Tranh hình 14.2 - SGK
GV: Cho HS thảo luận nhóm với các yêu cầu sau:
- Hoạt động sống của tế bào sẽ như thế nào nếu không có các enzim?
- Tế bào điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách nào?
- Chất ức chế và hoạt hoá có tác động đến enzim như thế nào?
HS: Thảo luận và trả lời được:
- Phản ứng xảy ra chậm hoặc không xảy ra → hoạt động sống của tế bào không duy trì.
- Tế bào điều chỉnh hoạt tính của enzim. Chât ức chế làm enzim không liên kết với cơ chất.
- Chất hoạt hoá làm tăng hoạt tính của nzim.
GV: Điểu gì xảy ra khi 1 enzim nào đó được tổng hợp quá ít hoặc bất hoạt?
HS: Sản phảm không tạo thành và cơ chất của enzim đó cũng sẽ tích luỹ gây độc cho tế bào hay gây các triệu chứng bệnh lí. GV: Yêu cầu HS thực hiện lệnh mục 5 SGK.
HS: Trả lời
GV: Giảng thêm cho HS hiểu và hỏi: Thế nào là ức chế ngược?
HS: Ức chế ngược là kiểu điều hoà mà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như 1 chât ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.
d. Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim
Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.
II. Vai trò của enzim trong qúa trình chuyển hoá vật chất vật chất
- Enzim giúp cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào diễn ra nhanh hơn (không quyết định chiều phản ứng) tạo điều kiện cho các hoạt động sống của tế bào.
- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim
- Ức chế ngược là kiểu điều hoà mà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như 1 chât ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.
4. Củng cố
- Cho HS đọc mục em có biết. Sử dụng câu hỏi 3, 4 trong SGK.
- Tại sao enzim amylaza chỉ tác động được lên tinh bột mà không tác động được lên protein, cellulose...(Do trung tâm hoạt động của enzim không tương thích cơ chất).
- Khi ăn thịt với nộm đu đủ thì đỡ bị đầy bụng (khó tiêu hoá) do trong đu đủ có enzim phân giải protein.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Xem trước bài mới, bài hô hấp tế bào. Tuần: 15 Tiết: 15
I. Mục tiêu bài dạy1. Kiến thức 1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Học sinh phải giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào. Nêu được sản phẩm cuối cụng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.
- Trình bày được quá trình hô hấp tế bào bao gồm nhiều giai đoạn rất phức tạp, có bản chất là 1 chuỗi các phản ứng ôxy hoá khử.
- Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.
b. Trọng tâm
Biết hô hấp tế bào là gì? Nắm được vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hóa vật chất.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, quan sát và giải thích hiện tượng dựa vào kiến thức đã học.
3. Thái độ
Chăm sóc cơ thể hợp lý, luôn cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể.
II. Chuẩn bị dạy và học1. Giáo viên 1. Giáo viên
- Tranh vẽ hình 16.1, 16.2 và 16.3 SGK. - Phiếu học tập để cho HS thảo luận nhóm.
2. Học sinh
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về hô hấp nội bào và các giai đoạn trong quá trình hô hấp nội bào.
- Phiếu học tập của nhóm để thảo luận.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học1. Ổn định tổ chức lớp 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ
- Enzim là gì? Enzim hoạt động theo cơ chế nào?
- Enzim có vai trò gì trong hoạt động chuyển hóa vật chất?
- Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm, thậm chí bị mất hoàn toàn?
3. Bài mới
a. Mở bài
Con người muốn sống thì cần phải hít thở, quá trình này liên quan đến mũi, phế quản, phổi,… đây là hô hấp ngoài. Quá trình hô hấp ngoài chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của một quá trình quan trọng xảy ra bên trong tế bào: đó là hô hấp nội bào. Quá trình hô hấp này giải phóng năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ tạo thành năng lượng của các phân tử ATP.
b. Bài mới
Hoạt động của Thầy & Trò NộiDung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hô hâp tế bào.
GV: Em hiểu thế nào là hô hấp ?
HS: Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
GV: Trên cơ sở đó GV liên hệ đến hô hấp tế bào.
+ Phương trình tổng quát:
C6H12O6+6O2=6CO2+6O2 + NL
+ Năng lượng giải phóng ra qua hô hấp