SỐ TÊN TỔNG CÔNG TY LỢI NHUẬN THỰC HIỆN (TRIỆU ĐỒNG) TỐC ĐỘ TĂNG

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

TT 1995 1996 % 1 2 3 4 5 6 7 TCT Than VN TCT Điện lực VN TCT Thép VN TCT Giấy VN TCT Xi măng VN TCT lương thực MB TCT lương thực MN 14.596 242.000 17.272 42.571 871.248 - 8.058 89.422 60.000 1.365.422 29.050 4.964 525.184 33.957 158.131 311,0 464,2 68,2 - 88,3 - 39,7 521,4 76,8 Nguồn: [25, 82].

Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu mà 18 TCT 91 thực hiện năm 1996 là 81.218 tỷ đồng, tổng lợi nhuận thực hiện là 12.647 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu là 15,57%. Đây là một kết quả đáng kể chứng tỏ các TCT có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, có khả năng tích tụ và tập trung vốn.

Tổng vốn kinh doanh của 18 TCT 91 năm 1996 là 51.432 tỷ đồng. Bình quân một đồng vốn của các TCT 91 làm ra được 1,58 đồng doanh thu và 0,25 đồng lợi nhuận. Song không phải tất cả các TCT 91 đều đạt được kết quả này. Qua khảo sát tính toán, chỉ có 60% các TCT có kết quả như vậy, cá biệt TCT Bưu chính viễn thông đạt 3,34 đồng doanh thu và 2,07 đồng lợi nhuận trên 1

đồng vốn, hay TCT Dầu khí đạt được 4,38 đồng doanh thu và 2,97 đồng lợi nhuận trên 1 đồng vốn.

2.4.1.4. Về khả năng chiếm lĩnh thị trường.

Phạm vi hoạt động của các TCT rộng khắp trong cả nước. Mặc dù chưa có TCT nào có chi nhánh ở nước ngoài nhưng đã có nhiều sản phẩm của các TCT đã có mặt ở thị trường các nước, chủ yếu là Châu Á và ASEAN. Các sản phẩm như gạo của TCT Lương thực, cà phê của TCT Cà phê, cao su của TCT Cao su, hàng dệt may của TCT Dệt - May đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

TCT Lương thực Miền Nam năm 1996 xuất khẩu 2.431.000 tấn/3.150.000 tấn của cả nước, chiếm thị phần 77% tổng lượng xuất nhập khẩu gạo cả nước, dự tính năm 1997 xuất khẩu 2.700.0000 tấn/3.500.000 tấn của cả nước [43].

TCT Dệt- May nhờ vốn đầu tư lớn đã đổi mới trang thiết bị, áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực dệt - may đã nâng cao đáng kể chất lượng sản phẩm dệt - may, nhiều loại sản phẩm đã đủ trình độ tiêu chuẩn tương đương khu vực và quốc tế. So với năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may vào EU của cả nước là 350 triệu USD thì riêng của TCT Dệt - May là 166,2 triệu USD, chiếm 47,5% thị phần xuất nhập khẩu cả nước. Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may vào EU của cả nước là 450 triệu USD, trong đó của TCT Dệt - May là 209,1 triệu USD, chiếm 46,5% [25, 84]. Với thị phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may, TCT Dệt may đã có thế đứng vững chắc và sẽ vươn rộng hơn nữa ở thị trường nước ngoài.

TCT Thép, sau nhiều năm cải tạo và đầu tư một số dây truyền cán kéo mới của TCT và các liên doanh, năm 1997 là năm các nhà máy sản xuất thép của TCT nếu phát huy hết công suất thiết kế sẽ có sản lượng trên 1,5 triệu tấn/năm

với chất lượng tương đương thép xây dựng nhập khẩu, trong khi đó tổng dự báo nhu cầu toàn xã hội năm 1997 khoảng 1,6 triệu tấn. Nếu ước tính như vậy thì toàn TCT đã nắm giữ hơn 90% thị phần kinh doanh bán buôn và bán lẻ thép. Đó là một thuận lợi rất lớn của TCT Thép trong việc giữ vững thị phần và khống chế giá bán buôn, nhích gần tới giá bán trên thị trường, tạo lãi và củng cố vị trí của TCT.

2.4.1.5. Về vị thế của các TCT trong nền kinh tế.

So với toàn bộ DNNN thì các DN thuộc các TCT 91 chỉ chiếm 9,2% số lượng các DNNN, nhưng chiếm tới 54% về vốn, 64,2% về lãi trước thuế và 54,9% về nộp ngân sách. Đóng vai trò quan trọng trong các cân đối xuất nhập khẩu, bảo đảm vật tư, hàng tiêu dùng chủ yếu, góp phần ổn định giá cả thị trường. Có thể coi chúng là trụ cột của nền kinh tế.

Mô hình TCT theo hướng TĐKT đã có tác dụng nhất định trong việc phối hợp thực hiện các mục tiêu đầu tư, phát triển kinh doanh trong phạm vi toàn TCT, liên hiệp các lực lượng giải quyết vấn đề thị trường, giảm bớt cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, hỗ trợ giải quyết khó khăn cho một số thành viên. Việc đổi mới hoạt động của các TCT theo mô hình TĐKT đã đem lại bước phát triển mới, quan trọng cho các TCT, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các TCT ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay còn nhiều khó khăn, tồn tại đang đặt ra trước mắt cho các TCT.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)