Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A)
Bảng 2.15. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Đơn vị tính: %
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ phải trả 7.241.001.800 12.673.024.056 18.459.363.978 Tổng tài sản 19.740.482.800 25.949.846.284 32.313.712.928
D/A 36,68 48,84 57,13
D/A ngành 74 74 74
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và cophieu68.com)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho ta biết mức độ sử dụng nợ trên tổng tài sản của Công ty. Năm 2011, tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty là 36,68%, năm 2012 là 48,84% và năm 2013 là 57,13%. Cả 3 năm tỉ số nợ của Công ty đều thấp hơn khá nhiều trung bình ngành là 74%. Điều này cho thấy nếu xét trên phương diện chủ nợ (ngân hàng, …) thì công ty có khả năng thanh toán nợ tốt. Song duy trì mức tỉ số nợ như trên cũng cho thấy công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều, lợi nhuận vượt trội cũng khó có xác suất xảy ra với mức đòn bẩy tài chính thấp.
Như đã phân tích ở trên, tỉ số nợ trên tổng tài sản của Công ty tương đối thấp so với trung bình ngành tuy nhiên qua biểu đồ 2.6 ta có thể thấy rằng tỉ lệ này đang được
cải thiện theo thời gian, tăng dần lên. Điều này thể hiện Công ty đang tăng dần tỉ lệ vay nợ trong tổng nguồn vốn của mình, nếu như Công ty muốn gia tăng mức lợi nhuận của mình thì đây là một chính sách hợp lí. Tuy nhiên, Công ty cần đảm bảo hệ số nợ trong khoảng an toàn, thường là từ 60 – 80% với cơ cấu nợ dài hạn chiếm tỉ trọng cao.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)
Bảng 2.16. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E
CHỈ TIỂU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ phải trả (VNĐ) 7.241.001.800 12.673.024.056 18.459.363.978 Vốn chủ sở hữu (VNĐ) 12.499.481.000 13.276.822.228 13.854.348.950 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0,58 0,95 1,33
Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp được đặt trong mối tương quan với vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Số liệu trên cho thấy Công ty sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản hơn là nợ. Hệ số này qua các năm lần lượt là 0,58 năm 2011, 0,95 năm 2012 và 1,33 năm 2013, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên hệ số này có xu hướng tăng theo thời gian chứng tỏ Công ty đang thay đổi chính sách sử dụng nợ của mình bằng cách tăng các khoản vay nợ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Chính sách này sẽ tăng rủi ro đối với khả năng thanh toán của Công ty, nhưng cũng đồng thời sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp nếu như lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra lớn hơn chi phí lãi vay.
Khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 2.17. Khả năng thanh toán lãi vay
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
kinh doanh (VNĐ) 3.041.818.284 3.566.721.638 3.726.918.600 Chi phí lãi vay (VNĐ) 184.530.090 884.009.384 1.735.225.066 Khả năng thanh toán lãi vay (lần) 16,48 4,03 2,15 Tỷ số khả năng trả lãi cho ta biết được tỉ lệ lợi nhuận tạo ra có đủ để lấp vào phần chi phí lãi vay hay không, và nó gấp bao nhiều lần. Nhìn bảng tính tỷ số khả năng trả lãi bên trên ta có thể thấy năm 2011, tỷ số khả năng trả lãi là cao nhất 16,48 lần và giảm dần qua các năm 2012 là 4,03 lần và 2013 là 2,15 lần. Điều này cho thấy khả năng trả lãi của Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh luôn ở mức an toàn, song nó có xu hướng giảm dần và giảm mạnh. Nguyên nhân là do Công ty đang tiến hành vay nợ nhiều hơn, dẫn đến chi phí lãi vay tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tăng vốn vay tạo nên những thúc đẩy trong việc gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên Công ty cũng nên cân nhắc một tỉ lệ hợp lí, không để
Tỉ lệ khả năng trả nợ
Tỉ lệ khả năng trả nợ phản ánh khả năng thực hiện trách nhiệm thanh toán các khoản nợ, bao gồm cả gốc lẫn lãi của doanh nghiệp. Việc phân tích tỉ lệ khả năng trả nợ đánh giá được năng lực tài chính của Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh, xem liệu Công ty có hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ với các chủ nợ hay không. Thông qua số liệu trên BCKQKD và Bảng cân đối kế toán, ta tính toán được tỉ lệ khả năng trả nợ của Công ty như sau:
Bảng 2.18. Tỉ lệ khả năng trả nợ
CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
Giá vốn hàng bán (VNĐ) 36.162.261.716 41.670.664.262 51.061.175.080 Lợi nhuận trước thuế (VNĐ) 3.041.818.284 3.566.721.638 3.726.918.600 Nợ phải trả (VNĐ) 7.241.001.800 12.673.024.056 18.459.363.978 Chi phí lãi vay (VNĐ) 184.530.090 884.009.384 1.735.225.066 Tỉ lệ khả năng trả nợ (lần) 5,28 3,34 2,71
Theo những tính toán trên, tỉ lệ khả năng trả nợ luôn có giá trị lớn hơn 1 cho thấy Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh có khả năng trả nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi. Năm 2011, với cơ cấu nợ nhỏ nên tỉ lệ khả năng trả nợ khá cao, đạt 5,28 lần. Nghĩa là mỗi đồng nợ phải trả của Công ty có 5,28 đồng lợi nhuận được sử dụng để thanh toán. Năm 2012, cùng với sự gia tăng của doanh thu, giá vốn hàng bán tăng lên thành 41.670.664.262 đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức giá trị 3.566.721.638 đồng, tuy nhiên nợ phải trả cũng đồng thời tăng mạnh lên đến mức 12.673.024.056 đồng, lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận từ đó làm giảm tỉ lệ khả năng trả nợ của Công ty xuống chỉ còn 3,41 lần. Năm 2013, nhờ việc hoàn thành xong các công trình lợi nhuận của Công ty đã tăng lên mức 3.726.918.600 đồng, đồng thời trong năm Công ty cũng tăng cường vay nợ khiến cho nợ phải trả cũng như chi phí lãi vay tăng cao dẫn đến việc tỉ lệ khả năng trả nợ của Công ty giảm xuống chỉ còn 2,71 lần. Nhìn chung, khả năng trả nợ của Công ty đang giảm dần qua các năm tuy nhiên vẫn nằm trong mức an toàn, tỉ lệ này giảm dần không phải do Công ty kinh doanh kém hiệu quả mà do Công ty đang tăng cường việc vay nợ. Tuy nhiên Công ty cần duy trì một tỉ lệ hợp lí để luôn đảm bảo được khả năng trả nợ.