Nguồn gốc và phương thức hình thành.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

1.3.1.1. Nguồn gốc hình thành các TĐKT.

Nhìn tổng quát thì TĐKT là một loại hình DN có quy mô rất lớn, có đủ sức cạnh tranh về một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh nào đó ở phạm vi khu vực và quốc tế.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng: Khi phân công lao động xã hội phát triển thì quy mô sản xuất kinh doanh trong các thực thể công ty

ngày càng cao. Đến cuối thế kỷ XIX quy mô sản xuất kinh doanh đã phát triển đến mức rất lớn, hình thành các tổ chức độc quyền, từ đó xuất hiện hàng loạt các nhà tư bản độc quyền lớn có số vốn hàng triệu đến vài trục triệu USD như: Amouvar, Standard Oil, Rockerfeller... Cho đến nay, TĐKT vẫn luôn phát triển không ngừng và trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử và thời đại vì những nguyên nhân cơ bản sau:

a. Tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao tất yếu đưa đến sự hình thành các TĐKT.

TĐKT ra đời là kết quả phát triển lâu dài của nền sản xuất xã hội, của chế độ trao đổi thị trường và của quan hệ kinh tế quốc tế. Chúng bắt nguồn từ tích tụ và tập trung sản xuất cao độ dẫn đến việc hình thành độc quyền trong nền sản xuất TBCN. Sự phát triển dần lên của hiệp tác giản đơn, từ các xưởng thợ thủ công đến công trường thủ công, từ công xưởng công nghiệp đến xí nghiệp công thương hiện đại, đến các loại hình công ty với nhiều hình thức khác nhau, trong đó TĐKT ra đời và phát triển.

Theo C. Mác thì 3 giai đoạn phát triển của CNTB trong công nghiệp diễn ra từ hiệp tác giản đơn, đến phân công công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Sự phát triển này thích ứng với các trình độ phát triển khác nhau của nền sản xuất TBCN, đi từ quy mô nhỏ, lên quy mô lớn, từ kỹ thuật thủ công, lên kỹ thuật cơ khí. Hiệp tác và phân công trên tất cả các trình độ phát triển bao giờ cũng dựa trên cơ sở tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá sản xuất dưới các hình thức hợp tác và phân công trong từng cơ sở sản xuất cũng như trong phạm vi xã hội. Đó cũng là quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.

Hiệp tác giản đơn và công trường thủ công là những hình thức khởi đầu của tổ chức sản xuất TBCN. Công trường thủ công, ban đầu do một thợ cả thành

đạt, giàu có lập ra và chỉ huy bằng cách tập trung tất cả những thợ thủ công độc lập, phân tán vào cùng làm việc trên một mặt bằng xác định. Về cơ bản, người thợ thủ công được tổ chức sắp xếp vào sản xuất bằng hai cách: Liên kết kiểu nằm ngang, tức là liên kết giữa những thợ thủ công có nghề nghiệp hoàn toàn khác nhau, họ được tập trung lại trên cùng một mặt bằng sản xuất để tiến hành hiệp tác giản đơn, phân loại để chuyên môn hoá; Liên kết dọc, tức là những người thợ có cùng ngành nghề được tập hợp lại để tiến hành phân công chuyên môn hoá theo từng công đoạn của quá trình sản xuất nhằm tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Tích tụ và tập trung tư bản thông qua hiệp tác giản đơn và công trường thủ công, phân công lao động ngày một phát triển tất yếu dẫn đến sự ra đời các xí nghiệp TBCN có quy mô lớn đồng thời sự cạnh tranh của các xí nghiệp này ngày càng trở nên gay gắt. Từ đó tất yếu dẫn đến kết quả là một số các xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản hoặc sáp nhập với nhau để trở thành những xí nghiệp lớn hơn, cùng với nó là sự ra đời của chế độ xí nghiệp TBCN.

Chế độ xí nghiệp là chế độ điển hình sinh ra trong cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nó được hoàn thiện bằng các hình thức quá độ phức tạp, đan xen nhau qua quá trình đổi mới về kỹ thuật và tổ chức lao động sản xuất lâu dài trên cơ sở công trường thủ công. Xí nghiệp ra đời bằng con đường công trường thủ công nhờ sự kết hợp lao động, đó cũng là yếu tố ban đầu của việc nâng cao hiệu quả lao động. Khi lao động đã được liên kết theo một cách thức nào đó sẽ tạo điều kiện cho việc sáng tạo ra máy móc, đặc biệt là các loại máy động lực.

Cạnh tranh tự do không chỉ làm cho quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tăng lên, mà còn là nguyên nhân ra đời nền sản xuất dựa trên máy móc, xuất hiện chế độ xí nghiệp TBCN và ngày càng hoàn thiện. Đến lượt nó, chế độ xí nghiệp

ra đời lại thúc đẩy phân công lao động mở rộng từ nội bộ khu vực sang phạm vi quốc gia và quốc tế làm cho sản xuất tăng lên cao độ, các tổ chức độc quyền xuất hiện, trong đó các mô hình Tập đoàn kinh tế trở thành phổ biến.

Kế thừa và phát triển học thuyết C.Mac và Ph.Ănghen và nghiên cứu CNTB giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin viết: "Việc tập trung sản xuất đẻ ra các tổ chức độc quyền thì nói chung lại là một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn hiện nay của CNTB" [23].

Xí nghiệp công thương hiện đại được hình thành vào nửa sau thế kỷ XIX bởi sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn với quá trình phân phối quy mô khu vực quốc gia và quốc tế vào trong một công ty đơn nhất (trong xí nghiệp bao gồm nhiều hoạt động từ sản xuất công nghiệp đến thương mại, dịch vụ, tài chính, tín dụng...). Nó hình thành và phát triển qua hai kiểu liên kết dọc và ngang: Xí nghiệp liên kết kiểu nằm ngang, phần lớn là những xí nghiệp quy mô tương đối nhỏ của gia tộc dòng họ hay cá nhân. Để khống chế sản lượng, nâng cao giá cả, các xí nghiệp cùng tiến hành hợp nhất hoặc liên kết với nhau. Xí nghiệp liên kết theo chiều ngang phần lớn là thuộc các ngành khác nhau; nghiệp liên kết dọc, thường là những xí nghiệp dùng phương thức sản xuất hàng loạt và các xí nghiệp dịch vụ phân phối, tiêu thụ sản phẩm đặc thù, tức là các xí nghiệp theo ngành dọc. Thực tế cho thấy, để tiếp tục phát triển về quy mô thì cần thiết phải gia tăng liên kết dọc cả hướng lên trên và xuống dưới, do vậy, liên kết dọc mới là con đường chủ yếu hình thành xí nghiệp công thương hiện đại. Liên kết dọc không chỉ đơn thuần là hành vi sách lược cạnh tranh của xí nghiệp, mà còn là một loại hành vi sáng tạo ra cái mới về chế độ. Xí nghiệp công thương hiện đại có khả năng chuyển một bộ phận phân công xã hội do thị trường tổ

chức, thành phân công trong nội bộ xí nghiệp để khắc phục sự mất hiệu quả thị trường do dùng kỹ thuật mới hoặc sản xuất sản phẩm mới gây nên.

Xí nghiệp công thương hiện đại đã từng bước thay thế cho tổ chức xí nghiệp đơn nhất truyền thống và trở thành hình thức điển hình, thích ứng với sự phát triển kỹ thuật hiện đại và đặc điểm thị trường được quốc tế hoá ngày càng mở rộng.

Về quy mô, mức độ phức tạp trong quản lý và phạm vi phân công trong nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại thì không có bất cứ loại xí nghiệp nào trước đó có thể so sánh được. Phạm vi phân công lao động của nó ngày càng mở rộng sang rất nhiều lĩnh vực sản xuất sản phẩm có liên quan nhau hoặc không liên quan nhau, thậm chí trái ngược nhau hình thành một cơ cấu phân công nội bộ theo kiểu đa ngành, hỗn hợp. Từ đó có thể khẳng định: xí nghiệp công thương hiện đại là cơ sở hình thành và phát triển các TĐKT.

Khi phạm vi địa lý của sự phân công nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại vượt quá biên giới quốc gia thì hình thành nên các TĐKT xuyên quốc gia. Khi chế độ quản lý theo cấp bậc của xí nghiệp công thương hiện đại chín muồi, thì đại đa số các xí nghiệp này trở thành các TĐKT xuyên quốc gia khổng lồ và có tác động rất lớn đến nền kinh tế quốc gia và thế giới.

b. Những nguyên nhân khác dẫn đến sự hình thành các xí nghiệp công thương hiện đại và phát triển các TĐKT.

Một là: Cạnh tranh liên kết, tối đa hoá lợi nhuận.

Cạnh tranh vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là một quy luật tất yếu của mọi DN trong cơ chế thị trường và tất yếu sẽ dẫn dến hai xu hướng chủ yếu:

Xu hướng thứ nhất: Các DN chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thu hút các DN bị đánh bại làm cho quy mô của DN ngày càng mở rộng về mọi mặt. Hiện

trạng này diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt tiến trình phát triển của CNTB và đặc biệt phát triển mạnh từ sau thế chiến lần thứ II đến nay. Các công ty hoạt động có hiệu quả và chiến thắng trong cạnh tranh thực hiện các biện pháp mua lại, sáp nhập các công ty gặp khó khăn về tài chính hoặc nguy cơ phá sản. Quá trình đó tất yếu hình thành các mô hình kinh doanh kiểu Tập đoàn ngày càng lớn mạnh về mọi mặt.

Xu hướng thứ hai: Nếu cạnh tranh kéo dài mà không phân thắng bại thì các DN đó sẽ liên kết với nhau họăc tìm kiếm đối tác khác để liên kết nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Quá trình liên kết giữa các thực thể kinh tế có thể diễn ra theo các hình thức liên kết ngang, liên kết dọc hoặc liên kết hỗn hợp:

Liên kết ngang diễn ra giữa các công ty hoạt động trong cùng một ngành. Ví dụ công ty rượu bia của Bilding tham gia vào công ty cổ phần rượu bia Mainer, Tập đoàn United States Steel đã thâu tóm khoảng 65% sản xuất thép của Mỹ năm 1901 do sự hợp nhất của các nhà sản xuất thép và thống nhất hoàn toàn về giá thép kiểm soát tuyệt đối về thị trường ngành thép vào những năm 20 [36, 45]. Tuy nhiên, để chống lại xu thế độc quyền hoá, nhiều nước đã ban hành các đạo luật chống độc quyền do đó dẫn đến ngăn cản, hạn chế kiểu liên kết ngang.

Liên kết dọc, đó là liên kết giữa các công ty trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà ở đó mỗi công ty đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó. Trong Tập đoàn dạng này sự liên kết đa dạng ở nhiều ngành nghề khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ: công ty cổ phần luyện kim Thyssen đã ra nhập Tập đoàn sản xuất thép quý Witten; Tập đoàn điện tín, điện thoại ITT vốn là một Trust đầu đàn của thế giới trong lĩnh vực điện thoại và viễn thông quốc tế do liên kết với nhiều công ty lớn ở nhiều

ngành như xây dựng, luyện kim, kỹ thuật điện, bảo hiểm... Ngày nay nó đã trở thành một TĐKT khổng lồ.

Liên kết hỗn hợp, trên thực tế hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều sự kết hợp của các kiểu liên kết ngang và dọc, nó bao gồm nhiều thực thể kinh tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Từ đó hình thành các kiểu liên kết đa ngành, đa lĩnh vực hết sức phong phú. Chẳng hạn công ty Nippon Steel, trước năm 1985 là một công ty thép khổng lồ của Tập đoàn Nippon (Nhật Bản). Cuộc khủng hoảng sắt thép thế giới giữa thập kỷ 80 làm nhu cầu sắt thép giảm mạnh, công ty đã thực hiện đa dạng hoá kinh doanh bằng cách xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành máy tính, điện tử, tin học, công nghệ sinh học, kinh doanh thực phẩm, ăn uống, hoạt động đầu cơ trên thị trường chứng khoán... Ngày nay Nippon trở thành một Conglomerate lớn hàng bậc nhất thế giới.

Hai là: Sự tác động mạnh mẽ của những tiến bộ khoa học, công nghệ.

Ngay từ cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã dự báo: "khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp".

Những thành tựu vĩ đại của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay đã mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho cả thế giới, thể hiện nổi bật ở một số mặt sau:

Thứ nhất: Làm xuất hiện nhiều ngành mới với tốc độ cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế như: nguyên tử, tên lửa vũ trụ, công nghiệp, điện tử....riêng ngành công nghiệp vũ trụ đã làm xuất hiện khoảng 3000 ngành mới. Công ty Gernerer Electric (Mỹ) trong những năm 80 đã nhập thêm 70 dây truyền công nghệ mới với tổng giá trị gần 10 tỷ USD [40, 33]. Từ đó cũng đặt ra yêu cầu tạo điều kiện trẻ hoá các ngành sản xuất có tính chất lâu đời truyền thống.

Thứ hai: Do yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ hiện đại và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên thời hạn hao mòn tư bản cố định diễn ra nhanh chóng, nói cách khác là thời gian cho một phát minh mới ra đời rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng ngày càng mở rộng. Từ đó các thực thể kinh doanh cần thiết phải có sự liên kết để tận dụng các thành tựu khoa học của nhau, trao đổi phát minh...

Thứ ba: Bản thân việc nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn, đồng thời phải có sự phối hợp của nhiều thực thể kinh tế, thậm chí nhiều quốc gia. Ví dụ chương trình Apolo của Mỹ đã tiêu tốn khoảng 24 tỷUSD, thu hút 40 vạn nhà khoa học và công nhân tham gia [40, 34].

Các vấn đề đặt ra như trên có thể thấy, khoa học, công nghệ phát triển đã đặt ra những đòi hỏi phải có khối lượng tư bản lớn để cải tạo cơ cấu sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật. Điều đó khó có một công ty độc lập riêng lẻ nào có thể làm được. Vì vậy, sự hợp nhất nhiều công ty riêng lẻ thành những TĐKT hùng mạnh về mọi mặt, có khả năng đầu tư, nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ và ứng dụng vào sản xuất kinh doanh trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan của các thực thể sản xuất kinh doanh và đầu tư.

1.3.1.2. Các phương thức hình thành TĐKT.

Trong lịch sử vận động của TĐKT có rất nhiều con đường hình thành và phát triển, có thể khái quát thành 2 phương thức sau:

a. TĐKT được hình thành từ việc mở rộng quy mô và việc phân chia nhỏ công ty.

Đây là con đường có tính chất "tự nhiên", các công ty luôn có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động của mình, từ đó tách một số đơn vị hình thành một số công ty hoạt động chuyên biệt trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Công ty

mới thành lập và công ty gốc (công ty ban đầu - công ty mẹ) được duy trì một mối liên kết kinh tế - tài chính chặt chẽ.

Có tác giả so sánh quá trình hình thành TĐKT theo phương thức này giống như một quá trình phân bào sinh học, tuy nhiên các "tế bào con" (công ty con) mới hình thành bị chi phối và kiểm soát bởi "tế bào" ban đầu (công ty mẹ). Nhiều Tập đoàn của Nhật Bản và một số nước công nghiệp phát triển được hình thành theo phương thức này.

b. TĐKT được hình thành do sự liên kết, sáp nhập tự nhiên.

Đây là con đường có tính chất nguyên thuỷ, nó chính là con đường "kinh điển" mà các TĐKT đầu tiên trong lịch sử kinh tế thế giới đã tiến hành. Các công ty có những mối liên hệ nhất định như về: thị trường, sản phẩm, công nghệ hay nguyên liệu... tự nguyện liên minh lại với nhau (theo kiểu Cartel hay Syndicate). Những liên kết kiểu này, xét ở một khía cạnh nào đó là không bền vững và thực tế đã có nhiều Tập đoàn bị tan vỡ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tổ chức loại này được cơ cấu lại và đặc biệt phát triển từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trong đó

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)