Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động ngoại khóa bộ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường thpt dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 87 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động ngoại khóa bộ

trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng

* Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn về hoạt động ngoại khóa bộ môn. Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đến hoạt động ngoại khoá bộ môn và hoạt động này cũng đã mang lại một số kết quả tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhà trường đã có kế hoạch và tổ chức tốt một số hoạt động ngoại khóa. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và tâm huyết với nghề đã giúp nhà trường tổ chức thành công hoạt động ngoại khoá bộ môn.

Tuy nhiên năng lực quản lý, tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường còn có những hạn chế: Các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy, việc quản lý xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều bộ môn còn chưa có giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, sự phối hợp trong và ngoài nhà trường chưa tốt. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn nhìn chung còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí dành cho hoạt động này còn quá ít. Việc động viên, khen thưởng chưa kịp thời. Nguồn lực phục vụ cho hoạt động ngoại khoá bộ môn còn hạn chế, quản lý xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá, ... còn nhiều hạn chế.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng:

- Thiếu các văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn. - Thời gian của giáo viên đầu tư cho hoạt động ngoại khóa bộ môn không nhiều do giáo viên ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng ngoài các công việc của giáo viên THPT còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc học sinh: quản lý học sinh các giờ tự học chiều, tối; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nội quy kí túc xá của học sinh; ...

- Điều kiện tổ chức hoạt động ngoại khóa chưa đảm bảo.

- Năng lực và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa của giáo viên còn nhiều hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng cho thấy nhà quản lý đã chú trọng tới hình thức tổ chức dạy học này, đã thực hiện một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhà trường luôn băn khoăn muốn làm sao cho hoạt động ngoại khóa của học sinh được sôi động, nội dung ngoại khóa được phong phú. Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn giữa mong muốn của học sinh và việc đáp ứng của các nhà trường hiện nay. Do hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ và có cả năng lực tổ chức, điều hành của nhà quản lý.

Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn ở nhà trường nhiều khi chắp vá, vụn, lẻ thất thường và tuỳ tiện. Đôi khi tổ trưởng bộ môn phát hiện ra chưa tổ chức một hoạt động ngoại khóa nào trong năm học, vì thế sẽ có một buổi ngoại khóa được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn ngay sau đó, với hình thức và nội dung không tạo được hứng thú cho học sinh. Những buổi ngoại khóa như vậy thường không được chuẩn bị một cách chu đáo, học sinh đóng vai trò thụ động, ít bổ ích, làm mất thì giờ của các em. Nhìn chung giáo viên đều phản ánh hình thức ngoại khóa còn nghèo nàn.

Vấn đề ngoại khoá các bộ môn trong trường THPT đã được nghiên cứu cả bình diện lý thuyết và triển khai trong giảng dạy. Tuy nhiên hầu hết các giáo trình chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động ngoại khoá, các biện pháp quản lý hoạt động này cũng chưa được quan tâm, chỉ ra cho phù hợp. Vì thế chưa tháo gỡ hết được những khó khăn về hoạt động ngoại khoá cho cả người dạy, người học và nhà quản lý.

Thực tiễn cho thấy rằng, tài chính, cơ sở vật chất có vai trò khá quan trọng đối với sự thành công của các hoạt động ngoại khoá bộ môn, tuy nhiên chúng không phải là những yếu tố quyết định vì đã có không ít trường thiếu thốn tài chính, cơ sở vật chất nhưng vẫn tổ chức được tốt hoạt động này. Vì vậy, có thể nói, nhận thức và năng lực tổ chức của người quản lý, người hiệu trưởng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của công tác hoạt động ngoại khoá bộ môn trong các nhà trường. Nếu có những biện pháp quản lý đồng bộ, chắc chắn hoạt động này sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA BỘ MÔN Ở TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường thpt dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)