Các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước về Tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 60)

thông, TCT dầu khí, TCT muối...

Thứ ba,về bản chất, đây là các TCT kinh doanh, tạo nên sự hợp lực mạnh về vốn, công nghệ và các dịch vụ chung, vừa phát huy được trí tuệ và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, vừa kết hợp được sự phân cấp quyền chủ động của các đơn vị thành viên.

Sự khác biệt cơ bản của hai mô hình LHXN và TCT còn được thể hiện rõ ở các quy định về tài chính: Điều 22 - Nghị định 50/HĐBT (22/3/1988) nêu: "Tài sản của liên hiệp bao gồm tài sản cố định, vốn lưu động và các quỹ tập trung do cơ quan liên hiệp trực tiếp quản lý, không bao gồm tài sản cố định, vốn lưu động và các loại quỹ của các xí nghiệp thành viên". Với quy định đó, LHXN không thể là một tổ chức kinh doanh có pháp nhân đầy đủ theo đúng nghĩa. Còn với các TCT, điều lệ mẫu ban hành kèm theo Nghị định 59/CP ngày3/10/1996 quy định: "...Vốn Nhà nước giao cho TCT bao gồm cả vốn của các thành viên...". Như vậy, TCT có đầy đủ pháp nhân của một tổ chức kinh doanh, có quyền điều hoà, tập trung tiềm lực tài chính phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong phạm vi toàn TCT.

2.2. Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ở Việt Nam.

2.2.1. Các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước về Tập đoàn kinh tế Nhà nước. nước.

Trên cơ sở những điều kiện và tiền đề cho phép và hơn nữa trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế hiện nay, khi các mô hình kiểu cũ như LHXN, Tổng công ty đã bộc lộ nhiều bất cập và không thích ứng, thì việc tìm ra một mô hình kinh doanh phát huy được vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước đã quyết định thành lập TCT kiểu mới.

Ngày 07/3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 91/TTg về "thí điểm thành lập các TĐKT ". Mục tiêu của việc thí điểm này là: "Để tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện chủ trương xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản, xoá bỏ sự phân biệt giữa DN Trung Ương và DN địa phương và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế". Các đơn vị được chọn làm thí điểm là "một số Tổng công ty, công ty lớn có mối liên hệ theo ngành và vùng lãnh thổ, không phân biệt DN Trung ương hay do địa phương quản lý, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bảo đảm những yêu cầu cần thiết cho thị trường trong nước và có triển vọng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài " [35].

Trong Quyết định đã nêu rõ các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tập đoàn đó là:

Tập đoàn là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều DNTV có quan hệ với nhau về tài chính và các dịch vụ liên quan và có quy mô tương đối lớn.

Tập đoàn có thể được tổ chức theo 3 loại: Tập đoàn toàn quốc, Tập đoàn khu vực, Tập đoàn vùng (ở những thành phố lớn).

Tập đoàn phải có 7 DNTV trở lên và có vốn pháp định ít nhất là 1.000 tỷ đồng.

Về nguyên tắc, Tập đoàn có thể kinh doanh đa ngành, song nhất thiết phải có định hướng ngành chủ đạo. Các Tập đoàn được tổ chức công ty tài chính để huy động vốn, điều hoà vốn, phục vụ cho yêu cầu phát triển nội bộ Tập đoàn hoặc liên doanh với các đơn vị kinh tế khác.

Hội đồng quản lý của Tập đoàn gồm 7 - 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng là thực hiện quyền sử dụng và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước, phân giao và điều hoà vốn chung cho toàn bộ nội bộ Tập đoàn; quyết định chiến lược phát triển và các phương án kinh doanh của Tập đoàn; quyết định các phương án tổ chức bộ máy điều hành Tập đoàn và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của Tập đoàn.

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tập đoàn trong quan hệ kinh doanh với bạn hàng và trước pháp luật, tổ chức xây dựng kế hoạch và điều hành toàn bộ hoạt động của Tập đoàn theo quyết định của Hội đồng quản trị.

Các DNTV có quyền hạn và trách nhiệm theo đúng quy định của điều lệ Tập đoàn và phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước, chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Ngoài ra, Quyết định này cũng xác định rõ quy chế tổ chức Ban kiểm soát, bộ máy quản lý Tập đoàn và các DNTV.v.v...

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 91/ TTg, Nhà nước đã chỉnh lý từ "thí điểm thành lập TĐKT" thành "thí điểm thành lập một số Tổng công ty theo mô hình TĐKT". Sự chỉnh lý này là một nhận thức đúng đắn, trong điều kiện hiện tại, các loại hình tổ chức kinh doanh ở Việt Nam chưa thực sự là TĐKT theo dạng thức chung phổ biến trên thế giới, nhưng tất yếu và cần thiết phải lấy mô hình tổ chức và hoạt động của chúng làm phương hướng và hạt nhân

cốt lõi của quá trình thí điểm xây dựng các TCT theo mô hình TĐKT đồng thời hướng tiến tới của các mô hình tổ chức kinh doanh thí điểm là các TĐKT.

Cho đến nay, Việt Nam đã có gần 100 TCT (theo các quyết định 90/TTg và 91/TTg), dưới giác độ tìm hiểu mô hình TĐKT thì khái niệm Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở luận văn này chỉ dùng với hàm nghĩa các TCT đã, đang và sẽ được thí điểm hoạt động theo mô hình TĐKT tức chủ yếu là các TCT 91 đồng thời nó cũng có nghĩa là hình thức tổ chức mà các Tổng công ty của Việt Nam đã và đang hướng tới trong tiến trình chủ động hội nhập quốc tế.

Quá trình thí điểm thành lập các TCT theo mô hình TĐKT được triển khai một cách nghiêm túc và chặt chẽ theo một quy trình thống nhất do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước nay là Bộ kế hoạch và Đầu tư soạn thảo. Phạm vi tiến hành thí điểm khá rộng rãi, từ một số ngành công nghiệp nặng, giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân (như năng lượng, xi măng, thép), đến một số ngành công nghiệp nhẹ, được trú trọng tập trung phát triển (như dệt - may, giấy, thuốc lá), từ công nghiệp đến nông nghiệp (như cao su, cà phê), từ sản xuất, đến giao thông (như hàng không dân dụng) và thông tin liên lạc (bưu chính viễn thông). Ở những ngành được lựa chọn thí điểm thành lập TCT theo mô hình TĐKT, trình độ tích tụ và tập trung hoá sản xuất cả ở phạm vi DN và phạm vi ngành đều khá cao, các quan hệ liên kết kinh tế trong và ngoài nước bước đầu phát triển. Sự phát triển của các ngành này có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 60)