Nội dung phân tích tình hình doanh thu chi phí lợi nhuận của Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hợp thịnh (Trang 45 - 62)

Bảng 2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: VNĐ

CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1, Doanh thu thuần 40.305.350.000 100 47.153.713.000 100 57.121.169.300 100 6.848.363.000 16,99 9.967.456.300 21,14

2, Giá vốn hàng bán 36.162.261.716 89,72 41.670.664.262 88,37 51.061.175.080 89,39 5.508.402.546 15,23 9.390.510.818 22,54

3, Lợi nhuận gộp 4.143.088.284 10,28 5.483.048.738 11,63 6.059.994.220 10,61 1.339.960.454 32,34 576.945.482 10,52

4, Doanh thu hoạt

động tài chính 11.240.000 0,03 7.280.998 0,02 8.107.014 0,01 (3.959.002) (35,22) 826.016 11,34

5, Chi phí tài chính 184.530.090 0,46 884.009.384 1,87 1.735.225.066 3,04 699.479.294 379,06 851.215.682 96,29

6, Chi phí quản lí

doanh nghiệp 927.979.910 2,30 1.039.598.714 2,20 605.957.568 1,06 111.618.804 12,03 (433.641.146) (41,71)

7, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 3.041.818.284 7,55 3.566.721.638 7,56 3.726.918.600 6,52 524.903.354 17,26 160.196.962 4,49

8, Chi phí khác - - -

9, Tổng lợi nhuận

trƣớc thuế 3.041.818.284 7,55 3.566.721.638 7,56 3.726.918.600 6,52 524.903.354 17,26 160.196.962 4,49

10, Chi phí thuế thu

nhập doanh nghiệp 760.454.571 1,89 891.680.410 1,89 931.729.650 1,63 131.225.839 17,26 40.049.240 4,49

11, Lợi nhuận sau

thuế 2.281.363.713 5,66 2.675.041.229 5,67 2.795.188.950 4,89 393.677.516 17,26 120.147.721 4,49

Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát triển của Công ty.

Doanh thu

- Doanh thu thuần: Tăng liên tục hàng năm. Năm 2012 chỉ tiêu này là 47.153.713 đồng, tương đương 16,99% so với năm 2011. Năm 2013, tốc độ tăng doanh thu trung bình ngành là 12% (Nguồn: cophieu68.com) là một con số khá cao, doanh thu của Công ty cũng tăng theo. Năm 2013, doanh thu thuần của Công ty đạt 57.121.169.300 đồng, tăng 9.967.456.300 đồng, tương đương với 21,14% so với năm 2012.

Như vậy ta thấy giai đoạn sau năm 2011 là giai đoạn ngành xây dựng tăng trưởng rất nhanh, không nằm ngoài đà tăng trưởng đó, doanh thu thuần của Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh cũng tăng trưởng đều theo ngành. Việc tăng đầu tư vào tài sản cố định cuối năm 2011 là một bước đi đúng hướng của công ty nhằm tạo ra sự gia tăng trong doanh thu các năm 2012, 2013.

- Doanh thu hoạt động tài chính

Năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính đạt 7.280.998 đồng, so với năm 2011 giảm 3.959.002 đồng tương đương với 35,22%. Còn năm 2013 đạt 8.107.014 đồng tăng lên so với 2012 là 826.016 đồng tương đương với 11.34%. Nguyên nhân là do khoản doanh thu này có được từ các khoản lãi của tiền gửi ngân hàng tuy nhiên, số lượng tiền gửi ngân hàng nhỏ nên khoản doanh thu này của công ty không lớn.

Để đánh giá cụ thể hơn kết quả kinh doanh của công ty so với mặt bằng chung của ngành ta đi xem xét các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. Do Công ty không có thu nhập khác và chi phí khác nên lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó chỉ xét đến hai chỉ tiêu trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: %

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 7,55 7,56 6,52 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trung bình ngành 6 8 5

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 5,66 5,67 4,89 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trung bình ngành 5 6 3

Nhìn vào các số liệu trên bảng 2.13 có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể với 100 đồng doanh thu thuần, năm 2011 tạo ra 7,55 đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn trung bình ngành 1,55 đồng. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng không đáng kể so với năm 2011 từ 7,55% lên 7,56%, tuy nhiên lại thấp hơn so với trung bình ngành (8% - Nguồn: cophieu68.com). Sang năm 2013, tỷ suất này lại giảm xuống chỉ còn 6,52%, cao hơn trung bình ngành 1,52%.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng có xu hướng tương tự. Năm 2012 là 5,67% tăng không đáng kể so với năm 2011, song tỷ suất này lại thấp hơn so với trung bình ngành. Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Công ty lại tiếp tục giảm còn 4,89% nhưng lại cao hơn trung bình ngành (3%).

Qua những phân tích ở trên có thế thấy các tỷ suất lợi nhuận của Công ty đều có xu hướng giảm dần nhưng so với trung bình ngành thì có phần cao hơn. Từ đó cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn tương đối tốt so với mặt bằng chung của ngành.

Tình hình chi phí

Bảng 2.3. Bảng tỉ trọng các loại chi phí so với doanh thu thuần

Đơn vị tính: %

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Doanh thu thuần 100 100 100 2. Giá vốn hàng bán 89,72 88,37 89,39 5. Chi phí tài chính 0,46 1,87 3,04 6. Chi phí quản lí kinh doanh 2,30 2,20 1,06

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

Giá vốn hàng bán

Việc tăng lên của giá vốn hàng bán là hoàn toàn phù hợp với tốc độ tăng trường của doanh thu. Năm 2012, giá vốn hàng bán là 41.153.731.000 đồng cao hơn 5.508.402.546 đồng, tương đương 15,23 % sơ với năm 2011. Giá vốn hàng bán năm 2013 là 51.121.169.300 đồng tăng 9.390.510.818 đồng tương đương 22,54% so với năm 2012. Mức chênh lệch tăng giảm giá vốn hàng bán của năm 2011 - 2012 nhỏ hơn 2012 – 2013 là do có sự biến động về giá nguyên vật liệu trong giai đoạn 2011 – 2012.

Chi phí quản lí doanh nghiệp

Ta thấy tỉ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty so với doanh thu thuần giảm đều qua các năm. Cụ thể năm 2011, chi phí quản lí kinh doanh bằng 2,3% doanh thu thuần, năm 2012 chi phí quản lí kinh doanh bằng 2,2% doanh thu thuần và năm 2013 chi phí quản lý kinh doanh bằng 1,06% doanh thu thuần.

Tỉ lệ chi phí quản lí doanh nghiệp so với doanh thu thuần giảm đều qua các năm là dấu hiệu đáng mừng, thể hiện mức độ hiệu quả trong công tác quản lí chi phí quản lí kinh doanh đối với Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh. Song công ty cũng nên xem xét

nhằm giảm chi phí giá vốn hàng bán, đây cũng là một cách nhằm tăng lợi nhuận cho công ty.

Chi phí tài chính

Ta thấy chi phí tài chính qua ba năm đều tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối so với doanh thu thuần, trong năm 2011 chi phí tài chính là 184.530.090 đồng chiếm 0,46% tổng doanh thu thuần. Đến năm 2012 do mở rộng quy mô hàng tồn kho cũng như đầu tư thêm vào tài sản cố định, công ty đã đi vay ngắn hạn ngân hàng nên chi phí tài chính của công ty tăng lên thành 884.009.384 đồng chiếm 1,87% doanh thu thuần. Năm 2013 chi phí tài chính của công ty tiếp tục tăng, do khoản vay năm 2012 chưa trả hết và phải tiếp tục trả năm 2013, chi phí tài chính năm 2013 là 1.735.225.066 đồng tương ứng 3,04% doanh thu thuần.

Ta thấy chi phí tài chính của công ty qua các năm có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chính là do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc tăng tài sản cố định qua các năm, đồng thời việc tăng lượng vốn lưu động các dẫn đến việc phải đi vay ngắn hạn. Chi phí tài chính qua các năm tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng so với doanh thu thuần, điều này cho ta thấy tình hình về chi phí tài chính của công ty vẫn chưa khả quan lắm. Công ty cần tìm biện pháp giảm bớt khoản chi phí này bằng việc tìm nguồn vốn vay với chi phí tài chính thấp hơn.

Chi phí quản lý kinh doanh: Năm 2012, chi phí quản lý kinh doanh của công ty đạt 605.957.568 đồng, tăng 111.618.804 đồng , tương đương với 12,03% so với năm 2011. Bước sang 2013, do có sự điều chỉnh hợp lý hơn về khoản mục chi phí bán hàng nên chi phí quản lý kinh doanh giảm xuống còn 605.957.568 đồng tương đương với 41,71% so với năm 2012. Điều này cho thấy ngoài việc mở rộng thị trường, đáp ứng đầy đủ và tạo uy tín cho bạn hàng, công ty TNHH một thành viên Hợp Thịnh cũng tập trung cố gắng giảm thiểu tối da những chi phí phát sinh không cần thiết góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận tăng qua các kì kinh doanh thì thuế TNDN mà Công ty phải nộp cũng tăng dần lên qua các năm. Từ 1/1/2011, căn cứ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty phải nộp thuế với thuế suất TNDN là 25%. Cụ thể năm 2012, số tiền thuế TNDN công ty nộp là 819.680.410 đồng tăng 131.225.839 đồng so với năm 2011, tương ứng tốc độ 17,26%; năm 2013 chỉ tiêu là 931.729.650 đồng cũng tiếp tục tăng so với năm 2012 là 40.049.240 đồng tương đương với 4,99%. Mức thuế TNDN Công ty nộp có chiều hướng tăng qua các năm chứng tỏ Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả,

đồng thời cũng thể hiện ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ thuế của Công ty với Nhà nước.

- Lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản của bất kì doanh nghiệp nào, đó cũng là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu trong doanh nghiệp. Thông qua lợi nhuận, chúng ta có thể đánh giá được mức độ hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp của công ty trong 3 năm có nhiều biền động. Năm 2012, lợi nhuận gộp của công ty TNHH một thành viên Hợp Thịnh đạt 5.483.048.730 đồng tăng 32,34% so với năm 2011. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh trên là do tốc độ gia tăng doanh thu thuần về hoạt động cũng cấp sản phẩm và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng nhanh hơn. Năm 2013 lợi nhuận gộp đạt 6.059.994.220 đồng tăng so với năm 2012 là 576.945.482 tương đương 10,52% so với năm 2012 cùng với nguyên tăng như năm 2012 so với năm 2011.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty cũng gia tăng theo thời gian. Cụ thể, năm 2012, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 3.566.721.638 đồng, chỉ tiêu này tăng 524.903.354

đồng so với năm 2011, tương ứng tỉ lệ 17,26%. Sang đến năm 2013, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng lên đến 3.726.918.600 đồng so với năm 2012 là 160.196.926 đồng tương đương với 4,49%. Nguyên nhân của sự gia tăng cũng giống với nguyên nhân tăng doanh thu thuần

Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2012 là 3.566.721.638 đồng, tăng 524.093.354 đồng tương đương với17,26% so với 2011. Sang năm 2013, lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp tăng nhẹ lên 3.726.918.600 đồng tương đương 4.49% so với 2012.

2.2.4. Phân tích khả năng hoạt động

2.2.4.1. Tình hình tài sản

Bảng 2.4. Tình hình tài sản của Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: VNĐ STT CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH 2011 - 2012 CHÊNH LỆCH 2012 - 2013 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) A TÀI SẢN NGẮN HẠN 5.272.213.884 38,71 1.748.967.644 9,26

1 Tiền và các khoản tương

đương tiền 3.753.177.020 570,67 541.397.786 12,27 + Tiền mặt tại quỹ 3.089.228.356 1.230,77 1.501.559.032 44,95 + Tiền gửi ngân hàng 663.948.664 163,26 (960.161.246) (89,68)

2 Phải thu khách hàng 677.152.200 11,36 4.235.809.422 63,81

3 Ứng trước người bán 1.454.936.304 136,95 (1.345.328.536) (53,44)

4 Các khoản phải thu khác (1.075.001.800) (86,69) 3.160.320.000 1.915,35

5 Hàng tồn kho 461.950.160 9,83 (4.843.231.028) (93,84)

B TÀI SẢN DÀI HẠN 937.149.600 15,31 4.614.899.000 65,39

1 Tài sản cố định 937.149.600 15,31 4.614.899.000 65,39 + Nguyên giá 1.100.000.000 15,86 5.126.900.000 63,81 + Khấu hao lũy kế 162.850.400 19,99 512.001.000 52,39

TỔNG TÀI SẢN 6.209.363.484 31,45 6.363.866.644 24,52

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Thông qua các số liệu đã tính toán trên có thể đưa ra những nhận xét về tình hình tài sản của công ty một cách tổng quan như sau:

Trước hết có thể thấy rằng quy mô tài sản của Công ty TNHH MTV Hợp Thịnh có xu hướng tăng lên trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2012 tổng tài sản tăng 6.209.363.484 đồng tương đương 31,45%. Sự tăng lên chủ yếu tập trung ở tài sản ngắn hạn, tăng 5.272.213.884 đồng so với năm trước, tương đương 38,71%. Năm 2013 tổng tài sản tiếp tục tăng thêm 6.363.866.644 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỉ lệ 24,52%. giai đoạn này tổng tài sản tăng lên là do có sự gia tăng mạnh tài sản dài hạn của công ty. Khoản mục này tăng lên 4.614.899.000 đồng so với năm

2012, tương đương với tốc độ tăng 65,39%. Để có thể rõ hơn về sự tăng giảm của từng khoản mục tài sản, ta cần đi vào những nhận xét cụ thể sau đây:

Tài sản ngắn hạn: Năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng một lượng khá lớn 5.272.213.884 đồng, tương đương 38,71% so với năm 2011. Sang đến năm 2013 khoản mục này cũng tăng nhưng với một lượng ít hơn, tăng 1.748.967.644 đồng so với năm 2012, tốc độ tăng 9,26%.

+Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012, lượng tiền mặt của công ty tăng

mạnh lên tới 3.089.228.356 đồng, tương đương tốc độ 1.230,77% so với năm 2011. Bên cạnh đó tiền gửi ngân hàng cũng tăng 663.948.664 đồng tương ứng tốc độ 163,26%. Sang đến năm 2013 tiền mặt tại quỹ tiếp tục tăng 1.501.559.032 đồng trong khi tiền gửi ngân hàng lại giảm mạnh với tốc độ 89,68%. Tiền mặt trong 2 năm 2012 và 2013 tăng mạnh là do công ty đã hoàn tất các công trình và nhà đầu tư đã trả một phần tiền công trình, đồng thời trong năm 2012 công ty cũng thu được một số khoản vay nợ từ công nhân viên và đối tác kinh doanh. Bên cạnh việc thu thêm tiền mặt, công ty cũng đã rút bớt một lượng tiền gửi trong ngân hàng về quỹ. Do đó tiền mặt tăng mạnh còn tiền gửi ngân hàng lại sụt giảm đáng kể. Mặc dù dự trữ tiền mặt có thể dễ dàng đối phó với những bất thường xảy ra, nâng cao khả năng thanh toán tức thời của công ty hay chớp được cơ hội kinh doanh nhưng giữ nhiều tiền mặt làm cho vốn bị ứ đọng, giảm tốc độ luân chuyển vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

+ Phải thu khách hàng: Đây là khoản mục luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng

các khoản phải thu của công ty. Giai đoạn 2011-2012 chỉ tiêu này tăng 677.152.200 đồng, với tốc độ 11,36%. Sang đến năm 2013, phải thu khách hàng tiếp tục tăng 4.235.809.422 đồng hay 63,81%. Điều này cho thấy một lượng vốn khá lớn của công ty đã bị khách hàng chiếm dụng và có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân của tình trạng này là cũng là do xuất phát từ đặc điểm ngành của công ty. Công ty chủ yếu thi công theo các đơn đặt hàng từ phía các nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, mà đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì để giành được hợp đồng là rất khó khăn. Do đó bên cạnh nhiều cố gắng khác, công ty cũng phải chấp nhận nhiều điều khoản bất lợi trong thanh toán như là chấp nhận thanh toán chậm nhằm tạo ra một lợi thế trong cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng còn có một quy định mang tính bắt buộc trong phương thức thanh toán đó là để lại 5% giá trị công trình để bảo hành. Thực tế còn có một số chủ đầu tư còn cố tình thanh toán chậm.

+ Ứng trước người bán: Năm 2012 khoản trả trước cho người bán cũng tăng khá mạnh so với năm 2011 với tốc độ 136,95% tương ứng 1.454.936.304 đồng. Sự tăng lên này là do công ty đã ứng trước tiền cho nhà cung cấp nguyên vật liệu để

dựng. Tuy nhiên sang năm 2013 khoản mục này lại giảm một lượng tương đối lớn so với năm 2012, giảm 1.345.328.536 đồng hay với tốc độ 53,44%. Cùng với việc hoàn tất các công trình vào thời điểm cuối năm, công ty cũng giảm bớt nhu cầu mua các yếu tố đầu vào, đồng thời trong năm tới công ty có kế hoạch đầu tư nhiều vào lĩnh vực

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hợp thịnh (Trang 45 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)