Giải pháp cụ thể tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Ba Bể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 82 - 89)

III. Chia theo trình độ

4. Cao đẳng, Đại học trở lên 1.094 415 16,29 679 2,

3.3.2. Giải pháp cụ thể tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Ba Bể

bảo giúp cho lưu thơng hàng hóa, giao lưu văn hóa xã hội giữa các vùng trên địa bàn.

Thứ năm, Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các lĩnh vực thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tổ chức cá nhân khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, bảo quản nông sản, dịch vụ du lịch... Thông qua hoạt động hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế giúp cho người lao động có cơ hội tiếp cận với cơ hội việc làm, tạo điều kiện thay đổi việc làm phù hợp với năng lực của từng lao động.

3.3.2. Giải pháp cụ thể tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Ba Bể Ba Bể

3.3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đẩy

mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển cây trồng – vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất nông nghiệp và phù hợp với yêu cẩu của hoạt động khoa học công nghệ.

Quy hoạch hợp lý diện tích đất chưa sử dụng và diện tích đất rừng đang khai thác, phát triển cây công nghiệp nhằm tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn. Xây dựng và nhân rộng mơ hình sản xuất điển hình trong dân cư, phát triển mơ hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa tập trung. Tăng cường xúc tiến hoạt động thương mại – dịch vụ trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ phục

85

vụ sản xuất, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường cho sản xuất nơng nghiệp, từng bước làm tốt công tác dự báo thị trường.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Xây dựng chiến lược

thu hút đầu tư đặc biệt là thu hút đầu tư tại chỗ và đầu tư từ các tổ chức kinh tế trong nước. Phát triển những ngành có thể phát huy lợi thế về tài nguyên rừng và nông sản hàng hóa trên địa bàn huyện Ba Bể. Khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguyên liệu và các loại thế khác để mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động. Ưu tiên cho phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có thị trường ổn định và có khả năng xuất khẩu, tăng nhanh giá trị sản phẩm nông nghiệp. Khôi phục và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống như thổ cẩm, dệt...

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ. Phát triển và nâng cao chất

lượng phục vụ trong tất cả các ngành dịch vụ. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các đơn vị tiếp cận, tham gia hội trợ, triển lãm, quản bá giới thiệu sản phẩm, đồng thời thực hiện tốt quản lý thị trường, tạo lập trật tự thương mại, du lịch lành mạnh và phát triển. Đầu tư phát triển khu du lịch Hồ Ba Bể trở thành một điểm sáng về du lịch sinh thái. Đa dạng hóa các loại hình du lịch và xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt du khách đối với Hồ Ba Bể. Đồng thời, cần chú trọng việc phát triển du lịch bền vững đối với tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng.

3.3.2.2. Đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh

Đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh với quy mơ và trình độ khác nhau là hướng đi quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Thứ nhất, Phát triển kinh tế hộ. Trong kinh tế thị trường, kinh tế hộ phát triển hết sức linh hoạt, thích ứng nhanh, góp phần phát triển sản xuất. Phát triển kinh tế hộ tận dụng được các nguồn lực về đất đai, lao động, nguồn vốn nhàn dỗi và tận dụng được các nguồn lực tại chỗ. Để phát triển kinh tế hộ

86

gia đình, huyện Ba Bể cần xây dựng chính sách tạo điều kiện cho hộ nơng dân có điều kiện tiếp cận được với các nguồn vốn ưu đãi. Tăng cường công tác đào tạo nghề, phổ cập kỹ thuật trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp thông qua hoạt động tập huấn, học tập kinh nghiệm, phổ biến khoa học kỹ thuật. Xây dựng và nhân rộng mơ hình sản xuất điển hình làm ăn có hiệu quả.

Thứ hai, Phát triển kinh tế tập thể và xây dựng mối quan hệ hợp tác trong sản xuất. Phát triển các hình thức hợp tác và kinh tế tập thể trong các lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công nghiệp, phát triển nghề truyền thống...

Thứ ba, Tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp theo quy mô đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để phát triển doanh nghiệp trên địa bàn theo quy mô, huyện cần rà sốt các loại hình doanh nghiệp để có định hướng phát triển cho doanh nghiệp đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển ngành nghề thế mạnh của huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của tổ chức tín dụng trong và ngồi nước. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hiệp hội ngành nghề, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm nghiệp, ngành nghề truyền thống thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.

3.3.2.3. Đẩy mạnh công tác tạo nghề cho người lao động

Thứ nhất, Xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn huyện. Củng cố, xây dựng và sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục đạy nghề trên địa bàn huyện theo hướng hiện đại, chất lượng bằng các biện pháp như: Huy động mọi nguồn lực để nâng cấp xây dựng cơ bản, đổi mới cơ sở trang thiết bị phục vụ giáo dục; phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận với công việc thực tế, công nghệ và thiết bị. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây

87

dựng cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện. Tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức quốc tế trong việc nâng cao nhận thức và trình độ của lực lượng lao động.

Thứ hai, Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, cập nhật kiến thức kỹ thuật công nghệ mới cho đội ngũ giáo viên; Tạo điều kiện và cơ chế chính sách thu hút giáo viên đã qua đào tạo và đào tạo trình độ cao làm giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.

Thứ ba, Thực hiện xã hội hóa dạy nghề là xu thế khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa dạy nghề cho người dân. Hồn thiện chính sách và cơ chế quản lý khuyến khích phát triển xã hội hóa dạy nghề trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho các cơ sở giao dục dạy nghề mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hóa hình thức đào tạo như đào tạo ngắn hạn, dài hạn, truyền nghề, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ... đáp ứng nhu cầu học nghề cho mọi đối tượng có nhu cầu.

Thứ tư, Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động. Xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể các làng nghề phù hợp với từng vùng, từng thời kỳ để công tác đào tạo được tiến hành một cách hệ thống. Đầu tư mở rộng và nâng cấp các Trung tâm dạy nghề, cơ sở giáo dục dạy nghề để tăng quy mô đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tham gia đào tạo của người lao động. Huyện Ba Bể cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động theo hướng phục vụ chuyển giao kỹ thuật và sản xuất nông lâm nghiệp, trang bị kỹ thuật cơng nghệ hướng vào sản xuất hàng hóa có giá trị cao trong nơng nghiệp.

Thứ năm, Đây mạnh quy hoạch và phát triển các làng nghề được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động nơng thơn. Bên cạnh đó, huyện cần khơi phục làng nghề truyền thống nhằm tạo cơ hội việc

88

làm cho lực lượng lao động ngoài tuổi lao động được tham gia vào q trình sản xuất. Khuyến khích thành lập và phát triển hiệp hội nghề nghiệp để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh tạo tiếng noi chung và đảm bảo quyền lợi cho các thành viên khi tham gia hiệp hội nghề nghiệp.

3.3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn

Thứ nhất, Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số. Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến tăng quymoo nguồn cung lao động, tạo sức ép lâu dài về việc làm cho khu vực nông thôn, ảnh hưởng đến chất lượng của người lao động đặc biệt là lao động nữ. Tăng cường công tác giáo dục dân số, truyền thơng dân số đến từng gia đình, từng cá nhân, phát triển nhận thức và hiểu hiết về dân số trong nhân dân để họ có thái độ, hành vi hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ hai, Thực hiện tốt công tác y tế cộng đồng, chăm sóc cức khỏe và mơi trường sống. Nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen khơng đúng của người dân về chăm sóc sức khỏe cho bản thân, xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ cho người dân và khi mắc bệnh phải được chăm sóc, sử dụng thuốc đúng cách, tránh hiện tượng mê tín dị đoan. Xây dựng hệ thống mạng lưới y tế cơ sở, trạm xá, bệnh viện; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ y bác sĩ, cung cấp đủ thuốc men phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Thứ ba, Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tạo môi trường sống lành mạnh trong nhân dân. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đảm bảo các yêu cầu về điện, đường, trường, trạm kiên cố, cải thiện điều kiện đi lại và sinh hoạt của người dân. Hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống cơng trình cấp nước tập trung, các cơng trình cấp nước nhỏ lẻ; cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tổ chức tập huấn, giáo dục tuyên truyền về vệ sinh môi trường, hướng dẫn và vận động các hộ dân đầu tư xây dựng hệ thống vệ sinh tại gia đình đảm bảo sức khỏe cho các thành viên.

89

Thứ tư, Đảm bảo vệ sinh chuống trại, quy hoạch chuồng trại tập trung cách xa khu vực sinh hoạt của gia đình và khu dân cư, xử lý chất thải hợp vệ sinh và không gây ô nhiễm môi trường.

90

KẾT LUẬN

Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng và toàn dân, của các cấp các ngành. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho lao động xã hội, thơng qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội và các chương trình, dự án giải quyết việc làm. Qua đó hàng năm chúng ta đã giải quyết việc làm được hàng triệu lao động, cơ cấu lao động đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ thất nghiệp của lao động giảm dần, tỷ lệ sử dụng thời gian tăng dần.

Huyện Ba Bể là huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chậm, tình trạng thiếu việc làm cịn cao. Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn là rất cấp thiết. Tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nơng thơn nói riêng khơng những giúp cho người lao động có thêm việc làm mà cịn giúp cho kinh tế phát triển bền vững. Với giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu, luận văn đã trình bày và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho lao động.

Tóm lại, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi địa phương, là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

91

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 82 - 89)