Đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Ba Bể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 78)

III. Chia theo trình độ

2.2.5.Đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Ba Bể

4. Cao đẳng, Đại học trở lên 1.094 415 16,29 679 2,

2.2.5.Đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Ba Bể

2,75%).

2.2.5. Đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Ba Bể Ba Bể

Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giai đoạn 2006 – 2010, kinh tế huyện Ba Bể có tốc độ tăng trưởng tương đối khá, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 12%, ngành sản xuất nơn glaam nghiệp, thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ lực chiếm khoảng 65% cơ cấu giá trị sản xuất; sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khoảng 12,56%; dịch vụ thương mại chiếm khoảng 22,5%. Đặc biệt tốc độ ngành du lịch dịch vụ có tốc độ phát triển tương đối nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Huyện Ba Bể có tổng dân số trên địa bàn khoảng 46.097 người (năm 2010) Mật độ dân số bình quân 69 người/km2. Lực lượng lao động toàn huyện

77

trong độ tuổi lao động là 25.814 người chiếm khoảng 56% dân số toàn huyên, đây là lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa thực sự khai thác triệt để.

Chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện theo xu hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Chất lượng nguồn nhân lực cịn hạn chế, trình độ chun mơn chưa cao mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của huyện. Với tiềm năng về nông lâm nghiệp, thương mại du lịch nên địi hỏi cần có lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật trong tất cả các khâu của quá trình sản xuât kinh doanh cũng như thương mại dịch vụ.

Trong những năm qua công tác giáo dục đào tạo, công tác dạy nghề nông thôn được huyện quan tâm đầu tư và phát triển. Năm 2007, huyện đã thành lập Trung tâm Dạy nghề với mục tiêu trở thành đơn vị đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động trong và ngoài huyện. Năm 2010, Trung tâm dạy nghề huyện Ba Bể đã tổ chức được 04 lớp dạy nghề cho người nghèo với tổng số 141 lượt người tham gia. Tính cả giai đoạn 2007 – 2010, Trung tâm Dạy nghề đã đào tạo được gần 1000 lượt người lao động với các nhóm nghề như: nơng lâm ngư nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ...

Huyện đã tập trung cho đầu tư phát triển, ban hành nhiều chính sách, tạo cơ chế thuận lợi nhằm thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng, tạo ra nhiều việc làm mới, đời sống người dân nói chung và người lao động đã phần nào được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết cơ bản vấn đề việc làm của địa phương. Bên cạnh đó, huyện đã huy động sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế nhằm tạo việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê của huyện Ba Bể, năm 2010 Ngân

78

hàng Chính sách Xã hội đã cho vay 30 tỷ hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề và việc làm cho hơn 1.200 lao động có việc làm ổn định.

Huyện Ba Bể đã có những định hướng chỉ đạo sát sao, cụ thể trong triển khai thực hiện những nội dung, mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã đề ra. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện đã khái thác tốt mọi nguồn vốn, phối kết hợp chặt chẽ các cơ sở đào tạo nghề với các cấp Hội để thu hút đông đảo người lao động là thanh niên, phụ nữ, nông dân các xã, thị trấn tham gia. Trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện ưu tiên những đối tượng lao động là con em gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo…

Cụ thể, năm 2011 với sự chỉ đạo sát sao, cách thức triển khai cụ thể, thiết thực theo Nghị quyết 30a, huyện Ba Bể đã tổ chức các lớp dạy nghề như: kỹ thuật trồng cây thực phẩm; sửa chữa máy nổ; sản xuất phân vi sinh; chăn nuôi thú y; kỹ thuật xây dựng… cho người nghèo và lao động nông thôn được 17 lớp tại các xã trong huyện với 593 học viên. Mặc dù với thời gian ngắn, nhưng hầu hết các học viên đều nắm được kỹ thuật và áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi, sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình.

Song song với công tác đào tạo nghề cho lao động, ngành Lao động Thương binh và Xã hội huyện cịn thơng qua các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho vay vốn từ các nguồn để phát triển sản xuất và tư vấn giới thiệu lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: tổ chức cho lao động đi học tiếng Hàn Quốc tại Hà Nội với 42 người; sơ tuyển được 3 người ứng viến đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản, phối hợp với công ty cổ phần Thương Mại và Dịch vụ Vinaconex thanh lý lao động đi Lybia về nước trước thời hạn cho 73 người; Phối hợp với Công ty Thuỷ sản I tổ chức đưa lao động đi xuất khẩu tại thị trường Malaxia được 62 người theo Quyết định 71, thị trường Đài Loan 1 người. Đối với lao động trong nước,

79

huyện tuyển được 15 lao động đi làm việc tại công ty Cổ phần dệt Texhong tại Đồng Nai; 11 học sinh học nghề tại trường Trung cấp Mỏ Hồng Cẩm (Quảng Ninh); Phối hợp với các công ty tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn tổ chức được 2 lớp tư vấn tuyên truyền và nâng cao năng lực về xuất khẩu lao động cho tuyên truyền viên cơ sở gồm 156 người tham gia.

Bên cạnh các hoạt động đào tạo nghề, huyện chú trọng phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Năm 2011, Hội phụ nữ huyện Ba Bể phối hợp với Trung tâm Dạy nghề tổ chức cho 120 lao động là các chị em phụ nữ tham gia lớp dạy nghề dệt thổ cẩm, hoạt động này đã tạo thêm thu nhập cho lao động nơng thơn bình quân từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng/ tháng. Điển hình là Xã Nam Mẫu với 5/8 thơn duy trì nghề dệt và bước đầu góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân trong xã.

Qua công tác đào tạo nghề huyện Ba Bể đã từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhiều hộ gia đình tham gia học nghề về đã mở rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi, phát triển trồng rừng theo hướng trang trại kết hợp với chăn ni lợn, gà... có hiệu quả, góp phần vào thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương [21], [22].

Tuy nhiên, tình trạng việc làm chưa bền vững, nhu cầu việc làm và học nghề vẫn là vấn đề cấp bách đối với huyện Ba Bể. Theo khảo sát của huyện Ba Bể về nhu cầu việc làm trong giai đoạn 2010 – 2015 (khảo sát 5.390 người) cho thấy: Nhu cầu đào tạo theo nhóm nghề nơng lâm ngư nghiệp là: 3.960 người; công nghiệp – xây dựng: 460 người; thương mại – dịch vụ: 750 người; tiểu thủ công nghiệp: 220 người. Như vậy, có thể thấy nhu cầu việc làm đối với huyện Ba Bể là vấn đề nóng trong giai đoạn cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, huyện cần có chính sách đầu tư nhằm tạo một lực lượng lao động có chất lượng, phân bố cơ cấu lao động hợp lý, giảm tình trạng mất cân bằng giữa lao động phổ thơng và lao động có trình độ chun mơn.

80

Chƣơng III

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 78)