Thực trạng hoạt động ngoại khóa bộ môn ở trường THPT Dân

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường thpt dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 73 - 133)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng hoạt động ngoại khóa bộ môn ở trường THPT Dân

trú tỉnh Cao Bằng

2.3.3.1. Khái quát chung

Hoạt động ngoại khoá bộ môn trong trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng hiện nay tập trung chủ yếu ở một số môn được coi là mũi nhọn như Văn, Sinh học, Lịch sử tuy nhiên hình thức và nội dung ngoại khóa bộ môn chưa phong phú và đa dang, các hoạt động ngoại khóa chỉ trong phạm vi nhà trường, ít có các hoạt động ngoài nhà trường.

Có nhiều đối tượng tham gia hoạt động ngoại khoá bộ môn: cán bộ chỉ đạo, giáo viên tổ chức, hướng dẫn và học sinh thực hiện.

Chúng tôi đã khảo sát thực trạng hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng trong năm học 2012-2013: Số lần tổ chức, học sinh tham gia và các hình thức tổ chức ngoại khoá trong năm học 2012-2013 tại trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.9. Số lần tổ chức hoạt động ngoại khóa của tổ bộ môn

Môn Khối 10 Khối 11 Khối 12

Văn 3 4 4 Lịch sử 2 2 3 Địa lý 1 2 1 Toán 2 3 2 Vật lý 2 3 2 Hoá học 2 3 2 Sinh học 3 4 4 Bảng 2.10. Hình thức tổ chức có tính quần chúng và số lƣợt học sinh tham gia

Hình thức Số lần Số lƣợt học sinh

Tham quan 2 110

Biểu diễn văn nghệ 3 1200

Cuộc thi kiến thức 5 2000

Nói chuyện chuyên đề 1 400

Sân khấu hóa 2 800

2.3.3.2. Đánh giá cụ thể thực trạng tổ chức một số hình thức hoạt động ngoại khoá bộ môn

- Tổ ngoại khoá bộ môn:

Hình thức này được các tổ bộ môn tổ chức thường xuyên. Người phụ trách có sự phân công công việc cho từng thành viên. Khi tổ chức, có người đảm đương việc thuyết trình, có người minh họa bằng thực hành. Tuỳ theo từng bộ môn mà công việc có tính chuyên môn hoá hay không. Đối với các tổ Vật lý, Hoá học, Sinh học khi ngoại khoá bộ môn đòi hỏi sử dụng nhiều thiết bị thí nghiệm, trong khi đó tổ Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, ... lại chủ yếu dùng ngôn ngữ nói, một vài tranh ảnh minh hoạ, các đoạn phim tư liệu, ...

Môn Ngữ văn là môn có nhiều thế mạnh trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, tuy chưa có câu lạc bộ thơ văn nhưng vào các ngày lễ lớn, các đợt thi đua, tổ bộ môn Ngữ Văn thường tổ chức thi sáng tác văn, thơ với các chủ đề ca ngợi về thày cô, về mái trường, về người mẹ, ... Tổ chức đọc thơ, ngâm thơ, trình bày các tác phẩm văn thơ đạt giải cao,... Trong mỗi năm học tổ bộ môn Ngữ Văn thường tổ chức một buổi ngoại khóa dưới hình thức sân khấu hóa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

qua đó học sinh được hóa thân vào các nhân vật trong các tác phẩm văn học, được thể hiện tài năng của mình trước thày cô và bạn bè. Hình thức này được học sinh hưởng ứng nhiệt tình và tạo nên sự hào hứng trong khi tổ chức. Tuy nhiên để hoạt động này có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng đạo diễn, dàn dựng sân khấu, có sự hy sinh về thời gian để hướng dẫn học sinh luyện tập ngoài giờ chính khóa, ...

Ngoại khoá Lịch sử có nhiều hình thức như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan di tích, bảo tàng, tổ chức trò chơi lịch sử, xem phim, … Tổ bộ môn Lịch sử đã tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng lịch sử Quân đội của tỉnh Cao Bằng, thăm khu di tích lịch sử Pắc bó, tại các nơi này học sinh đã được tận mắt nhìn thấy và được nghe những thông tin quý báu từ những người quản lý, hướng dẫn ... sẽ giúp các em khắc sâu những kiến thức đã học. Tuy nhiên việc tổ chức tham quan luôn gặp khó khăn vì không có phương tiện đi lại nên số học sinh tham gia không nhiều, trong năm học 2012 - 2013 số học sinh được đi tham quan là 110 người trên tổng số 400 học sinh.

Việc tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu về lịch sử cũng được quan tâm nhưng do cơ sở vật chất không đáp ứng nên chất lượng các phim khai thác trên mạng Internet khi phục vụ học sinh thực hiện qua máy chiếu không được tốt, chưa đem lại sự hứng thú cho học sinh cũng như mong muốn của giáo viên.

Đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học trong quá trình tiến hành tổ ngoại khoá bộ môn, giáo viên thường lựa chọn hình thức thi trả lời kiến thức, với hình thức này giáo viên sẽ khắc sâu kiến thức, giải đáp thắc mắc cho các em. Hình thức này nhìn chung không tiêu tốn nhiều kinh phí trong mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất, nhưng lại đòi hỏi ở giáo viên một trình độ chuyên môn tốt. Trên 70% ý kiến được hỏi cho rằng giáo viên bộ môn giỏi là người quan trọng nhất trong hoạt động ngoại khoá. Sự chuẩn bị tốt về chuyên môn có tính quyết định tới thành công của buổi ngoại khoá.

Do điều kiện thiết bị thí nghiệm không đáp ứng nên hầu hết các buổi ngoại khóa của các môn thực nghiệm như: Vật lí, Hóa học, Sinh học giáo viên thường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chọn hình thức thi tìm hiểu kiến thức có sử dụng các thí nghiệm ảo để tăng thêm sự hấp dẫn. Do đó kỹ năng thực hành của học sinh không được rèn luyện và phát triển.

Các hiện tượng thực tế gắn với kiến thức của bộ môn như trò chơi ném còn, đẩy gậy, kéo co,... thường được sử dụng trong các ngày lễ hội, giáo viên chưa biết tận dụng các hoạt động đó hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức Vật lí đã học để vận dụng, giải thích. Việc chụp ảnh, lắp cầu chì, công tắc điện, bóng điện, ... được ứng dụng phổ biến trong đời sống dựa trên nguyên tắc nào? Hay khi bị ong đốt thì cần bôi chất gì? Vì sao? Những hiện tượng thực tế cần vận dụng kiến thức Hóa học, Sinh học, ... để giải quyết cũng chưa được giáo viên chú trọng, do vậy hoạt động ngoại khóa theo hình thức tìm hiểu kiến thức thường mang nặng tính lý thuyết, chưa tạo được nhiều hứng thú cho học sinh.

Tuy còn nhiều hạn chế trong tổ chức ngoại khóa bộ môn nhưng có thể nhận thấy các hoạt động ngoại khóa tổ bộ môn đã thu hút được sự tham gia của tất cả học sinh trong nhà trường, giáo viên ngày càng tích lũy được kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như trong tổ chức hoạt động ngoại khóa. Tổ ngoại khoá bộ môn là một hoạt động chuyên môn có chiều sâu. Trong các yếu tố tạo nên sự thành công của hoạt động này thì giáo viên giỏi về chuyên môn giữ vị trí số một.

Khi tham gia hình thức tổ ngoại khoá bộ môn, học sinh thường có ý thức tốt trong công tác chuẩn bị. Các em có nhu cầu thật sự về việc tìm tòi, nắm bắt kiến thức. Do đó các em thường biết lắng nghe theo sự chỉ bảo của các thầy cô giáo. Đồ dùng học tập của các em bao giờ cũng được giữ gìn cẩn thận, tâm thế của các em trong giờ ngoại khoá là khá tốt. Hoạt động này nếu được duy trì thường xuyên thì học sinh sẽ được củng cố và khắc sâu kiến thức, các em sẽ tự tin tham gia các kỳ thi và đạt kết quả tốt.

- Những hoạt động có tính quần chúng:

Hình thức này đòi hỏi người tổ chức phải có sự chuẩn bị nhiều về các mặt: thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, tài chính... So với tổ ngoại khoá bộ môn thì những hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng tốn kém hơn nhiều vì người chỉ đạo thường phải huy động một số đông cán bộ, giáo viên cùng tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gia, thành lập ban tổ chức. Hình thức này chỉ được tổ chức một đến hai lần trong năm học trong nhà trường.

Một vài năm gần đây, việc giảng dạy trong nhà trường đã có những chuyển biến mới theo phương hướng gắn với sản xuất và đời sống xã hội. Người giáo viên không chỉ đóng khung trong việc cung cấp tri thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong khuôn khổ của lớp học và những bài nội khoá mà mở rộng nội dung giảng dạy và học tập của học sinh ra khỏi khuôn khổ của lớp học và nhà trường. Học tập càng gắn chặt với cuộc sống sản xuất và con người trong xã hội bao nhiêu thì càng thu được kết quả cao bấy nhiêu. Các hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng thực sự đưa học sinh đến với thực tế góp phần nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng thực hành cho các em. Các tổ chuyên môn cùng với đoàn thanh niên tiến hành các hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng dưới hình thức: Biểu diễn văn nghệ, nói chuyện chuyên đề, tham quan, đường lên đỉnh Olympia, ...

Qua khảo sát thực trạng hoạt động ngoại khóa bộ môn ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng, chúng tôi nhận thấy hoạt động ngoại khoá bộ môn giúp học sinh hứng thú hơn với việc học tập nội khoá:

Bảng 2.11. Hứng thú của học sinh đối với các hình thức hoạt động ngoại khoá bộ môn

Hoạt động ngoại khoá

Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú

Ngoại khoá ở tất cả các môn 77% 23%

Ngoại khoá theo chủ điểm 16% 68% 16%

Đi thăm quan, thực tế 31% 69%

Các cuộc thi có tính tổng hợp 78% 16% 6%

Nói chuyện chuyên đề 7% 73% 20%

Xem và biểu diễn văn nghệ 81% 19%

Hoạt động ngoại khóa bộ môn là môi trường thuận lợi để các em phát triển: Hầu hết các giáo viên đều cho rằng các em thích được tham gia hoạt động ngoại khoá bộ môn, nếu đựơc tổ chức tốt sẽ là môi trường thuận lợi để các em đựơc mở rộng, nâng cao kiến thức, xây dựng một tập thể đoàn kết, là nhịp cầu để thầy trò xích lại gần nhau hơn. Giáo viên có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá dựa trên sự tự nguyện nên chỉ có hình thức tổ chức nào các em thấy hứng thú thì mới tham gia.Với tổ ngoại khoá bộ môn thường là các em tham gia ở 3 môn theo khối thi đại học, cao đẳng sau này. Các em thường nhiệt tình, hăng hái trong các hoạt động chuẩn bị cho ngoại khóa và có sự thể hiện tốt khi tham gia ngoại khóa. Tác dụng của hoạt động ngoại khoá ở tổ bộ môn là không thể phủ nhận: Qua nhiều năm theo dõi, chúng tôi nhận thấy những học sinh tham gia hình thức này thường có kết quả học tập khá cao, đạt điểm cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, kỳ thi đại học, cao đẳng. Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh bình quân mỗi năm có trên 40 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trên 80% học sinh đỗ Đại học, cao đẳng, dự bị đại học. Tất cả đều là những học sinh tích cực tham gia tổ ngoại khoá bộ môn. Nhiều học sinh trong các buổi giao lưu tập thể, trong các hoạt động có tính quần chúng dã trở nên mạnh dạn hơn, nói năng có sức thuyết phục, hấp dẫn hơn. Có nhiều học sinh sau này khi vào các trường đại học đã trở thành những sinh viên tình nguyện hoạt động rất nhiệt tình, lôi cuốn được đông đảo bè bạn và các tầng lớp thiếu niên nhi đồng vào các hoạt động hè bổ ích. Tiếp xúc và trao đổi với các em hiện là sinh viên các trường đại học trong thời gian các em về thăm trường trong lễ tri ân thầy cô nhân dịp 20-11, khi trả lời câu hỏi của chúng tôi về hoạt động ngoại khóa của nhà trường, chúng tôi thấy các em thường nhấn mạnh đến việc tham gia tổ ngoại khoá bộ môn, coi đó là một hình thức học tập tốt, có chiều sâu. Em Nông Thị Ánh hiện là sinh viên trường Đại học Luật có cho biết: "Nhờ có hoạt động ngoại khóa bộ môn mà em trưởng thành như ngày hôm nay. Từ một cô bé nhút nhát, sau khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, em trở thành người dẫn chương trình duyên dáng, dí dỏm nhất trường; tự tin trước thầy cô, bạn bè và bây giờ vẫn phát huy được thế mạnh đó trong trường Đại học luật"; Em Hoàng Thị Kim, sinh viên trường Cao đẳng nghệ thuật cho biết: "Qua các hoạt động ngoại khóa, được tham gia các tiết mục văn nghệ, em đã được các thầy cô phát hiện ra năng khiếu âm nhạc và em cũng rất yêu thích âm nhạc, em đã lựa chọn nghề nghiệp đúng với năng lực của mình".

Hoạt động ngoại khoá bộ môn đã có những ảnh hưởng tích cực đến chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.12. Chất lƣợng giáo dục của trƣờng THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng năm học 2011 - 2012 và 2012 - 2013 Năm học Học lực Hạnh kiểm Học sinh giỏi cấp tỉnh %H S tốt n ghiệ p % đỗ C Đ -ĐH Đ H - Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tốt Khá Trung bình Yếu 2011- 2012 4% 63,3% 32,7% 0 0 95% 5% 57 100 82% 2012- 2013 6,5% 73,6% 19,9% 0 0 98% 2% 69 100 84%

Bên cạnh những thành công, hoạt động ngoại khoá bộ môn cũng còn nhiều hình thức tổ chức chưa có được những tác động tích cực đến nhận thức của học sinh. Những hoạt động có tính quần chúng, có không ít học sinh khi được hỏi đã trả lời rằng: các em tham gia chỉ để được vui chơi, thư giãn. Thụ động trong hoạt động như thế các em sẽ không thể mang lại cho mình sự phát triển về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Có những hoạt động còn chưa có sự phối hợp của nhiều bộ phận chức năng để tạo sự phong phú, đa dạng cho một buổi ngoại khoá, điều này đã tạo ra một sự tẻ nhạt, đơn điệu khiến các em dễ chán nản. Có buổi thi tìm hiểu kiến thức chỉ sử dụng cách đặt câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm sẽ dẫn đến sự nhàm chán. Một số giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, những tình huống xử lý chưa khéo ... cũng đã khiến học sinh giảm đi phần nào hứng thú khi tham gia.

2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động ngoại khóa bộ môn ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng

2.3.4.1. Ƣu điểm

* Nhận thức tốt của cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên và học sinh: Nhà trường đã xác định được hoạt động ngoại khoá bộ môn là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục. Là dịp để mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển toàn diện nhân cách người học sinh. Sự nhận thức này là cơ sở cho việc đẩy mạnh những hình thức tổ chức khác nhau, góp phần thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện trong nhà trường, khích lệ giáo viên và học sinh nỗ lực thi đua dạy tốt, học tốt. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tăng lên rõ rệt, nhất là chất lượng học sinh khá giỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đến hoạt động ngoại khoá bộ môn và hoạt động này cũng đã mang lại một số kết quả tốt. Nó chứng tỏ có sự thay đổi tích cực trong nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh.

* Trình độ chuyên môn của đội ngũ giúp các trường tổ chức thành công các hoạt động ngoại khoá bộ môn:

Đội ngũ cán bộ quản lý sâu sát về chuyên môn, hoạt động ngoại khoá ở

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường thpt dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 73 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)