1) Khái niệm
- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng.
chất của chuyển hoá vật chất?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
GV: Thế nào là quá trình đồng hoá và dị hoá? Mối quan hệ giữa 2 quá trình trên. HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Bản chất: đồng hoá, dị hoá.
2) Đồng hoá và dị hoá
- Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (đồng thời tích luỹ năng lượng - dạng hoá năng).
- Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (đồng thời giải phóng năng lượng).
4. Củng cố
- Cho học sinh đọc phần kết luận cuối bài.
- Cho học sinh dùng sợi thun căng ra rồi buông một đầu, giải thích đâu là động năng, đâu là thế năng.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài mới, tại sao khi ta cho cơm vào miệng nhai một lúc thì có vị ngọt? Giải thích hiện tượng trên.
Tuần: 14 Tiết: 14
Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIMTRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
I. Mục tiêu bài dạy1. Kiến thức 1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Học sinh phải trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim cũng như các cơ chế tác động của enzim.
- Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim. - Giải thích được cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng các enzim.
b. Trọng tâm
Nắm được bản chất và cơ chế tác động của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập với SGK. - Biết cách giải thích hiện tượng dựa trên kết quả quan sát được.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn trong vấn đề bảo vệ sức khỏe thông qua việc xúc tác và trao đổi của các phản ứng chuyển hóa vật chất trong môi trường nội bào, dịch mô.
- Môi trường: ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim trong tế bào, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật.
- Hiện tượng kháng thuốc trừ sâu ở nhiều loại côn trùng do có khả năng tổng hợp enzim phân giải loại thuốc đó. Hiệu quả trừ sâu kém, ô nhiễm môi trường.
- Có ý thức tăng cương sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh, hạn chế thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ môi trường sống.
II. Chuẩn bị dạy và học1. Giáo viên 1. Giáo viên
- Tranh vẽ phóng to hình 14.1 và 14.2 SGK. -Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
2. Học sinh
- Xem trước bài mới, tại sao khi ta cho cơm vào miệng nhai một lúc thì có vị ngọt? Giải thích hiện tượng trên.
- Phiếu học tập của nhóm để thảo luận.