Vai trò của giáo viên bộ môn, tổ trưởng bộ môn và hiệu trưởng

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường thpt dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 56 - 133)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Vai trò của giáo viên bộ môn, tổ trưởng bộ môn và hiệu trưởng

hoạt động ngoại khóa bộ môn

1.3.5.1. Vai trò của giáo viên bộ môn

Trong hoạt động ngoại khoá bộ môn, người giáo viên có một vai trò không nhỏ:

Trước hết người giáo viên giúp cho các em nắm được ý nghĩa, tác dụng của hoạt động ngoại khoá, tạo cho các em có cơ hội để bày tỏ những hiểu biết của mình với chính lĩnh vực mà mình yêu thích nhất trong quá trình học tập .

Giáo viên là người hướng dẫn các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát hiện ra ở các em những khả năng nổi trội, tham mưu cho người phụ trách để có kế hoạch bồi dưỡng, ươm mầm tài năng, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giáo viên là người chỉ đạo, là trọng tài đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá, uốn nắn những sai lệch, động viên, khích lệ những sáng tạo và hình thành cho các em khả năng tự nghiên cứu, say mê khoa học. Các em không phải mất thời gian mò mẫm trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm đúng sai, không phải trả giá cho những gì không cần thiết.

Trên cơ sở kiến thức nội khoá, người giáo viên phụ trách ngoại khoá bộ môn sẽ có dịp mở rộng, cập nhật những kiến thức cần thiết, củng cố, phát triển những kỹ năng thực hành của học sinh. Hệ thống kiến thức của các em nhờ đó sẽ đựơc ghi nhớ theo lô gíc chặt chẽ, được khắc sâu.

Không chỉ thế người giáo viên ngoại khoá còn giáo dục cho các em phát triển tốt về mặt nhân cách, khơi dậy tình yêu với quê hương đất nước, có thái độ và hành động đúng trước cuộc sống xung quanh. Các kỹ năng của các em được phát triển toàn diện: Đọc - nghe - nói - viết - thực hành.

1.3.5.2. Vai trò của tổ trƣởng bộ môn

Tổ trưởng bộ môn luôn đi đầu trong việc áp dụng phương pháp dạy học mới vào việc xây dựng kế hoạch ngoại khóa bộ môn mình phụ trách, đồng thời phải gần gũi để động viên, nhắc nhở, giúp đỡ, trao đổi với giáo viên để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Tổ trưởng phải thường xuyên tổ chức các chuyên đề cụ thể về việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa sao cho hiệu quả, để giáo viên thảo luận tìm ra con đường truyền thụ kiến thức mới tốt nhất và chỉ cho học sinh có cách tái hiện kiến thức cũ nhanh nhất và chính xác nhất trong tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn.

Tổ trưởng bộ môn nên giao nhiệm vụ cho các thành viên về việc viết sáng kiến kinh nghiệm theo từng chủ đề về tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn, có áp dụng phương pháp mới đồng thời có sự góp ý rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.

Tổ trưởng bộ môn có kế hoạch và biện pháp để tổ bộ môn xây dựng chương trình, tài liệu tổ chức ngoại khóa; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá tiên tiến vào việc tổ chức ngoại khóa, đánh giá kết quả tham gia ngoại khóa của học sinh;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ngoại khóa, tổng kết, áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm về tổ chức hoạt động ngoại khóa hàng năm của giáo viên trong tổ để triển khai ứng dụng vào các năm học tếp theo.

1.3.5.3. Vai trò của ngƣời hiệu trƣởng

Trong hoạt động ngoại khoá bộ môn, người hiệu trưởng giữ vai trò quyết định. Hoạt động này có được duy trì đều đặn, có đạt được kết quả như mong muốn hay không là phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo từ phía người hiệu trưởng kiểm tra đánh giá, nhắc nhở thường xuyên thì hoạt động ngoại khoá bộ môn sẽ đi vào nền nếp và ngược lại.

Muốn vậy nó đòi hỏi trước hết ở người hiệu trưởng phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của công tác ngoại khoá bộ môn trong nhà trường. Có nhận thức được vấn đề này, người hiệu trưởng mới thấy được tính cấp thiết của việc cần tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Người hiệu trưởng phải nắm được và thông suốt một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra là phải “ Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp”.

Khi đã hiểu được vị trí, vai trò và tác dụng của ngoại khoá, hiệu trưởng sẽ lên kế hoạch năm học, đưa các hoạt động ngoại khoá vào kế hoạch và chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động ngoại khoá, tiến hành rút kinh nghiệm để hoạt động này đi vào nền nếp và thành sinh hoạt thường kỳ trong nhà trường trung học phổ thông.

Chất lượng chuyên môn sẽ được nâng lên một phần không nhỏ từ chính các hoạt động ngoại khoá. Bởi thế người hiệu trưởng trong nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, giao cho người phụ trách, dự trù các hoạt động chính trong kỳ, trong năm, hoàn toàn chủ động, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động ngoại khoá bộ môn.

Hiệu trưởng là người chỉ huy, tạo các điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá và cũng là người kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng của các hoạt động này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động ngoại khoá bộ môn là một bộ phận của hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần làm cho quá trình giáo dục ở nhà trường thêm phong phú, toàn diện. Tính chất nhiều hình, nhiều vẻ của hoạt động ngoại khoá giúp việc học tập của học sinh thêm phong phú, bổ ích và hứng thú. Những kiến thức mà học sinh thu nhận được trong quá trình hoạt động ngoại khoá thường sâu sắc và khó quên. Vì những lý do đó mà chúng ta không thể xem nhẹ các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. Muốn các hoạt động ngoại khoá bộ môn trở thành một hoạt động giáo dục thường xuyên và đạt kết quả tốt, hơn ai hết, người giáo viên và nhà quản lý phải ý thức được rằng tổ chức các hoạt động ngoại khoá là một phần, một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu được trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng quyết định chất lượng của các hoạt động ngoại khoá. Người hiệu trưởng phải nghiên cứu kỹ và có kế hoạch có các hình thức tổ chức, phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thường xuyên để người giáo viên và học sinh thực hiện thành công nhiệm vụ mà ngoại khoá đề ra. Hiệu trưởng cần chú trọng quản lý toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là chất lượng của nó, gắn kết với chất lượng giáo dục chính khoá để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA BỘ MÔN Ở TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH CAO BẰNG 2.1. Một vài nét về trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng

* Quá trình thành lập:

- Thành lập: Năm 1959 - tên trường là Trường thiếu nhi rẻo cao.

- Từ tháng 11 năm 1982 nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo học sinh THPT với tên gọi: Trường Trung học phổ thông vùng cao (theo QĐ số 228/UB - QĐ ngày 22/10/1982 của UBND tỉnh Cao Bằng).

- Đến năm 1985: thống nhất tên gọi trong toàn quốc, trường có tên gọi là: Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. Đối tượng học sinh là bậc THCS và THPT. Giai đoạn từ 1985 đến năm học 1997 - 1998 cơ sở vật chất không ổn định, phải chuyển địa điểm nhiều nơi (chín lần chuyển địa điểm). Có năm không tuyển sinh, số học sinh còn lại của trường năm học 1991 - 1992 phải gửi học tại trường Vùng Cao Việt Bắc (tại Thái Nguyên), vì không có trường, lớp. Trong giai đoạn từ năm học 1994 - 1995 đến tháng 12 năm 2001, nhà trường đảm nhiệm thêm việc giảng dạy khối các lớp Chuyên của tỉnh. Từ năm 2001 – 2007 trường đảm nhiệm thêm các lớp học sinh Bán công, lớp phổ thông bậc THPT của khu vực thị xã (nay là thành phố). Từ năm 2007 đến nay, trường chỉ đào tạo duy nhất một đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số bậc THPT.

- Sau nhiều năm chuyển đổi vị trí, đổi tên, hiện tại trường đã có vị trí khá ổn định, căn cứ theo Quyết định 49/2008/QĐ-BGĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, là trường Dân tộc nội trú bậc THPT duy nhất trong tỉnh Cao Bằng, từ năm 2001 đến nay chỉ đào tạo duy nhất một đối tượng là bậc THPT.

* Cơ sở vật chất:

- Diện tích: 15000m2, bề mặt không bằng phẳng, chia thành các tầng bậc khác nhau, chia cắt bởi đường dân sinh qua trường. Lớp học: 13 phòng học, 6 phòng học bộ môn; nhà hội trường, thư viện, bếp nấu ăn phục vụ học sinh, 50 phòng ký túc xá; Có 01 xe ô tô 7 chỗ phục vụ các hoạt động của trường;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thiết bị phục vụ dạy học: Có 36 máy tính phục vụ dạy môn Tin học cho học sinh, 14 máy phục vụ các công tác của trường; có 03 máy chiếu Projector, năm 2013 được trang bị 37 máy tính phục vụ phòng học bộ môn tiếng Anh. Thiết bị phục vụ các môn học Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ ... do được cấp đã lâu nên hiện chỉ đáp ứng một phần công tác dạy và học.

* Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Bảng 2.1. Số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng năm học 2012 - 2013

Tổng số

Giới tính Trình độ đào tạo

Số ngƣời có thời gian công tác tại trƣờng THPT DTNT tỉnh CB Ghi chú Nam Nữ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Chưa qua đào tạo dưới 5 năm trên 5 năm trên 10 năm Lãnh đạo nhà trƣờng 4 1 3 3 1 2 1PHT đang học cao học Giáo viên 30 5 25 30 6 10 14 1 GV đang học cao học Nhân viên 25 8 17 2 2 9 12 6 2 17 Tổng cộng 59 14 45 35 2 9 12 12 13 33 * Tình hình học sinh: Năm học 2012 - 2013

Bảng 2.2. Thành phần dân tộc của học sinh trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng năm học 2012 - 2013 Khối Số lớp Tổng số học sinh Thành phần dân tộc Ghi chú

Tày Nùng Mông Dao Sán chỉ Lô lô Sán dìu 10 4 132 57 49 7 19 11 4 140 55 41 18 24 1 1 12 4 128 47 38 17 22 1 2 1 Tổng cộng 12 400 159 128 42 65 2 3 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.3. Chất lƣợng hai mặt giáo dục của học sinh trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng năm học 2012 - 2013

Khối Tổng số

HS

Hạnh kiểm Học lực Ghi

chú

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

10 132 118 14 0 0 2 70 55 5

11 140 127 9 4 0 3 89 47 1

12 128 120 8 0 0 6 69 52 1

Toàn trƣờng 400 365 31 4 0 11 228 154 7

+ Kết quả thi Đại học, Cao đẳng, Dự bị Đại học, trung cấp chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013:

Tổng số học sinh dự thi đại học, cao đẳng: 126; 02 học sinh tham gia học nghề tại địa phương. 106/126 đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, dự bị đại học, chiếm tỷ lệ 84%, trong đó đỗ đại học 58, chiếm tỷ lệ 46%.

2.2. Tổ chức khảo sát hoạt động ngoại khóa bộ môn và quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn ở trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng ngoại khóa bộ môn ở trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa và quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn của Hiệu trưởng ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức về hoạt động ngoại khóa bộ môn và quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn của hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.

- Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.

- Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn của hiệu trưởng trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra viết, phỏng vấn, quan sát để thu thập số liệu, sử dụng toán thống kê để tính các giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm.

2.2.4. Khách thể khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát 33 cán bộ, giáo viên và 100 học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng về hoạt động ngoại khóa bộ môn của nhà trường, trong đó Ban giám hiệu là 03; tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn là 8, giáo viên là 22.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Thực trạng hoạt động ngoại khóa bộ môn ở trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng

2.3.1. Thực trạng nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên và học sinh về hoạt động ngoại khóa bộ môn động ngoại khóa bộ môn

2.3.1.1. Nhận thức của hiệu trƣởng về hoạt động ngoại khoá bộ môn

Để tìm hiểu nhận thức của hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường về hoạt động ngoại khoá bộ môn chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi về tác dụng, yêu cầu của hoạt động ngoại khoá bộ môn và thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.4. Nhận thức về tác dụng và yêu cầu của hoạt động ngoại khoá Tác dụng và yêu cầu cần đạt khi tổ chức

hoạt động ngoại khoá

Tác dụng Yêu cầu Rất tác dụng Ít tác dụng Không có tác dụng Cần Không cần Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho

học sinh 100% 100%

Phát hiện năng khiếu của học sinh 100% 100%

Tạo sự hứng thú cho các em 100% 100%

Tạo sự gắn kết với tập thể 100% 100%

Phát triển nhân cách học sinh 100% 100%

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành 100% 100% Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS 100% 100%

Chỉ để giải trí 33% 67% 33% 67%

Như vậy, các nhà quản lý đã nhận thấy rõ tầm quan trọng và yêu cầu của hoạt động ngoại khoá bộ môn. Nó không chỉ tác động tới học tập mà còn tác động tới nhiều mặt của quá trình giáo dục.

Khi được hỏi có cần thiết phải tổ chức ngoại khóa bộ môn và cần phải tiến hành những hoạt động ngoại khoá bộ môn nào ở trường thì hầu hết cán bộ quản lý đều trả lời là cần và rất cần ngoại khoá cho tất cả các môn học, ngoại khoá theo chủ điểm, đi tham quan, đi thực tế, những cuộc thi có tính tổng hợp, nói chuyện chuyên đề, xem và biểu diễn văn nghệ,...

Ngoài ra để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý về vai trò của các phẩm chất và năng lực của giáo viên trong tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khoá chúng tôi đưa ra câu hỏi:

Theo đồng chí để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá bộ môn những phẩm chất và năng lực nào là quan trọng với giáo viên? (Hãy xếp theo thứ tự)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với câu hỏi này chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.5. Xếp hạng tầm quan trọng của các năng lực và phẩm chất của giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoại khoá

Năng lực và phẩm chất của giáo viên Vị trí

Sáng tạo trong quá trình thực hiện 1

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường thpt dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 56 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)