, tuy nhiên giá trị xuất khẩu vào các thị trường này vẫn đạt mức cao.

Hình 2.5 : Biểu đồ xuất khẩu sản phẩm gỗ các thị trường 2009 – 2011

Đơn vị : USD

Nguồn : Báo cáo hoạt động xuất khẩu phòng xuất nhập khẩu Công ty Lâm sản Giáp Bát 2009 – 2011.

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường truyền thống giảm sút cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp. Vì các thị trường xuất khẩu như Đài Loan, Hàn Quốc không phải là thị trường tiêu dùng cuối cùng mà từ đây sản phẩm gỗ được xuất khẩu sang nước thứ ba. Công ty đã có nỗ lực rất lớn để tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm trực tiếp như Nhật, Thụy Điển, Mĩ, Canada, EU…

Các thị trường mới mở như Mĩ, Canada…đã nhanh chóng chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Chủ trương của công ty đẩy mạnh thúc đẩy xuất khẩu sang các nước phát triển, đặc biệt là Mĩ và EU, vì đây là những thị trường tiềm năng, sức tiêu dùng lướn, mức lợi nhuận cao.

Việc mở rộng thị trường, đặc biệt các nước châu Âu, châu Mĩ…đặt ra vấn đề chi phí vận chuyển, các rào cản thuơng mại - kỹ thuật, yếu tố mẫu mã, kích thước hàng hóa có thay đổi, yếu tố văn hóa… cũng như các nghiệp vụ phát sinh đặt ra nhiều yêu cầu và khó khăn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty lâm sản giáp b (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w