Kinh nghiệm sử dụng lao động và tạo việc là mở một số nước trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34 - 40)

- Thất nghiệp: Thất nghiệp là vấn đề kinh tế xã hội phổ biến đối vớ

1.1.2. Kinh nghiệm sử dụng lao động và tạo việc là mở một số nước trên thế giới và Việt Nam

giới và Việt Nam

1.1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới [12]

a. Kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, với 1,3 tỷ dân nhưng gần 70% dân số vẫn ở khu vực nơng thơn, hàng năm có tới 10 triệu lao động đến tuổi tham gia lực lượng lao động xã hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở lên gay gắt hơn. Trước đòi hỏi bức bách đó, thực tế từ năm 1978 Trung Quốc đã thực hiện mở cửa cải cách nền kinh tế và thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”, do đó Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thi, coi phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết vấn đề việc làm.

Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế và giải quyết việc làm của Trung Quốc trong những năm đổi mới vừa qua đều gắn với bước đi của công nghiệp nông thôn. Từ thực tiễn phát triển công nghiệp nông thôn, giải quyết

37

việc làm ở nơng thơn Trung Quốc thời gian qua có thể rút ra một số bài học như sau:

Thứ nhất, Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hóa và chun mơn hóa sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tê trong nơng thơn, thực hiện phi tập thể hóa trong sản xuất nơng nghiệp thơng qua áp dụng hình thức khốn sản phẩm, nhờ đó khuyến khích nơng dân đầu tư dài hạn phát triển sản xuất cả nông nghiệp và mở các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn.

Thứ hai, Nhà nước tăng thu mua giá nông sản một cách hợp lý, giảm giá cánh kéo giữa hàng nông nghiệp và cơng nghiệp, qua đó tăng sức mua của người nơng dân, tăng mạnh cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp ở nơng thơn. Cùng với chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đa dạng hóa theo hướng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế hơn, phù hợp yêu cầu của thị trường đã có ảnh hưởng lớn đối với thu nhập trong khu vực nông thôn. Theo kết quả điều tra cho thấy thu nhập thực tế bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đã tăng lên. Chính sức mu trong khu vực nơng thơn tăng nhanh chóng đã làm tăng cầu về các hàng hóa tiêu dùng từ hàng thực phẩm và hàng hóa thiết yếu sang tiêu dùng những sản phẩm có độ co dãn theo thu nhập cao hơn. Tăng thu nhập và sức mua của người nông dân nông thôn đã tạo ra cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp ở nông thôn phát triển thu hút thêm lao động.

Thứ ba, Tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp phát triển.

Thứ tư, Thiết lập một hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanh nghiệp nơng thơn, giảm chi phí giao dịch để huy động vốn và lao động cho công nghiệp nơng thơn.

Thứ năm, Duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp nhà nước.

38

Liên bang Malaysia có diện tích tự nhiên 329,8 nghìn km2, dân số 27,5 triệu người (năm 2010), mật độ dân số 78 người/km2. Hiện nay, lao động đang được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) nên sức ép về dân số/đất đai là không lớn. Malaysia không đủ lao động nên phải nhập khẩu lao động tư nước ngoài nhưng trong thời gian đầu q trình cơng nghiệp hóa, Malaisia đã phải giải quyết vấn đề dư thừa lao động nông thôn như nhiều quốc gia khác. Malaysia đã có kinh nghiệm tốt trong giải quyết lao động nông thôn làm biến nhanh tình trạng dư thừa lao động sang mức toàn dụng lao động và phải nhập khẩu thêm lao động từ nước ngoài. Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy:

Thứ nhất, Thời gian đầu của q trình cơng nghiệp hóa, Malaysia chú trọng phát triển nơng nghiệp trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển cây công nghiệp dài ngày. Cùng với phát triển nông nghiệp, Malaysia tập trung phát triển công nghiệp chế biến, vừa giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp vừa giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.

Thứ hai, Khai phá những vùng đất mới đẻ phát triển sản xuất nông nghiệp định hướng của chính phủ để giải quyết việc làm mới cho lao động dư thừa ngay trong khu vực nông thôn trong quá trình phát triển. Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng phúc lơi xã hội, kèm theo cung ứng vốn, vật tư, thông tin, hướng dẫn khoa học kỹ thuật... để người dân ổn định cuộc sống, phát huy chủ động sáng tạo của người dân và đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời gắn trách nhiệm giữa người dân và Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, Thu hút cả đầu tư trong nước và ngoài nước vào phát triển công nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế biến nhằm giải quyết lao động và chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Trong thời gian này, Malaysia thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi bằng chính sách ưu đãi. Bằng các biện pháp này Malaysia đã giải quyết được vấn đề: Tạo

39

việc làm cho lao động dư thừa; Đào tạo cơng nhân nâng cao tay nghề và trình độ quản lý cho người lao động; Các cơng ty nước ngồi sẽ để lại cơ sở vật chất đáng kể khi hết thời hạn hợp động đã ký.

Thứ tư, Khi nền kinh tế đã đạt được mức toàn dụng lao động, Malaysia chuyển sang sử dụng nhiều vốn và khai thác công nghệ hiện đại, thực hiện sự quan hệ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp lao động đã qua đào tạo cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng nông thôn.

1.1.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam

Khu vực nơng thơn của các nước đang phát triển thường có dân số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ, nguồn lao động tăng với tốc độ hàng năm cao, Việt Nam cũng là nước có đặc điểm trên rất rõ. Vì vậy khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của lao động nông thôn. Ở Việt Nam, số việc làm tăng hàng năm ở nông thônc hỉ đáp ứng được 60% nhu cầu. Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của cư dân nông thôn. Tuy nhiên bị hạn chế bởi diện tích đất canh tác, vốn hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở các địa phương. Điều này hạn chế khả năng giải quyết việc làm ở nông thônv à hậu quả ngày càng thiếu việc làm cho người lao động nông nghiệp, nếu lực lượng này không chuyển dần sang khu vực sản xuất khác.

Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và chi phối mạnh mẽ của quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, tiểu vùng như: đất đai, khí hâu, thời tiết... Do đó, tính thời vụ trong nơng nghiệp rất cao, thu hút lao động không đều, trồng trọt lao động chủ yếu tập trung vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian cịn lại là nhàn rỗi, đó là thời gian lao động “nông nhàn” trong nông thôn.

40

Trong thời gian nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa phương khác làm việc để tăng thu nhập. Tình trạng thời gian nơng nhàn cùng với thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng di chuyển lao động nông thôn từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị tạm thời hoặc lâu dài.

Trong nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phu nông nghiệp thường bắt nguồn từ lao động của kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong gia đình có thể chuyển đổi, thay thế để thực hiện cơng việc của nhau. Vì vậy chú trọng thúc đẩy việc phát triển các hoạt động khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm có hiệu quả.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là hoạt động phi nông nghiệp với một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này qua đời khác trong từng gia đình, từng dịng họ, từng làng xã, dần dần hình thành nên những làng nghề truyền thống, tạo ra những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng độc đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng cho từng cộng đồng, từng dân tộc.

Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm những hoạt động cung ứng đầu vào cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nông thôn, là khu vực thu hút đáng kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho người lao động.

Nói chung, việc làm ở nơng nghiệp, nông thôn thường là những cơng việc đơn giản, thủ cơng ít địi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai công cụ cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẻ. Vì vậy, khả năng thu dụng lao động cao nhưng sản phẩm làm ra thường chất lượng thấp, mẫu mã thường đơn điệu, năng suất lao động thấp nên thu nhập bình quân của lao động nơng thơn nói chung khơng cao, tỷ lệ đói nghèo ở nơng thơn cịn khá cao so với khu vực thành thị.

41

Ở nơng thơn, có một số lượng khá lớn công việc tại nhà không định thời gian như: chăm sóc gia đình, nội trợ, làm vườn... có tác dụng tích cực hỗ trợ tăng thêm thu nhập cho gia đình, đã có những nghiên cứu thống kê cho thấy 1/3 quỳ thời gian của lao động làm các cơng việc phụ mang tính hỗ trợ cho kinh tế gia đình. Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động.

Thị trường sức lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém phát triển. Lao động thủ công, cơ bắp là chính. Một số nơi chưa phát triển được ngành nghề, dẫn đến dư thừa lao động, nhất là vào thời gian nông nhàn, người lao động phải đi làm thuê ở vùng khác, xã khác hoặc đo thị tìm kiếm việc làm. Những đặc điểm trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương chính sách và định hướng tạo việc làm cho lao động nơng thơn của Nhà nước. Nếu có cơ chế và biện pháp phù hợp thích ứng sẽ góp phần giải quyết tốt mối quan hệ dân số - việc làm tại chỗ.

1.1.2.3. Một số bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng cho huyện Ba Bể

Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động, giải quyết việc làm ở một số quốc gia trong thời gian qua có thể rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng cho giải quyết việc làm, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta nói chung và huyện Ba Bể nói riêng như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần phải có chính sách vĩ mơ về vai trị quản lý Nhà nước nhằm hạn chế tỉ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi. Những giải pháp và chính sách đó hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bằng được phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm.

Thứ hai, Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suốt cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu

42

kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các nghành nghề sử dụng nhiều lao động, phân công lại lao động, tạo việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn.

Thứ ba, Đa dạng hóa các hình thức giải quyết việc làm. Phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng tìm việc làm của người lao động. Xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đồn thể chính trị xã hội và tồn thể nhân dân.

Thứ tư, Đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, nhất là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng cao và khu vực thu hút nhiều lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34 - 40)