Bảo hiểm nơng nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực hiện chính sách bảo hiểm trong sản xuất lúa tại huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 156)

2.2.2.1. Một số mơ hình bảo hiểm nơng nghiệp ở Việt Nam

Theo Báo điện tử ðảng Cộng Sản Việt Nam, trong số các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, cĩ 2 doanh nghiệp (Tổng cơng ty bảo hiểm Bảo Việt và Groupama) đã triển khai bảo hiểm nơng nghiệp và 2 doanh nghiệp ở dạng tiềm năng (Bảo Minh và Cơng ty bảo hiểm ngân hàng nơng nghiệp).

Tổng cơng ty bảo hiểm Bảo Việt đã tiến hành bảo hiểm cây lúa, mùa màng tại huyện Vụ Bản (tỉnh Nam ðịnh) từ năm 1982 nhưng khơng thành cơng, hiện nay đã dừng hoạt động này (kết thúc năm 1983). Thời gian gần đây, Bảo Việt tiến hành bảo hiểm cây cao su, bạch đàn, vật nuơi (bị sữa), tuy nhiên, tổn thất quá lớn, chi phí cao, hiệu quả thấp.

Từ năm 1993, bảo hiểm mùa màng cũng được triển khai tới các hộ nơng dân của 12 tỉnh trong cả nước, bao gồm: An Giang, Bình ðịnh, Bình Thuận, Bắc Giang, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, ðồng Tháp, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Sĩc Trăng và Vĩnh Long. Kết quả bảo hiểm này chưa thực ý nghĩa vì tổng diện tích được bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 1,16% tổng diện tích gieo trồng tồn quốc (năm 1995) và 0,27% (năm 1997).

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 31 Rừng và cao su (2 sản phẩm bảo hiểm cây cơng nghiệp chính của Bảo Việt) cũng được bảo hiểm, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích gieo trồng thực tế. Diện tích cao su được bảo hiểm chỉ chiếm 10% (doanh thu phí bảo hiểm trong 3 năm 1996, 1997 và 1998 là 3,4 tỷ đồng, bồi thường 200 triệu đồng), cịn rừng chỉ được bảo hiểm một vùng 20.000 ha ở Kiên Giang. Bảo hiểm cây bạch đàn làm nguyên liệu giấy mới được thực hiện cho một dự án liên doanh trồng rừng với 44.000 ha trong 2 năm 1997, 1998 với phí bảo hiểm thu được 120.000 USD.

Bảo hiểm vật nuơi trước đây cĩ triển khai một số nơi, nhưng Bảo Việt thấy khơng hiệu quả nên đã dừng triển khaị Nhìn chung những năm gần đây, trong bảo hiểm nơng nghiệp, Bảo Việt chủ yếu triển khai bảo hiểm nơng nghiệp cho hai đối tượng là cây cao su (Bình Phước, Tây Ninh) và bị sữa (Kon Tum). Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh khơng cao, tỷ lệ bồi thường chiếm trên 80% so với doanh thu phí bảo hiểm, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ bảo hiểm khác của Bảo Việt (tỷ lệ bồi thường 50%).

Cùng với Bảo Việt, Cơng ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam cũng triển khai bảo hiểm nơng nghiệp. Groupama là một cơng ty bảo hiểm của Pháp bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 2001. Groupama cung cấp các dịch vụ bảo hiểm vật nuơi, cây trồng; bảo hiểm tài sản, thiệt hại dùng trong sản xuất nơng nghiệp, bảo hiểm việc cung ứng nguyên vật liệu thiết bị và bao tiêu các sản phẩm nơng nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động nơng nghiệp và trách nhiệm dân sự trong sản xuất nơng nghiệp, bảo hiểm đối với hoạt động nuơi tơm từ năm 2002. Mặc dù là nhà bảo hiểm nơng nghiệp lớn và cĩ nhiều kinh nghiệm tại Pháp và trên thế giới, song Groupama khơng thành cơng với bảo hiểm nơng nghiệp ở Việt Nam, doanh thu thấp, bồi thường cao, liên tục lỗ từ khi thành lập đến naỵ

Trước đây, Groupama hoạt động chủ yếu tại các tỉnh vùng đồng bằng sơng Cửu Long với việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm vật nuơi, cây trồng; bảo hiểm tài sản, thiệt hại dùng trong sản xuất nơng nghiệp, bảo hiểm việc cung ứng nguyên vật liệu thiết bị và bao tiêu các sản phẩm nơng nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động nơng nghiệp và trách nhiệm dân sự trong sản xuất nơng nghiệp từ năm 2002. Groupama cũng đã thử nghiệm cung cấp dịch vụ bảo hiểm đối với các hoạt động ngư nghiệp,

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 32 chủ yếu là đối với hoạt động nuơi tơm. Tuy nhiên, cơng ty đã chấm dứt cung cấp dịch vụ này sau một cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề. Mặc dù đã cĩ nhiều cố gắng, nhưng doanh thu từ loại hình bảo hiểm nơng nghiệp của Groupama cũng khơng đáng kể, tỷ lệ bồi thường rất lớn (năm 2005 tỷ lệ bồi thường lên tới 4.426%).

Từ năm 2005, cơng ty này mở rộng địa bàn hoạt động ra ngồi khu vực đồng bằng sơng Cửu Long và miền ðơng Nam Bộ, đồng thời thu hẹp đối tượng bảo hiểm, theo đĩ, chỉ bảo hiểm cho vật nuơi (bị và lợn). Doanh thu bảo hiểm nơng nghiệp thấp chỉ đạt 11 triệu đồng năm 2007. Hai doanh nghiệp khác ở dạng tiềm năng, đĩ là Tổng Cơng ty cổ phần Bảo Minh và Cơng ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam. Bảo Minh triển khai bảo hiểm tín dụng khoản vay phục vụ sản xuất nơng nghiệp theo chỉ số thời tiết ở ðồng Tháp. Tuy nhiên, do mức phí tương đối cao (khoảng 15% giá trị khoản vay) nên phía ngân hàng cũng khơng mặn mà lắm. Cơng ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn được phép triển khai bảo hiểm nơng nghiệp. Hiện nay, cũng đang nghiên cứu đề án tiền khả thi triển khai bảo hiểm nơng nghiệp.

Năm 2011, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 315/qđ – ttg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp tại một số địa phương. Theo đĩ, trong quá trình thực hiện thí điểm, nhà nước sẽ hỗ trợ cho người sản xuất nơng nghiệp giúp cho các hộ nơng dân cĩ thể tiếp cận với bảo hiểm nơng nghiệp. Thep quyết định 315, mức hỗ trợ thấp nhất là 20% cho tổ chức sản xuất nơng nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp. Và mức hỗ trợ cao nhất là 100% phí bảo hiểm cho hộ nơng dân, cá nhân nghèo, sản xuất nơng nghiệp trong khu vực thí điểm. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ trung ương là 100% đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương, 50% cho các địa phương cĩ tỷ lệ điều tiết ngân sách trung ương dưới 50%. Quy định 315 cũng đưa ra đối tượng được thực hiện bảo hiểm thí điểm. ðĩ là thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam ðịnh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang và ðồng Tháp. Bảo hiểm được thực hiện đối với trâu bị, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, ðồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phịng, Thanh Hĩa, Bình ðịnh, Bình Dương và Hà Nộị Về nuơi trồng thủy sản cá tra, cá basa, tơm sú, tơm chân trắng tại Bến Tre, Sĩc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Maụ

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 33

2.2.2.2. Một số vấn đề trong bảo hiểm nơng nghiệp hiện nay

- Triển khai bảo hiểm nơng nghiệp ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Qua phân tích kết quả triển khai bảo hiểm nơng nghiệp của Bảo Việt và Groupama cho thấy, kết quả triển khai bảo hiểm nơng nghiệp của Việt Nam rất hạn chế. Doanh thu phí bảo hiểm nơng nghiệp hàng năm thấp, tỷ trọng doanh thu rất nhỏ so với phí bảo hiểm của tồn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: 0,069% (năm 2004); 0,008% (năm 2005); 0,012% (năm 2006); 0,01% (năm 2007). Việc triển khai bảo hiểm nơng nghiệp khơng hiệu quả, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu cao – trên 80%, nếu tính các chi phí khác của doanh nghiệp bảo hiểm như chi quản lý, chi bán hàng, trích lập dự phịng nghiệp vụ thì kết quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm nơng nghiệp bị lỗ.

- Như vậy, qua thực tế triển khai bảo hiểm nơng nghiệp Việt Nam thời gian qua cĩ thể thấy, diện tích cây cĩ hạt, cây ăn quả, cây cơng nghiệp lớn, số lượng gia súc, gia cầm rất nhiều, song mới chỉ cĩ một số lượng rất nhỏ cây cơng nghiệp được bảo hiểm. Việc triển khai bảo hiểm nơng nghiệp khơng hiệu quả, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra cũng như hỗ trợ nơng dân khi xảy ra tổn thất. Cây lúa là cây nơng nghiệp cĩ tầm quan trọng hàng đầu, nhưng vào thời điểm hiện tại vẫn chưa được bảo hiểm.

Cĩ nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của thị trường bảo hiểm nơng nghiệp thời gian quạ

- Về phía doanh nghiệp bảo hiểm: Sản phẩm bảo hiểm chưa phù hợp. Phần lớn là các sản phẩm bảo hiểm đa rủi ro, chưa cĩ sản phẩm chuẩn, cụ thể cho một loại đối tượng bảo hiểm, cho một số rủi ro nhất định và triển khai với quy mơ rộng khắp. Cơng tác khai thác bảo hiểm cịn nhiều hạn chế. Tập quán sản xuất, nuơi trồng của nơng dân manh mún, thiếu các phương pháp nuơi trồng chuẩn trong khi địa bàn sản xuất lại phân bố rất rộng. Số lượng cán bộ ít, trình độ hạn chế (yêu cầu phải rất hiểu biết về cây trồng vật nuơi cũng như kiến thức về bảo hiểm), chi phí khai thác lớn trong khi giá trị bảo hiểm nhỏ, phân tán. Chưa cĩ phương thức quản lý rủi ro hữu hiệu đối với cây trồng vật nuơi được bảo hiểm. Thậm chí cịn xuất hiện tâm lý sợ người dân lựa chọn rủi ro đối nghịch hoặc trục lợi trong bảo hiểm nơng nghiệp. Trong các loại hình bảo hiểm khác, doanh nghiệp bảo hiểm cĩ thể kiểm sốt và hạn chế tổn thất, nhưng trong bảo hiểm nơng nghiệp rất khĩ hạn chế hiện tượng này vì số người được bảo hiểm, đối tượng bảo

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 34 hiểm rất lớn và cĩ mặt rộng khắp trên mọi miền đất nước. Cơng tác giải quyết bồi thường cịn chậm, thủ tục cịn phiền hà, gây nhiều khĩ khăn cho người tham gia bảo hiểm dẫn đến tâm lý người dân khơng muốn tham gia bảo hiểm.

Mặt khác, do tổn thất cao, lợi nhuận thấp nên khơng thu hút được các doanh nghiệp bảo hiểm tham giạ Vì là bảo hiểm thương mại nên doanh nghiệp đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Nhà nước khơng thể ép doanh nghiệp triển khai sản phẩm nàỵ Do những đặc thù của sản xuất nơng nghiệp, chi phí cho bán bảo hiểm lớn, việc kiểm tra, giám định tổn thất và bồi thường gặp khĩ khăn, trong khi hoa hồng lại thấp so với số phí bảo hiểm thu được... nên khơng thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu tăng phí bảo hiểm tương ứng với rủi ro thì nơng dân khơng cĩ khả năng tham gia; cịn nếu giữ phí bảo hiểm ở mức thấp thì khơng đảm bảo khả năng tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đĩ, do các doanh nghiệp đều đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận lên hàng đầu, tiền lương của cán bộ khai thác bảo hiểm cũng được căn cứ trên cơ sở này, do vậy khơng cĩ cán bộ bảo hiểm nào mặn mà với việc triển khai bảo hiểm nơng nghiệp của doanh nghiệp mình. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm cĩ hạn. Rủi ro thiên tai trong bảo hiểm nơng nghiệp nhiều khi mang tính chất thảm hoạ do phạm vi, mức độ tàn phá, thiệt hại về mặt tài chính rất lớn vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ lựa chọn một số rủi ro và triển khai trên một vài địa bàn hạn chế.

Thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển. Chưa cĩ sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm, các chương trình tái bảo hiểm cũng như sự phát triển của thị trường tái bảo hiểm, đầu ra rất quan trọng cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Vì các rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp, nên các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải cĩ sự hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm.

- ðối với người nơng dân: Người dân chưa cĩ thĩi quen tham gia bảo hiểm. Dân trí của nơng dân cịn thấp, tập quán phĩ mặc cho trời nên chưa chủ động tham gia bảo hiểm, nhằm khắc phục khĩ khăn tài chính khi xảy ra thiên taị Thiên tai trong nơng nghiệp rất lớn nhiều khi mang tính chất thảm hoạ, mức độ tổn thất khác nhau trong khi đại đa số nơng dân nước ta cĩ thu nhập rất thấp do vậy khơng cĩ khả

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 35 năng mua bảo hiểm. Sản xuất manh mún, phần lớn kỹ thuật chăm sĩc, quy trình sản xuất theo kinh nghiệm và tự phát dẫn đến rất rủi ro và khĩ đánh giá đối với đối tượng được bảo hiểm. Tâm lý phổ biến là lựa chọn khả năng chắc chắn xảy ra tổn thất mới tham gia bảo hiểm. Ví dụ như: Người dân ở vùng thường xuyên bị lũ lụt mới mua bảo hiểm, hoặc biết vật nuơi cĩ bệnh thì mới mua bảo hiểm, hoặc chỉ mua bảo hiểm cho tài sản sắp hỏng,…

- ðối với Nhà nước: Chưa cĩ cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ chi phí cho nơng dân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nơng nghiệp; chưa cĩ cơ chế, chính sách tài chính, bù đắp chi phí cho doanh nghiệp triển khai bảo hiểm nơng nghiệp; chưa cĩ chính sách hỗ trợ nơng dân tham gia bảo hiểm; Chưa cĩ sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống pháp luật (bảo hiểm nơng nghiệp chưa được chú trọng, chưa được coi là loại hình bảo hiểm bắt buộc), vai trị của các cơ quan nhà nước cĩ liên quan trong cơng tác điều tra, nghiên cứu, phân tích dự báo chưa được chú trọng; Chưa cĩ hệ thống cơ sở dữ liệu để làm căn cứ cho việc tính phí, triển khai bảo hiểm. Sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước; các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, các tổ chức tín dụng, tài chính và người nơng dân chưa chặt chẽ nên việc cung cấp đồng bộ các dịch vụ bảo hiểm và tín dụng để thúc đẩy, xúc tiến bảo hiểm nơng nghiệp cịn hạn chế. Mặt khác, việc Chính phủ vẫn thường xuyên thực hiện việc trợ cấp trong trường hợp xảy ra thiên tai lớn đã làm nảy sinh tư tưởng ỷ lại, làm suy yếu khả năng tham gia bảo hiểm nơng nghiệp của người dân.

ðể hình thành và phát triển bảo hiểm nơng nghiệp ở Việt Nam, trước hết, cần xác định đối tượng bảo hiểm hướng vào một số cây trồng, vật nuơi chủ lực như: Lúa, cà phê, trâu, bị, lợn, gia cầm, tơm, cá và xác định những rủi ro cần được bảo hiểm.... Lựa chọn một số cây trồng, vật nuơi phù hợp với từng vùng làm thí điểm rồi nhân rộng; ðẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, vận động nơng dân tham gia bảo hiểm cây trồng, vật nuơi thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, qua các đồn thể quần chúng như hội nơng dân, hội khuyến nơng, hội phụ nữ; Mở các lớp tập huấn cho nơng dân; Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai các loại sản phẩm theo từng vùng, miền, kênh phân phối, đội ngũ giám định và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính, bù đắp chi phí cho doanh nghiệp triển khai bảo hiểm nơng nghiệp; Hỗ trợ nơng dân tham gia bảo hiểm; Tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước, các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, các tổ chức tín dụng, tài chính và nơng dân.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ……… 36

2.2.3. Tng hp kết qu thc hin thí đim bo him cây lúa nước ta

Theo báo cáo của các địa phương và các doanh nghiệp bảo hiểm, tính đến ngày 30/4/2013, việc thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 234.235 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đĩ 80,8% là hộ nghèo), với giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuơi, thuỷ sản là 5.437.574 triệu đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303.295 triệu đồng, cụ thể như sau:

+ Về cây lúa (các tỉnh Nam ðịnh, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, ðồng Tháp) với tổng diện tích trồng lúa đã tham gia bảo hiểm là 45.412 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 189.797 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm 1.477.657 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 65.126 triệu đồng; đã giải quyết bồi thường là 6.314 triệu đồng, cịn phải bồi thường 2.800 triệu đồng.

+ Về vật nuơi (các tỉnh, thành phố Bắc Ninh, Nghệ An, ðồng Nai, Vĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực hiện chính sách bảo hiểm trong sản xuất lúa tại huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 156)