Bộ máy tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty lâm sản giáp b (Trang 29 - 32)

Đội ngũ lãnh đạo công ty được đào tạo cơ bản đúng chuyên ngành nước ngoài ( Đức, Tiệp, Liên Xô…) và trong nước. Có kinh nghiệp sản xuất kinh doanh từ 10 năm trở lên.

Công ty Lâm sản Giáp Bát bao gồm : 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, một hệ thống 5 phòng ban, 2 nhà máy gồm 5 phân xưởng.

- Giám đốc : Toàn quyền quyết định mọi vấn đề của Công ty, chịu trách nhiệ trực tiếp với Nhà nước và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam về mọi hoạt động của Công ty. Ngoài ra, giám đốc còn chỉ đạo xuống các phòng ban và phân xưởng khi cần thiết.

- Phó giám đốc : Chịu trách nhiệm điều hành và kỹ thuật sản xuất nhà máy. Tham mưu, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho giám đốc và chịu trách nhiệm mọi họa động của nhà máy trước Giám đốc. Phó giám đốc 1 điều hành quản lý nhà máy tại Giáp Bát, Phó giám đốc 2 điều hành nhà máy tại Hòa Bình.

- Khối phòng ban :

+ Phòng tổ chức hành chính :

Tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức là động, soạn thảo về các vấn đề nội quy, quy chế, tuyển dụng nhân sự, các chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm… cho cán bộ công nhân viên.

Hình 2.1 : Tổ chức bộ máy của Công ty Lâm sản Giáp Bát

Ghi chú: Quan hệ tham mưu chức năng

Quan hệ trực tuyến GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 2 Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính PHÓ GIÁM ĐỐC 1 Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng kế hoạch thị trường Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Nhà máy sản xuất Giáp Bát Nhà máy sản xuất Hòa Bình Phân xưởng chế biến mộc Phân xưởng mộc I Phân xưởng chế biến lâm sản Phân xưởng mộc II Phân xưởng ván ghép thanh Các tổ sản xuất Các tổ sản xuất

+ Phòng kế toán tài chính : Có nhiệm vụ cung cấp thông tin về tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh và tham mưu cho Giám đốc về sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp quản lý như : Tiền lương, giá thành, giá bán và các tình hình sử dụng vốn của công ty. Thực hiện các biện pháp kế hoạch theo quy định của Nhà nước và điều lệ của Công ty, tổ chức kịp thời và báo cáo tình hình tài chính hàng quý và hàng năm.

+ Phòng kế hoạch thị trường : Xây dựng, theo dõi, điều độ kế hoạch của các bộ phận trong Công ty, nhằm hoàn thành kế hoạch đáp ứng kịp thời nhu cầu bán hàng, đảm bảo đồng bộ, sản xuất có hiệu quả.

+ Phòng kỹ thuật sản xuất : Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tham mưu cho Giám đốc đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí cho Công ty. Từ đó kiểm tra giám sát các phân xưởng, phân tích yếu tố đầu vào, đề xuất ới Giám đốc các định mức vật tư kỹ thuật trên cơ sở tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu : Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như : thông quan hải quan,thanh toán xuất nhập khẩu, xin giấy phép xuất nhập khẩu, xin chứng nhận C/O…Tìm kiếm thị trường nước ngoài và thực hiện nghiệp vụ thúc đẩy xuất khẩu, tham mưu cho Giám đốc về các hợp đồng xuất nhập khẩu và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

- Khối các phân xưởng :

+ Phân xưởng mộc I : Nguyên liệu được rong cạnh, bào thẩm, bào cuốn, cưa, phay, soi lắp, sơn phủ.

+ Phân xưởng mộc II : Dây chuyền thiết bị sản xuất đồ mộc từ ván nhân tạo, sản phẩm được cắt, phủ Veneer, khoan, lắp ráp, đánh bóng, và cuối cùng là sơn PU

+ Phân xưởng ván ghép thanh : Phôi liệu được cắt ngắn, rong cạnh, phay, bào, ghép ngang, trà nhám.

+ Phân xưởng chế biến mộc nhà máy Hòa Bình : Gỗ cây được cắt thành phôi, phân loại, làm nguyên liệu cho nhà máy Giáp Bát.

+ Phân xưởng chế biến Lâm sản Hòa Bình : Sản xuất, chế biến các mặt hàng lâm sản và phụ kiện cho hàng xuất khẩu như chè đen, hoa quả nông sản, tinh dầu…

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty lâm sản giáp b (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w