Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn cho

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường thpt dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 91 - 133)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn cho

trưởng bộ môn

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp các tổ trưởng bộ môn có kỹ năng xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các tổ bộ môn chủ động về nội dung, hình thức, thời gian tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn trên cơ sở kế hoạch ngoại khóa bộ môn của hiệu trưởng.

- Các tổ trưởng thấy được tổng thể hoạt động ngoại khoá bộ môn trong mối quan hệ với các hoạt động khác của trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành

* Nội dung:

- Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch nói chung, kỹ năng lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá bộ môn nói riêng.

+ Tổ trưởng bộ môn cần có kỹ năng thu thập, xử lí thông tin về các vấn đề liên quan đến công tác lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá bộ môn: thông tin về môn học và khoa học liên quan, về năng lực của học sinh đối với từng môn học, khả năng tổ chức thực hiện ngoại khóa của giáo viên bộ môn, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho tổ chức hoạt động ngoại khóa, ... Phân tích các thông tin để tìm ra những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá và những hạn chế cần khắc phục.

+ Kỹ năng xác định mục tiêu của buổi ngoại khoá: từ yêu cầu của môn học, từ các thông tin thu nhận được xác định các mục tiêu của hoạt động ngoại khoá một cách rõ ràng, phù hợp, cụ thể.

+ Dựa trên mục tiêu của các hoạt động ngoại khóa, phải có kỹ năng đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả.

+ Xác định rõ các bước thực hiện buổi hoạt động ngoại khoá. - Kế hoạch phải chỉ rõ:

+ Mục đích yêu cầu của hoạt động ngoại khóa. + Nội dung hoạt động ngoại khóa.

+ Hình thức tổ chức.

+ Đối tượng tham gia: thành phần, số lượng, yêu cầu. + Cơ sở vật chất cần chuẩn bị cho buổi ngoại khóa. + Thời gian, địa điểm tổ chức.

+ Thời gian diễn ra và thời gian dành cho từng hoạt động trong buổi ngoại khóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Người phụ trách.

+ Kinh phí cần để hoạt động.

+ Xác định phương án bảo vệ an ninh cho buổi ngoại khóa. + Phương án dự phòng.

- Bồi dưỡng kĩ năng hướng dẫn lập kế hoạch và thực hiện lập kế hoạch cho tổ trưởng.

Nhằm đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch, tổ trưởng bộ môn cần có năng lực chỉ đạo các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch và thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động của tổ bộ môn. Tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn là người căn cứ vào thực tế đặc thù bộ môn của mình để lên kế hoạch cho hoạt động ngoại khoá bộ môn. Để có được hiệu quả cao cũng như đảm bảo được tính khả thi của kế hoạch đồng thời phát huy trí tuệ tập thể và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn cần huy động tất cả giáo viên các môn học rà soát toàn bộ chương trình, kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học, trình độ nhận thức của học sinh, các điều kiện tham quan, ... lựa chọn những bài, những phần, những nội dung có thể thực hiện ngoại khóa, dự kiến các hình thức, thời gian tổ chức ngoại khóa phù hợp, khoa học và khả thi. Trên cơ sở các thống kê rà soát của giáo viên bộ môn, tổ, nhóm chuyên môn cùng trao đổi, bàn bạc, thống nhất xây dựng kế hoạch ngoại khóa của tổ bộ môn. Kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất và liên thông giữa các khối lớp; trong đó tính mới mẻ và kế thừa cần được chú ý, tránh lập lại các hoạt động dẫn đến nhàm chán và phải có sự nâng cao về nội dung của từng chủ đề hàng năm. Kế hoạch phải mang tính xuyên suốt năm học, không dồn ép và phải có mức độ vừa phải để không ảnh hưởng đến các hoạt động chính khóa. Việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức cần mang tính khoa học, thiết thực, có tính thực tế cao, có sức thu hút, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng và nguyện vọng của học sinh.

Hiệu trưởng dựa vào các bản kế hoạch được lập từ tổ, nhóm bộ môn, cân nhắc tính khả thi của từng hình thức tổ chức, đánh giá nó trong mối tương quan với các môn khác. Xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn xuất phát từ điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực tế của trường, đảm bảo các mục tiêu chung, nội dung của chương trình do Bộ quy định; kế hoạch được xây dựng theo chủ đề chung của toàn trường, thời điểm trong năm, cụ thể cho từng khối, từng môn ở các dạng hoạt động, mức độ, yêu cầu khác nhau, vừa có tính độc lập riêng vừa được lồng ghép trong các hoạt động của các bộ phận: chuyên môn, đoàn thể, văn nghệ, thể thao. Hiệu trưởng đưa các hoạt động ngoại khoá vào kế hoạch chung của nhà trường. Bên cạnh đó, hiệu trưởng phê duyệt các kế hoạch của tổ bộ môn và giao cho tổ nhóm chuyên môn thực hiện. Hiệu trưởng dựa vào điều kiện cụ thể của nhà trường để buộc các tổ nhóm chuyên môn phải thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt. Nếu vì lí do nào đó tổ bộ môn không thực hiện được kế hoạch ngoại khóa đã đề ra cần phải có sự giải trình, xác định rõ nguyên nhân để quy trách nhiệm, có kế hoạch dự phòng để thực hiện, tránh việc kế hoạch chỉ nằm trên giấy.

Kế hoạch tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn phải được lập cụ thể, chi tiết cho từng kỳ và cả năm ngay từ đầu năm học. Kế hoạch được triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên và các bộ phận có liên quan, giáo viên chủ nhiệm là lực lượng triển khai đến học sinh. Do tính chất của hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau nên việc xác định các bộ phận có liên quan rất quan trọng để kế hoạch mang tính toàn diện và việc huy động lực lượng sẽ được thuận tiện, dễ dàng hơn. Tổ, nhóm bộ môn cần cụ thể hoá kế hoạch hoạt động chung của trường vào bộ môn của mình theo tháng và từng buổi ngoại khoá cụ thể. Song song với kế hoạch tổ chức và quản lý, hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng phải lập ra một ban chỉ đạo để kiểm tra, đánh giá.

* Cách tiến hành:

Để giúp nhà trường nâng cao năng lực lập kế hoạch các hoạt động sau cần được tiến hành:

- Hiệu trưởng mời chuyên gia về tổ chức hoạt động ngoại khoá đến bồi dưỡng cho nhà trường về nội dung, hình thức, ... tổ chức hoạt động ngoại khoá.

- Hiệu trưởng hướng dẫn các tổ trưởng chuyên môn lí thuyết và cho họ thực hành lập kế hoạch của từng tổ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua các kì bồi dưỡng thường xuyên, ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tùy theo mục đích và nội dung của từng buổi ngoại khóa, kế hoạch hoạt động ngoại khóa có thể không cần đầy đủ các yêu cầu, các nấc bước chung của kế hoạch. Xin đưa ra một vài ví dụ:

- Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Vật lí lớp 10 về chủ đề Tổng hợp và phân tích lực, giáo viên bộ môn có thể phối hợp với giáo viên Thể dục thực hiện ngoại khóa trong thời gian 30 phút ngoài sân tập thông qua các trò chơi kéo co, đẩy gậy,... Với việc chia học sinh thành 2 nhóm: 1 nhóm được hướng dẫn cách vận dụng quy tắc tổng hợp lực để thực hiện trong các trò chơi và 1 nhóm không được hướng dẫn, kết quả của các đội chơi sẽ giúp giáo viên dẫn dắt học sinh nắm được các kiến thức của buổi ngoại khóa. Hoạt động này không tốn nhiều thời gian, kinh phí và sự đầu tư của giáo viên nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao bởi nó có tính thực tế, đồng thời thu hút sự tham gia tích cực của học sinh. Kế hoạch để thực hiện hoạt động này gồm:

+ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm vững quy tắc tổng hợp lực; Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Nội dung, hình thức:Tổ chức các trò chơi có liên quan đến tổng hợp lực. + Đối tượng tham gia: Học sinh khối 10.

+ Cơ sở vật chất: Gậy, dây kéo co.

+ Thời gian, địa điểm tổ chức: 16 giờ 30, ngày... tháng ... năm...; Sân tập + Người phụ trách: Giáo viên Vật lí, Giáo viên Thể dục.

+ Kinh phí: 200.000,0đ (Mua phần thưởng cho đội thắng cuộc).

- Hay đối với hoạt động ngoại khóa môn Hóa học vói chủ đề: Hóa học và thực phẩm hàng ngày, giáo viên sẽ báo cáo về vai trò, lợi ích của những chất hóa học có trong thực phẩm hàng ngày mang nhiều tác dụng tốt cho con người như i-ôt, phốt pho, can xi, vitamin C, kẽm, sắt,... đồng thời cũng làm rõ việc sử dụng các hóa chất kích thích sinh trưởng động, thực vật, chất bảo quản,... không đúng quy định có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, môi trường,... Bằng cách sử dụng một số hình ảnh tư liệu, một số phản ứng hóa học và nội dung tuyên truyền sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động này. Thời lượng tổ chức: 45 phút. Kế hoạch có những nội dung sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu rõ vai trò, lợi ích của những chất hóa học có trong thực phẩm hàng ngày và những tác hại của hóa chất đối với con người, môi trường, ....

+ Hình thức: Tuyên truyền, thí nghiệm. + Đối tượng tham gia: Học sinh toàn trường.

+ Cơ sở vật chất: Máy chiếu, hóa chất, mẫu thực phẩm, tăng âm. + Thời gian, địa điểm tổ chức: 14 giờ, ngày ... tháng ...năm ...; Hội trường. + Người phụ trách: Giáo viên Hóa học.

+ Kinh phí: 500.000,0đ (Mua hóa chất, thực phẩm; Bồi dưỡng giáo viên). - Đối với môn Văn, hình thức đố vui Văn học là một hình thức ngoại khoá hấp dẫn và có lượng kiến thức sâu, rộng. Việc vận dụng sự phát triển của khoa học và công nghệ sẽ giúp hoạt động ngoại khóa thêm hấp dẫn và hiệu quả: viết câu đố trên giấy rôki, dán kín những phần trả lời, học sinh đoán đến đâu, bóc tách đến đó; đưa nội dung lên chương trình Powerpoint, sử dụng nhạc nền, tranh ảnh minh hoạ, .... Học sinh tham dự luôn có cảm giác mình được tham gia trò chơi, nhất là khi hình thức tổ chức, câu hỏi, quà tặng đều bất ngờ, lí thú.

Kế hoạch của hoạt động này gồm:

+ Mục đích yêu cầu: Ôn tập, mở rộng hiểu biết thuộc lĩnh vực văn học đã học. + Hình thức: Đố vui Văn học .

+ Đối tượng tham gia: Học sinh toàn trường. + Cơ sở vật chất: Máy chiếu, tăng âm.

+ Thời gian, địa điểm tổ chức: 14 giờ ngày ... tháng ... năm..; Hội trường. + Người phụ trách: Giáo viên Văn.

+ Kinh phí: 400.000,0đ (Mua phần thưởng cho học sinh tham gia; Bồi dưỡng giáo viên).

Thông qua các hoạt động ngoại khóa cụ thể, sẽ giúp tổ trưởng nâng cao năng lực lập kế hoạch, rèn kỹ năng xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn, đảm bảo hoạt động này thực hiện khoa học, hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu.

- Cán bộ quản lý, tổ trưởng bộ môn có tinh thần tích cực tự học, tự bồi dưỡng. - Có tinh thần trách nhiệm với công việc, với ngành, chủ động đề xuất biện pháp.

- Năng lực quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.

- Kinh phí hỗ trợ từ chuyên môn cho các hoạt động tập huấn, kiểm tra. Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho các tổ trưởng bộ môn là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT. Công việc này không chỉ khiến cho hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường đi vào nền nếp mà còn giúp người hiệu trưởng hoàn toàn chủ động trong công tác điều hành.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường thpt dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 91 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)