Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần thiết bị bưu điện (Trang 59 - 62)

5 LN sau thuế chưa phân phối 1,73,661,

4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đạt được thì Công ty cổ phần bưu điện vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định, đòi hỏi ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty sớm có biện pháp khắc phục để hiệu quả hoạt động hay lợi nhuận của công ty càng có điều kiện để nâng cao hơn nữa.

Một là : Khoản phải thu khách hàng luôn là một con số khá lớn: Trong ba năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 225.145.814.159đ; 145.483.874.012đ; 181.938.470.630đ. Nguyên nhân chủ yếu do trong nhiều hợp đồng, sau khi giao hàng, khách hàng thường chỉ trả khoản tiền mà theo hợp đồng là phải trả ngay, còn khoản tiền được phép thanh toán theo phương thức trả chậm dù đến hạn trả, khách hàng vẫn không chịu thanh toán. Mặt khác trong nhiều hợp đồng, công ty không quy định cụ thể, rõ ràng mức phạt nếu như khách hàng quá hạn thanh toán tạo ra một sơ hở lớn để khách hàng trì trệ trả nợ, làm cho một phần vốn của công ty bị đọng lại, lãi từ hợp đồng này gần như là không có, hoặc có nhưng rất ít. Nguyên nhân khác dẫn đến khoản phải thu khách hàng lớn trong thời gian qua đó là: công ty có rất nhiều hợp đồng với quy định điều khoản thanh toán là theo phương thức chậm trả. Không phải công ty không muốn khách hàng thanh toán ngay nhưng phải chấp nhận khách hàng thanh toán sau là do trong ba năm qua, nền kinh tế không ổn định, việc tìm kiếm khách hàng của công ty cũng gặp đôi chút khó khăn nên để thu hút khách hàng, công ty buộc phải chấp nhận cách thanh toán trả sau trong những trường hợp đã ký kết được. Có nhiều hợp đồng lớn của công ty có thời gian thanh toán quy định khá dài: trong 15 tháng dẫn tới khoản nợ của khách hàng trong năm đó bị tăng cao. Mặt khác, công tác rà soát các khoản nợ của khách hàng do cán bộ công ty đảm trách không được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, việc đôn đốc thu hồi các khoản nợ dưới 1 năm đến hạn trả của khách hàng cũng không được thực hiện kiên quyết, kịp thời làm cho các khoản nợ phải thu của khách hàng càng cao. Nhiều khoản phải thu khách hàng công ty đã sắp xếp vào loại nợ khó đòi và có nguy cơ là không thu hồi được làm cho ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Hai là: Thời gian vừa qua công ty có đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị mới với số vốn đầu tư là khá lớn. Trong khi nguồn vốn kinh doanh quay vòng chậm vì vậy để đầu tư số tài sản đó, công ty đã sử dụng khá nhiều nguồn vốn vay từ Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ANZ với lãi suất cao làm cho chi phí lãi vay lớn, ảnh hưởng không tốt tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Ba là: Việc thu hút thêm khách hàng mới của công ty chưa tương xứng với khả năng, vị thế, uy tín của công ty. Trong những năm qua, mặc dù đã thực hiện những chính sách ưu tiên đối với khách hàng mới nhưng số lượng hợp đồng ký kết với các khách hàng mới chưa nhiều. Hạn chế này là do trương trình quảng cáo, marketing của công ty chưa tốt.

Bốn là: Công ty chưa có nhiều biện pháp cho việc thắt chặt chi phí trong kinh doanh, vẫn còn tồn tại nhiều khoản chi phí lãng phí không đem lại hiệu quả kinh tế. Cụ thể như:

• Chi phí sử dụng điện thoại : Trong công ty khoản chi phí này vẫn còn lãng phí, các nhân viên vẫn còn sử dụng tùy tiện với mục đích cá nhân, họ vẫn chưa thực sự có ý thức tiết kiệm làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

• Chi phí quản lý hành chính: như chi phí tiếp khách, hội họp, công tác phí vẫn còn khá lớn và lãng phí, có những khoản chi phí không thực sự cần thiết mà công ty vẫn không kiểm soát được.

Về quản lý giá vốn hàng bán trong ba năm 2008, 2009, 2010 giá vốn hàng bán còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí kinh doanh của công ty, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu như đồng, sắt, thép, nhựa, các linh kiện điện tử,… chiếm tỷ trọng lớn nên chi phí mua rất cao. Điều này cho thấy công tác và tìm kiếm nguồn hàng mới thay thế trong thời gian qua của công ty chưa được chú trọng.

Năm là: Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ chưa hợp lý, doanh thu sản phẩm tiêu thụ chưa xứng với tiềm năng. Công ty có nhiều mặt hàng khác nhau nhưng không phải sản phẩm nào cũng mang lại lợi nhuận cho công ty. Chẳng hạn một số thiết bị bưu chính doanh thu còn bị giảm qua các năm. ì vậy công ty nên ưu tiên tăng khối lượng sản xuất những mặt hàng có tốc độ tiêu thụ lớn, mang lại lợi nhuận cao cho công ty, giảm tỷ trọng các mặt hàng khó tiêu thụ, ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của công ty.

Sáu là: Các khoản giảm trừ doanh thu trong 3 năm qua khá cao.Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do công ty đã thực hiện chính sách chiết khấu thương mại với các tỷ lệ chiết khấu khác nhau cho những khách hàng ký kết các hợp đồng có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên: từ 300 - 600 triệu đồng áp dụng tỷ lệ chiết khấu 2%, từ 600 – 1.000 triệu đồng là 3,5 %, trên 1.000 triệu đồng là 5%. Tuy nhiên có thể thấy được mốc được hưởng chiết khấu thương mại của công ty đặt ra là chưa hợp lý: 300 triệu đồng là một hợp đồng có giá trị còn nhỏ cộng với việc chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm trả thường là trong vòng 15 ngày hoặc 30 ngày khiến cho công ty bị thiệt nhiều hơn, lãi thu được là không đáng kể.

Để khắc phục và giải quyết những tồn tại không phải là việc đơn giản có thể thực hiện một sớm một chiều mà cần có sự chỉ đạo của các nhà quản trị, sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, các cá nhân bộ phận có liên quan.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần thiết bị bưu điện (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w