Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào

Một phần của tài liệu giao an 10 toan tap (Trang 40 - 42)

là gì?

HS: Là 1 chuỗi các phản ứng oxy hoá khử chuyển hoá năng lượng trong tế bào sống và cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào, cơ thể.

GV: Trả lời câu lệnh trang 64: Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucose thay vì phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể? HS: Năng lượng chứa trong các phân tử glucose qúa lớn so với nhu cấu năng lượng của các phản ứng đơn lẻ trong tế bào. Trong khi đó ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết. Mặt khác qua quá trình thích nghi enzim đã thích nghi với việc dùng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào.

GV: Cho HS phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp tế bào, hô hấp kị khí và lên men.

HS: Thảo luận nhóm và trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn của hô hấp tế bào

GV: Cho HS quan sát tranh hình 16.1 SGK.

GV: Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn nào và diễn ra ở đâu trong tế bào?

HS: Gồm 3 giai đoạn: đường phân (chất nguyên sinh), chu trình crep (chất nền ti thể), chuỗi truyền electron (màng trong ti thể).

Tranh hình 16.2 SGK

GV: Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn đường phân?

HS: Xảy ra trong bào tương, nguyên liệu là glucose, ADP, NAD, Pi. Sản phẩm là 2 axit pyruvic, 2 NADH, 2 ATP.

Tranh hình 16.3 SGK

GV: Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn chu trình Crep?

HS: Quan sát tranh và trả lời.

GV: Phần này tương đối khó nên GV dựa vào tranh vẽ giảng giải cho HS nắm bài rõ hơn.

GV: Trả lời câu lệnh trang 65 SGK. HS: Năng lượng nằm trong các phân tử NADP, FADH2.

GV: Bổ sung cho hoàn chỉnh.

Tranh hình 16.1 SGK

GV: Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của

2) Đặc điểm

- Nguồn nguyên liệu là các chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).

- Năng lượng được giải phóng ra từ từ để sử dụng cho hoạt động sống và tổng hợp ATP.

- Sản phẩm hô hấp cuối cùng là CO2 và H2O.

- Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được điều khiển thông qua hệ enzim hô hấp.

II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào bào

1) Đường phân

- Xảy ra trong bào tương (chất nguyên sinh). - Nguyên liệu: đường glucose, ADP, NAD, Pi. - Kết quả: Từ 1 phân tử glucose tạo ra 2 phân tử axit pyruvic (C3H4O3) 2 phân tử NADH và 2 phân tử ATP (thực chất 4 ATP).

2) Chu trình Crep

- Xảy ra trong chất nền của ti thể.

- Nguyên liệu: axit pyruvic → acetyl-CoA (và tạo ra 2 phân tử NADH và 2 phân tử CO2).

- Acetyl-CoA đi vào chu trình Crep bị phân giải hoàn toàn tới CO2.

giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp? HS: Nghiên cứu hình vẽ và trả lời.

GV: Tổng sản phẩm tạo ra từ 1 phân tử đường glucose qua hô hấp?

HS: 34 ATP (1NADH = 3 ATP, 1 FADH2

= 2 ATP) được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào phân giải 1 phân tử glucose. GV: Nếu ước lượng nhờ hoạt động của chuỗi truyền electron hô hấp. Từ 1 phân tử NADP tế bào thu được ~2.5 ATP và từ 1 phân tử FADH2 thu được ~ 1.5 ATP. Tính xem khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử glucose tế bào thu được bao nhiêu ATP? HS: Thảo luận nhóm và trả lời vào phiếu học tập.

- Kết quả: tạo ra 6 NADH, 2 ATP, 2 FADH2, 4 CO2.

3) Chuỗi truyền electron hô hấp

- Xảy ra ở màng trong ti thể.

- Nguyên liệu: 10 NADH, 2 FADH2 (6O2, 34 Pi, 34 ADP).

- Kết quả: tạo ra 34 ATP (1NADH = 3 ATP, 1 FADH2 = 2 ATP).

4. Củng cố

- Cho học sinh đọc mục em có biết và hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK. - Trong 3 giai đoạn trên giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?

- Tổng số ATP được tạo ra khi oxy hoá hoàn toàn 1 phân tử đường glucose? - Phiếu học tập:

HOÀN THÀNH BẢNG SAU

Đường phân Chu trình Crep electron hô hấp Chuỗi truyền

Vị trí Bào tương Chất nền ti thể Màng trong ti thể

Nguyên liệu 1GTP, 2 ATP,2 NAD, 2ADP, 2Pi

2 a.pyruvic, 6 NAD 2FAD, 2 ADP, 2Pi

10NAD, 2FAD, 34Pi, 34 ADP, 6 O2.

Sản phẩm 2 a.pyruvic, 2NADH, 2 ATP 8NADH, 2 FADH2 2 ATP, 6 CO2

34 ATP, 6 H2O

Số ATP 2 ATP 2 ATP 34 ATP

Tổng số ATP 38 ATP

5. Hưởng dẫn học ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK. - Chẩun bị nội dung bài thực hành.

Tuần: 16 Tiết: 16

Bài 15: THỰC HÀNH

MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM

I. Mục tiêu bài dạy1. Kiến thức 1. Kiến thức

a. Cơ bản

- Học sinh phải biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.

- Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong sách giáo khoa.

b. Trọng tâm

Làm được các thí nghiệm về hoạt tính của enzim và giải thích được trên cơ sở kết quả thu được.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm.

- Kỹ năng quan sát và giải thích hiện tượng dựa trên kết quả thu được.

3. Thái độ

Có thái độ đúng đắn trong vấn đề bảo vệ sức khỏe thông qua việc xúc tác và trao đổi của các phản ứng chuyển hóa vật chất trong môi trường nội bào, dịch mô.

II. Chuẩn bị dạy và học1. Giáo viên 1. Giáo viên

a. Mẫu vật: 1 vài củ khoai tây sống và khoai tây đã luộc chín.

b. Dụng cụ và hoá chất:Dao, ống nhỏ giọt, dung dịch H2O2 , nước đá.

2. Học sinh

- Xem trước các bước tiến hành thí nghiệm như trong SGK đã trình bày. - Chuẩn giấy viết để ghi nhận kết quả, khoai tây để làm thí nghiệm.

Một phần của tài liệu giao an 10 toan tap (Trang 40 - 42)