Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của cácTCT theo mô hình TĐKT.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)

TĐKT.

Sau khi được thành lập, các TCT Nhà nước đã từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được những kết quả nhất định, đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế và khó khăn vướng mắc.

Như đã nêu ở trên, nét đặc trưng của các TCT Nhà nước là tính chất chuyên ngành tương đối cao, trong mỗi ngành hoặc lĩnh vực thường chỉ có một TCT 91, trừ một số ngành như lương thực có hai TCT 91 được thành lập. Vị thế của các TCT 91 cần được nhìn nhận ở cả hai mặt:

Một mặt: Với vị thế TCT lớn thuộc sở hữu Nhà nước nắm giữ hầu hết thị phần của ngành kinh doanh, các TCT thể hiện rõ vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, chi phối lĩnh vực hoạt động chuyên ngành, góp phần thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, vị thế "độc lập" đó tạo cho các TCT lợi thế lớn trong cạnh tranh với các DN khác hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực. Từ đó, kinh doanh tương đối thuận lợi và có thể đạt kết quả cao.

Mặt khác: Sự "độc tôn" với các lợi thế thương mại của các TCT đã dẫn tới tình trạng độc quyền ở những mức độ khác nhau. Có thể dễ dàng nhân thấy vị thế độc quyền hoặc "gần như độc quyền" của một số TCT như trong các ngành Điện lực, Bưu chính viễn thông...Độc quyền có thể dẫn đến những kết quả không có lợi như: cửa quyền, hạn chế cạnh tranh, chậm đổi mới, hiệu quả hoạt động kém,... gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng cũng như đối với sự phát triển kinh tế.

Xét trên bình diện tổng thể chung, hầu hết các TCT đã hoạt động có lợi nhuận và nộp ngân sách khá trong các năm 1996 - 1998. Nếu so sánh với tình trạng chung của DNNN trong giai đoạn này thì có thể thừa nhận sự thành công trong hoạt động của các TCT. Ví dụ, năm 1997, trong số 559 DNTV của các TCT 91 thì có 16 DN bị lỗ, chiếm tỷ lệ 2,86%. Tỷ lệ DN bị lỗ như vậy là không cao, nhất là so với tình trạng hiện nay. Mặc dù phần lớn các TCT hoạt động có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút trong vài năm gần đây. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn các năm như sau: Năm 1996 đạt 15,1%, năm 1997 đạt 13,2%, 6 tháng đầu năm 1998 chỉ đạt mức 3,6% . Như vậy có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn trong mấy năm gần đây có xu hướng thấp dần. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các TCT cũng trong chiều hướng giảm dần, từ mức 13,5% năm 1996 xuống 12,8%, năm 1997 và 8,97% năm 1998 [1].

So với toàn bộ khu vực DNNN, các TCTđang sử dụng một khối lượng vốn lớn, chiếm tỷ trọng vốn sử dụng nhưng mới chỉ tạo ra được 49,8% doanh thu của toàn bộ các DNNN (năm 1997). Xét về giá trị tuyệt đối, hầu hết các TCT đều có các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tăng lên, nhưng tốc độ tăng (tỷ lệ %) có xu hướng chung là giảm đi.

Tuy nhiên, trong các TCT Nhà nước đã dần dần nổi lên sự khác nhau về khả năng phát triển và trình độ tổ chức. Trong số các TCT 91 có một số TCT phát triển vững chắc, có triển vọng trở thành những Tập đoàn kinh tế vững mạnh. Bên cạnh đó có một số TCT đã bộc lộ những hạn chế và yếu kém, ít có khả năng phát triển thành Tập đoàn trong những năm trước mắt. Đánh giá trên một số tiêu chí tổng hợp, một số TCT có thể đầu tư trọng điểm để trở thành Tập đoàn kinh tế vững mạnh như: TCT Dầu khí Việt Nam; TCT Bưu chính Viễn thông Việt Nam; TCT Điện lực Việt Nam; TCT Hàng không Việt Nam....

Ngoài ra, cũng cần theo dõi và đánh giá sự phát triển của một số TCT 90, trong đó một số trường hợp có khả năng ban đầu của một TĐKT. Trên thực tế, như đã phân tích, việc thành lập các TCT 90 và TCT 91 chủ yếu do sắp xếp mang tính hành chính, đó không phải là quá trình phát triển tự nhiên của các công ty như ở các nước công nghiệp phát triển. Do đó, không phải tất cả các TCT 91 đều lớn mạnh hơn các TCT 90 mà trên thực tế đã diễn ra sự phân hoá về khả năng phát triển trong các TCT 91 và các TCT 90 sau một thời kỳ hoạt động.

Một số TCT tuy thuộc nhóm TCT 90 nhưng lại tụ hội những điều kiện thuận lợi để phát triển cả về mặt chất và lượng. Đó là những TCT đã thể hiện rõ tiềm năng phát triển, đạt khả năng tăng trưởng cao và có sự hoàn thiện đáng kể về cấu trúc TCT theo hướng hình thành một Tập đoàn thực thụ. Chẳng hạn như: TCT Xăng dầu Việt Nam, TCT Bảo hiểm Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.

TCT Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã đạt được một số ưu điểm như: Có sự liên kết trong nội bộ giữa các công ty thành viên rất chặt chẽ do tính chất chuyên ngành; Có một số công ty thành viên và công ty liên doanh mà trong đó

cơ cấu vốn chủ sở hữu có sự đa dạng hoá (Công ty cổ phần Bảo hiểm Xăng dầu, Công ty cổ phần vận tải Xăng dầu); TCT thực sự chi phối được hoạt động của toàn bộ các công ty thành viên.

Trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những TCT 90 có những ưu thế không thua kém một số TCT 91. Chẳng hạn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietincombank), đang có triển vọng phát triển theo hướng Tập đoàn hoá.

Những phân tích trên đây cho thấy rằng, khi đánh giá quá trình ra đời và phát triển các TCT theo hướng Tập đoàn hoá không chỉ xem xét các TCT 91, mà cần nghiên cứu một số TCT 90, mặc dù các TCT đó cũng có những hạn chế nhất định trong sự phát triển. Việc xem xét môt cách toàn diện như vậy có tác dụng tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn đối với quá trình Tập đoàn hoá của các TCT ở nước ta.

Hầu hết các TCT Nhà nước nắm giữ thị phần ở mức độ cao. Chẳng hạn, TCT Dầu khí Việt Nam (Petrol Việt Nam) là DN Việt Nam duy nhất chi phối hoàn toàn lĩnh vực khai thác và cung cấp dầu thô của cả nước. Năm 1999, Petrol Việt Nam đạt doanh thu khoảng 28.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 14.000 tỷ đồng, chiếm gần 20% ngân sách Nhà nước; sản lượng dầu đạt 15 triệu tấn, khí khai thác đạt 1tỷ m3, khí hoá lỏng đạt 220.000 tấn, dịch vụ thu từ dầu khí đạt xấp xỉ 200 triệu USD [42].

TCT Điện lực Việt Nam cung cấp hầu như 100% sản lượng điện của cả nước. TCT Bưu chính viễn thông Việt Nam chiếm tỷ trọng tuyệt đối về dịch vụ Bưu chính viễn thông trên thị trường. TCT Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có 16 nhà máy đóng tàu, ngoài ra có 4 công ty liên doanh với nước ngoài vv.

Đối với các TCT 90, mức độ chi phối thị trường thấp hơn so với các TCT 91, chẳng hạn, TCT Da giầy Việt Nam có năng lực sản xuất chỉ chiếm 15% so với toàn ngành da giầy [40].

Trong ngành cà phê, năm 1998 diện tích cà phê của cả nước đạt gần 300.000 ha, sản lượng xấp xỉ 400.000 tấn/năm; TCT Cà phê Việt Nam (thuộc nhóm TCT 91) nắm giữ 22.000 ha cà phê với sản lưọng 32.000 tấn/năm. Như vậy, TCT Cà phê Việt Nam chỉ chiếm trung bình từ 8% đến 10% sản lượng cà phê của cả nước. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của TCT Cà phê Việt Nam chiếm khoảng 23% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì TCT Cà phê Việt Nam lại có những kết quả tốt kể từ sau khi hoạt động theo mô hình TCT 91.

So sánh một số chỉ tiêu cơ bản của năm 1997 với năm 1991 cho doanh thu tăng từ 175,3 tỷ đồng lên tới 1850 tỷ đồng, tức là tăng hơn 10 lần; lợi nhuận tăng từ 1,9 tỷ đồng lên 55 tỷ đồng (tăng gần 2,9 lần). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn trung bình đạt 31,77%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 6,67% [41].

Có thể thấy tình hình hiệu quả hoạt động của các TCT qua biểu dưới đây:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)