Cơ cấu mặt hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty lâm sản giáp b (Trang 42 - 44)

Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty khá đa dạng, trong đó chủ yếu là đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ công nghiệp, gỗ Pơmu, bàn ghế… Đây là nhũng mặt hàng đưa lại nguồn thu chính trong xuất khẩu, nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Sản phẩm gỗ là mặt hang chủ lực của của công ty trong sản xuất cũng như xuất khẩu, vì đây là mặt hàng được nhiều vào điều kiện có sẵn trong nước về lao động, trình độ tay nghề và dây chuyền công nghệ không quá hiện đại, đặc biệt là mặt hàng có nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước để ngành phát triển. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu gỗ của công ty như sau :

Bảng 2.7: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Công ty

Đơn vị : USD

Mặt hàng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Gỗ xẻ 24.096,2 14,44 39.782,5 11,88 15.242,3 5,91 Gỗ Pơmu 33.467,6 20,05 50.833 15,2 34.724,8 13,44 Bàn ghế 0 0 24.362,3 7,28 29.319 11,35 Đồ gỗ nội thất 12.347,3 7,4 17.031,2 5,09 23.126,5 8,95 Gỗ công nghiệp 96.997,2 58,11 202.630 60,55 155.883,5 60,35 Tổng cộng 166.908,3 100 334.639 100 258.296,1 100

Nguồn : Báo cáo phòng xuất nhập khẩu Công ty năm 2011

Từ bảng số liệu ta thấy, mặt hàng gỗ công nghiệp có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất. Năm 2009 xuất khẩu gỗ công nghiệp là 96.997,3 USD thì năm 2010 là 202.630 USD tăng 105.632,8 USD, năm 2011 là 155.883,5 USD và giữ vai trò chính trong xuất khẩu sản phẩm gỗ với tỷ trọng trên 60%. Bên cạnh đó các mặt hàng như gỗ Pơmu, đồ gỗ nội thất tuy tỷ trọng có giảm song giá trị xuất khẩu vẫn tăng đáng kể.

Ta thấy mặt hàng gỗ xẻ và gỗ Pơmu ngày càng giảm tỷ trọng xuất khẩu trong cơ cấu mặt hàng gỗ xuất khẩu, điều này cho thấy sự vươn lên phát triển mạnh mẽ và thay đổi cơ cấu xuất khẩu mặt hàng của công ty, tuy nhiên về mặt giá trị xuất khẩu thì đồ gỗ Pơmu vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, chỉ riêng gỗ xẻ có sự giảm về số lượng và tỷ trọng. Điều này là hiển nhiên và tốt cho doanh nghiệp vì mặt hàng gỗ xẻ còn mang nhiều tính thô sơ, chưa thực sự mang lại giá

trị gia tăng cao trong sản phẩm và lợi nhuận cao cho công ty. Đây là sự phấn đấu có hiệu quả của công ty trong việc giảm tỷ trọng các mặt hàng sơ chế và tăng tỷ trọng các mặt hàng tinh chế trong xuất khẩu, điều này là phù hợp với chiến lược với tình hình chung của cả nước và chiến lược phát triển của công ty, nâng cao lợi nhuận và giải quyết công ăn việc làm cho công nhân.

Nhu cầu về mặt hàng đồ gỗ nội thất trên thị trường trong nước và thế giới tăng nhanh, bất chấp mọi khó khăn về kinh tế nhu cầu về mặt hàng này vẫn phát triển. Từ đó nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu thị trường doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xây dựng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này. Năm 2009 giá trị xuất khẩu mặt hàng này là 12.347,3 USD đến năm 2011 là 23.126,5 USD tăng 10.779,3 USD. Chiến lược phát triển của công ty tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mang lại lợi nhuận cao này.

Đặc biệt mặt hàng bàn ghế vừa được đưa vào sản xuất đã mang lại cho doanh nghiệp một nguồn thu khá lớn, năm 2010 xuất khẩu mặt hàng này là 24.326,3 USD đến 2011 là 29.319 USD chiếm tỷ trọng xuất khẩu 11,35%. Cho thấy mặt hàng xuất khẩu bàn ghế rất có tiềm năng trong xuất khẩu, và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong việc xuất khẩu sản phẩm gỗ.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn xuất khẩu một số hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, gỗ ván trang trí, thùng, hòm gỗ… chủ yếu qua đường tiểu ngạch, xuất khẩu gián tiếp chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các đánh giá trên cho thấy việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty đang đi đúng chiến lược phát triển của công ty, và định hướng của ngành, nhà nước về phát triển ngành gỗ và nông lâm nghiệp như quyết định số 18/2007/QĐ- TTg ngày 5 tháng 2 năm 2007 của thủ tướng chính phủ chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty lâm sản giáp b (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w