Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển TĐKT.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)

Xét tổng thể, trong mọi giai đoạn phát triển của các nền kinh tế, ở những mức độ khác nhau đều có vai trò Nhà nước trong hướng dẫn, điều tiết quá trình kinh tế và sự hoạt động của DN trong đó có TĐKT nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, duy trì phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Vai trò đó được thể hiện ở những nội dung sau:

Tạo tiền đề cho sự ra đời các TĐKT bằng cách “cấy” các “tác nhân ” kinh tế, tạo lực hút tự nhiên liên kết các DN, những tác nhân này trở thành những “vật

cản” mà các DN đơn lẻ hoặc quy mô nhỏ không thể vượt qua. Ví dụ: Những quy định, những sắc lệnh của Chính phủ; lệnh cấm, lệnh trừng phạt, xung quanh vấn đề giấy phép xuất nhập khẩu; bảo vệ bản quyền phát minh sáng chế...Từ đó buộc các DN phải liên kết với nhau để hình thành các TĐKT đủ sức mạnh vượt qua các rào cản đó.

Duy trì ổn định xã hội, ban hành luật pháp, xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô, đảm bảo môi trường bình đẳng cho các DN cạnh tranh với nhau.

Các Nhà nước luôn có những can thiệp vào các hoạt động tác nghiệp của các TĐKT ở những mức độ nhất định với vai trò như là “bà đỡ” cho sự ra đời và lớn mạnh của các Tập đoàn nội địa, đủ sức đương đầu với các TĐKT hùng mạnh trên thế giới. Từ việc ra các chính sách tài chính, tiền tệ... đến việc hỗ trợ về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn..., Nhà nước tư sản đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hình thành và giúp đỡ các TĐKT hoạt động có hiệu quả hơn.

Ví dụ: trong những năm đầu phát triển, Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt chú trọng khuyến khích phát triển các mô hình Tập đoàn (thường gọi là Chaebol) trong các ngành công nghiệp nặng như: chế tạo, điện tử, luyện thép...bằng các biện pháp cụ thể như: miễn - giảm thuế, cấp tín dụng ưu đãi, trợ cấp xuất khẩu.... Ngoài ra còn lập riêng một quỹ đầu tư quốc gia chuyên cấp tín dụng dài hạn cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển các ngành đó. Nhờ đó mà các Chaebol Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng như: Samsung, Daewo, Huyndai...

Nhà nước còn đảm nhận đầu tư vào các ngành ít hoặc không lợi nhuận nhưng có vai trò quan trọng đối với quốc kế dân sinh, như xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường giao thông, trường học, bệnh viện, thông tin liên lạc.... Mặt

khác, Chính phủ ở nhiều nước như Đức, Mỹ còn chủ động điều tiết, sáp nhập các công ty nhỏ thành các công ty lớn để làm tăng thị phần (tất nhiên làm tăng tính độc quyền) trong một số ngành như: hàng không, ngân hàng...

Nhà nước còn có vai trò định hướng phát triển làm tiền đề cho quyết định của các Tập đoàn và các tổ chức kinh tế khác hoạt động có hiệu quả.

Trên thực tế, khi Chính phủ định hướng chiến lược phát triển ở đâu thì ở đó có các Tập đoàn phát triển mạnh. Ta có thể thấy rõ điều này qua việc phát triển của các TĐKT Nhật Bản, Hàn Quốc, hoặc một số nước Châu Á.

Từ các phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng: Vai trò Nhà nước là hết sức quan trọng đối với sự hình thành và phát triển các TĐKT. Song vai trò này ở các nước khác nhau là không đồng nhất. Ví dụ: Mỹ rất coi trọng sự phát triển của các TĐKT lớn, nhưng Chính phủ chỉ tác động như một chất xúc tác chứ không chi phối sự hoạt động, phát triển của chúng (tức là giảm thiểu sự can thiệp vào tiến trình phát triển của các TĐKT). Trong khi đó, của Chính phủ ở các nước NIEs và Nhật Bản lại can thiệp khá sâu, thậm chí chi phối cả chiến lược hoạt động của các TĐKT, vì những mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)