chất lượng, thời gian, chi phí, công sức và những kế quả mà hoạt động phân tích tài chính đưa ra. Để công tác phân tích được hoàn thiện hơn, những kết quả đưa ra được chính xác, tiết kiệm chi phí hơn, doanh nghiệp cần nhận thức được đúng vai trò của công đoạn Lập kế hoạch phân tích, bổ sung công đoạn này vào các bước thực hiện phân tích.
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thu nhập thông tin phục vụ công tác phân tích tài chính. tích tài chính.
Báo cáo kế toán quản trị
Ngoài những tài liệu đã được sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, bộ phận phân tích cần sử dụng thêm báo cáo kế toán quản trị. Báo cáo kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường, xừ lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tổng hợp và lập báo cáo kế toán hoạt động kinh doanh một cách chính xác, kế toán quản trị cung cấp thông tin kế toán quản trị cho nhà quản lý, giúp nhà quản lý đưa ra những phương án và quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho mỗi doanh nghiệp.
Kế toán quản trị đưa ra nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu đưa ra hay thông tin được tổng hợp phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau. Thông tin mà kế toán quản trị đưa ra ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ảnh xu hướng biến động của sản xuất kinh doanh, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho nhà quản trị đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hiện vật.
Kế toán quản trị là một nguồn thông tin đắc lực giúp nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ doanh nghiệp của mình. Vì vậy, trong công tác phân tích tài chính cần bổ sung thêm những tài liệu về kế toán quản trị để những quyết định được đưa ra dựa trên kết quả của công tác phân tích đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.4. Hoàn thiện các mô hình và phƣơng pháp sử dụng trong phân tích tài chính
Phân tích tài chính không chỉ đơn thuần đưa ra những chỉ tiêu phân tích tài chính, đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp, mà yêu cầu đặt ra là phải chỉ rõ nguyên nhân nào gây ra tình hình tài chính đó hay dự đoán kết quả có thể xẩy ra trong tương lai. Hiện nay công ty TNHH MTV Hợp Thịnh chỉ sử dụng hai phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số. Như vậy chưa thể
đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Do vậy doanh nghiệp cần đưa thêm những phương pháp sau vào bộ các phương pháp phân tích:
- Phương pháp Dupont:
Phương pháp này giúp cho các nhà phân tích phát hiện và tập trung vào điểm yếu của doanh nghiệp. Nếu tỉ suất sinh lời trên VCSH của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong ngành chỉ dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont nhà phân tích có thể tìm ra nguyên nhân. Giúp cho doanh nghiệp xác định được xu hướng hoạt động trong một kì để có thể phát hiện ra những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp có thể đạt được.
- Phương pháp dự đoán:
Phương pháp dự đoán là một phương pháp rất hữu ích trong việc xác định những kết quả có thể xẩy ra đến trong tương lai thông qua các số liệu thu thập được từ trong quá khứ cho đến hiện tại. Công cụ được sử dụng để tính toán là bộ phần mềm thống kê R – phần mềm được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế lượng.
3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
3.2.5.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng TS trong doanh nghiệp
Phân tích bảng tài trợ là công việc nên được thực hiện đầu tiên trong nội dung công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh. Bởi thông qua bảng tài trợ, nhà quản trị sẽ biết trong một kỳ kinh doanh, nguồn tạo vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng TS như thế nào, những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3.2.5.2. Phân tích chiến lược quản lý vốn
Qua phân tích biết được tỉ trọng của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn trong tài sản; Nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn trong nguồn vốn. Từ đó có thể biết được doanh nghiệp áp dụng chính sách quản lý vốn gì? Khi biết doanh nghiệp theo đuổi chính sách quản lý vốn gì, nhà quản lý sẽ có những quyết định phù hợp với chiến lược đó. Nếu không biết doanh nghiệp mình đang áp dụng chính sách gì, ra những quyết định không có cơ sở sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Đây là một mảng quan trọng nhưng chưa được bộ phân phân tích tài chính của doanh nghiệp quan tâm. Doanh nghiệp cần khắc phục trong thời gian sớm nhất để mỗi quyết định của nhà quản trị là một bước đi chính xác.
3.2.5.3. Phân tích dòng tiền thông quá Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh.
Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở Việt nam nói chung và của Công ty nói riêng vẫn chưa được bắt buộc vì thế nó chưa được quan tâm đúng mức. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phần xem sự biến động của doang tiền trong từng mảng
hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, đầu tư hay tài chính. Hiều được các dòng tiền luân chuyển trong doanh nghiệp như thế nào thì nhà quản trị mới có thể biết được xác thực trạng và đưa ra những quyết định tài chính có giá trị.
3.2.5.4. Phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động
Vốn lưu động thường xuyên là mức chênh lệch giữ tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn, giữ vốn dài hạn và tài sản dài hạn. Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. vậy nhưng mà mảng phân tích này chưa được chú trọng đúng mức.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu, không bao gồm tiền. Đây là căn cứ để doanh nghiệp đi vay để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động thường xuyên được tính toán bằng cách lấy tài sản ngắn hạn( không bao gồm tiền) trừ đi nợ ngắn hạn. Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, việc phát sinh nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là tất yếu. Đề tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, một cơ cấu vốn an toàn là khi doanh nghiệp sử dụng phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn.Tuy nhiên cơ cấu tham gia của vốn dài hạn và vốn tín dụng ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ an toàn hay rủi ro trọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng quá nhiều vốn dài hạn cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh trong kì. Ngược lại, nếu doanh nghiệp vay quá nhiều thì doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro thanh toán khi đáo hạn. Do vậy cần phải phân tích cụ thể để có giới hạn và cơ cấu hợp lý nhất.
3.2.5.5. Một số giải pháp khác
- Tổ chức tốt công tác kế toán: công tác kế toán thực hiện càng tốt bao nhiêu thì chất lượng phân tích tài chính càng tốt bấy nhiêu. Công tác kế toán cần phản ánh đúng thực tế hàng ngày để cung cấp nguồn thông tin chính xác, trung thực, thống nhất góp phần cho việc đưa ra những quyết định tài chính phù hợp cho tình hình tài chính công ty.
- Nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho cán bộ phân tích tài chính. - Cung cấp và sử dụng thông tin trong phân tích tài chính: Hiện nay công ty chưa sử dụng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm tỷ lệ tham chiếu trong khi phân tích. Công ty cần thường xuyên theo dõi biến động về tình hình chính trị, kinh tế văn hóa thế giới, trong khu vực, trong nước như giá cả nguyên vật liệu, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chiến tranh, thông tin các đối thủ cạnh tranh, các chính sách vĩ mô của Nhà nước liên quan đến ngành hoạt động sản xuất kinh doanh… để có những thông tin đó cán bộ phân tích phải theo dõi trên báo chí, truyền hình, Internet…
KẾT LUẬN
Trong mỗi giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang trở nên rộng rãi, việc các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng tìm hiểu và làm quen với những chuẩn mực quản lý mới là điều vô cũng cần thiết. Thị trường tài chính nước ta hiện nay vẫn còn non trẻ, thông tin chưa được cung cấp đầy đủ đến những nhà đầu tư quan tâm. Bào cáo tài chính của những Công ty cổ phần mới chỉ dừng lại ở bước đưa ra những con số cơ bản chứ chưa thực sự đi sâu phân tích các chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực hoạt động và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của nên kinh tế Việt Nam trở nên minh bạch, rõ ràng hơn và đầy đủ các thông tin cần thiết.
Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc trưng riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ quản lý tài chính nội bộ. Qua quá trình quan sát thu thập thông tin tại Công ty TNHH một thành viên Hợp Thịnh, em thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH một thành viên Hợp Thịnh” nhằm nghiêm cứu thực trạng và từ đó đưa ra những giải pháp có thể thực hiện nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty.
Trong khuân khổ của khóa luận tốt nghiệp, bước đầu em mới chỉ ra những phương pháp phân tích mà doanh nghiệp áp dụng, các nội dung phân tích của bộ phận phân tích tài chính doanh nghiệp của doanh nghiệp và đã đang thực hiện để từ đó đề ra một số giải pháp chủ quan nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đề xuất được những kiến nghị có hiệu quả thực tiễn thì cần phải có những nghiên cứu sâu.
Để có thể áp dụng lý luận vào thực tiễn là cả một quá trình tích lũy và kinh nghiện. Do dự hiểu biết cũng như khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế còn hạn chết nên khóa luận tốt nghiệp này còn có những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin gửi lời càm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn cô giáo TS. Phạm Thị Hoa đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 tháng 3 năm 2014
Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp- Nguyễn Hải Sản( 2000) – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội
2. Tài chính doanh nghiệp hiện đại- Đại học Kinh tế TP HCM – NXB Thống kế, 2008
3. Phân tích hoạt động doanh nghiệp- TS. Nguyễn Tấn Bình- NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phân tích tài chính doanh nghiệp- TS. Lê Thị Xuân- NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Phân tích và sử dụng Báo cáo tài chính- TS. Lê Thị Xuân- Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.
6. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp- PGS.TS Ngô Thế Chi, TS Nguyễn Trọng Cơ(2009)- NXB Tài Chính, Hà Nội.
7. website: www.saga.com.vn, www.finace.vietstock.vn, www.tailieu.vn,