5 LN sau thuế chưa phân phối 1,73,661,
4.3.3 Giải pháp về tài chính
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Vốn được chia làm hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là nâng cao hiệu quả sử dụng hai loại vốn này.
Thứ nhất: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Đây là khoản đầu tư ứng trước mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần giá trị qua nhiều chu kỳ kinh doanh. Hình thành một vòng quay khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Áp dụng tốt biện pháp này công ty sẽ giảm chi phí đầu tư về TSCĐ. Giảm chi phí mà doanh thu tăng thì lợi nhuận của công ty sẽ tăng. Cụ thể công ty nên:
- Đầu tư mua sắm TSCĐ phải phù hợp với điều kiện, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty , tránh mua phải TSCĐ đã bị lạc hậu.
- Trong một số trường hợp công ty không cần phải mua TSCĐ, mà có thể thuê TSCĐ đó như thuê nhà xưởng,… để giảm bớt vốn đầu tư vào TSCĐ.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ bằng cách tiến hành sữa chữa bảo dưỡng thường xuyên hoặc theo định kỳ máy móc thiết bị đúng kế hoạch, tránh tình trạng để xảy ra hư hỏng mới tiến hành sửa chữa vừa tốn kém, vừa không thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của toàn công ty.
- Thanh lý nhượng bán TSCĐ không sử dụng hoặc sử dụng không mang lại
hiệu quả kinh tế để tận dụng vốn và tiết kiệm chi phí duy trì bảo dưỡng.
Thứ hai: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cần làm tốt các công việc sau: - Giảm tỷ trọng hàng tồn kho: Hàng tồn kho đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp. Công ty nên lập kế hoạch chi tiết về quản lý hàng tồn kho sao cho lượng hàng tồn kho đạt ở mức vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo được chi phí về hàng tồn kho là thấp nhất.
- Trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp, các khoản phải thu là khá lớn và chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán. Vì vậy cần phải theo dõi và đôn đốc việc thu hồi các khoản phải thu, tăng hiệu quả vòng quay vốn của các khoản phải thu, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng với số lượng lớn trong thời gian dài. Để giải quyết vấn đề này công ty cần phải quan tâm đến công tác thu nợ thông qua việc giao trách nhiệm cho bộ phận kế toán của công ty, lập sổ theo dõi chi
tiết công nợ, theo dõi các khoản nợ phải thu chi tiết đến từng khách hàng theo số phải thu, thời hạn thanh toán và khả năng thanh toán của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các khoản nợ đến hạn thanh toán.
- Công ty nên tiến hành lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ nhằm xác định rõ nhu
cầu về vốn tại từng thời điểm xác định để có thể có kế hoạch huy động vốn kịp thời khi có nhu cầu tránh tình trạng bị động phải vay ngắn hạn với chi phí cao, đặc biệt là khi có các dự án lớn cần nhiều vốn.