Điều kiện kinh tế xã hội [1], [5], [13], [14], [15]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 48 - 57)

- Thất nghiệp: Thất nghiệp là vấn đề kinh tế xã hội phổ biến đối vớ

2.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội [1], [5], [13], [14], [15]

2. Đất dùng vào lâm nghiệp 47773,72 47773,72 47773,72 47773,

2.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội [1], [5], [13], [14], [15]

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Hiện trạng dân số: Hiện trạng dân số huyện Ba Bể được thể hiện dưới

bảng sau.

Bảng 2.2. Tình hình dân số và nhân khẩu giai đoạn 2008 - 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) I. Tổng nhân khẩu Ngƣời 47.541 100 46.910 100 46.097 100 1. Khu vực nông thôn Người 44.043 92,64 43.408 92,53 42.675 92,58 2. Khu vực thành thị/thị trấn Người 3.498 7,36 3.502 7,47 3.422 7,42 II. Tổng số hộ Hộ 9.986 100 10.003 1000 10.761 100 1. Khu vực nông thôn Hộ 9.100 91,13 9.100 90,97 9.688 90,03 2. Khu vực thành thị/thị trấn hộ 886 8,87 903 9,03 1.073 9,97

51

Theo báo cáo điều tra dân số năm 2011, huyện Ba Bể có 47.789 nhân khẩu với khoảng hơn 10.879 hộ. Huyện có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 15 xã, mật độ dân số 68 người/km2, cao hơn mật độ trung của tỉnh là 60 người/km2.

Nghiên cứu bảng 2.2 cho thấy, tỉ lệ dân số qua các năm không có sự biến động nhiều giữa khu vực nông thôn (giao động trong khoảng 92,53% đến 92,58%) và thị trấn (giao động trong khoảng 7,36% đến 7,47%), có thể thấy được phần lớn dân số của huyện tập trung ở khu vực nông thôn.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là một trong những số đo chung nhất về mức độ tham gia lực lượng lao động của dân số. Nó được định nghĩa là số phần trăm những người thuộc lực lượng lao động chiếm trong dân số. Thống kê năm 2009 của tỉnh Bắc Kạn, trong tổng số 222.714 người từ 15 tuổi trở lên chiếm 78,64% tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa nam giới và nữ giới (nam: 87,40%; nữ: 82,51%) và không đồng đều giữa các huyện trong tỉnh.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2009 của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (87,04% so với 75,06%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thay đổi từ mức thấp nhất là 76,07% ở thị xã Bắc Kạn lên đến cao nhất là 88,85% ở huyện Pắc Nặm.

Đối với Huyện Ba Bể, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số lao động của huyện (chiếm 86,5%) cao hơn tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của toàn tỉnh (84,97%).

Nghiên cứu bảng 2.3 cho thấy, tỉ lệ lao động có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể. Tỉ lệ lao động khu vực nông thôn chiếm 93,3% trong tổng số lực lượng lao động của huyện, lực lượng lao động này vừa là nguồn lực nhưng cũng vừa là trở ngại trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của huyện. Trong 9 ngành nghề được thống kê trên địa bàn huyện, lực lượng lao động giản đơn chiếm tỉ trong cao trong tổng số

52

lực lượng lao động (chiếm 87,05%); khu vực nông thôn tỉ lệ lao động giản đơn chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng số lao động giản đơn của huyện (chiếm 98,04%). Bên cạnh đó, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỉ trọng khá thấp trong tổng số lực lượng lao động của huyện.

Bảng 2.3. Lực lƣợng lao động huyện Ba Bể phân chia theo ngành nghề, giới tính và khu vực năm 2009

ĐVT: người TT Khu vực Tổng số Giới tính Khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn I Chi theo ngành nghề 1 Nhà quản lý, lãnh đạo trong đơn vị quản lý hành chính 316 243 73 102 214 2 Nhà chuyên môn bậc cao 465 216 248 173 292 3 Nhà chuyên môn bậc trung 1.189 419 770 429 760

4 Nhân viên trợ lý văn

phòng 125 100 25 20 106 5 Nhân viên dịch vụ và bán hàng 836 386 451 481 355 6 Lao động có kỹ năng trong NN-LN-TS 159 88 71 15 144 7 Lao động thủ công 447 360 87 147 300 8 Thợ vận hành và lắp ráp máy móc thiết bị 176 172 4 67 109

9 Lao động giản đơn 24.969 12.822 12.147 489 24.480

II Tổng số 28.682 14.806 13.876 1.922 26.760

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn - 2011

Việc làm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một huyện hoặc một vùng. Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép đánh giá tác động của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi

53

quan trọng trong những năm qua. Những thay đổi quan trọng đó đã làm thay đổi cơ cấu và phân bố lao động có việc làm. Trong thời gian tới, huyện Ba Bể cần có chính sách nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động này; mở các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho lực lượng lao động này kiến thức cơ bản, tạo cho họ cơ hội tìm việc làm mới phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong 10 năm qua, đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động rõ nét giữa các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đến nay, nhóm ngành “nông nghiệp – thủy sản” chiếm 79,17% lao động (so với năm 1999 là 85,49%), các ngành “công nghiệp và xây dựng” chiếm 5,97% (năm 1999 là 2,7%) và các ngành “dịch vụ” chiếm 14,86% (năm 1999 là 11,81%).

Bảng 2.4. Phân bố lao động trong độ tuổi lao động có việc làm theo nghành nghề năm 2009 Khu vực kinh tế Năm 1999 Năm 2009 Tốc độ tăng lao động bình quân/nă m (%) Số lƣợng Tỉ trọng (%) Số lƣợng Tỉ trọng (%) Tổng số 140.086 100 185.630 100 2,85

Nông, lâm, thủy sản 119.765 85,49 146.956 79,17 2,07 Công nghiệp và xây

dựng

3.782 2,70 11.084 5,97 11,35

Dịch vụ 16.539 11,81 27.590 14,86 5,25

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn - 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của Bắc Kạn những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ đã có xu hướng tăng và giảm tỉ trọng lao động trong nông nghiệp. Nghiên cứu bảng 2.4 cho thấy, chuyển dịch cơ cấu

54

lao động trong 10 năm qua theo ba khu vực kinh tế đã có xu hướng dịch chuyển từ nông nghiệp sang ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tính chung cả ba khu vực kinh tế đã tạo thêm hơn 45,5 nghìn việc làm, bình quân mỗi năm tăng 2,85% (tăng 4,55 nghìn lao động/năm). Khu vực nông lâm ngư nghiệp đã tạo thêm gần 27,2 nghìn việc làm; khu vực công nghiệp và xây dựng tạo thêm 7,3 nghìn việc làm; khu vực dịch vụ tạo thêm khoảng 11 nghìn việc làm mới. Sự dịch chuyển lao động giữa các nhóm ngành kinh tế trong 10 năm qua cho thây xu thế phát triển của tỉnh đó là giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong có cấu các ngành và tăng dần tỉ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nhằm phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phát triển tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu vẫn chưa có điểm bứt phá và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Bắc Kạn. Bắc Kạn hiện nay vẫn là tỉnh nông nghiệp nên đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông lâm ngư nghiệp là chính, số lao động trong nhóm này chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng số lao động của tỉnh. Công nghiệp tăng đều qua các năm nhưng quy mô phát triển và năng lực cạnh tranh của tỉnh trong khu vực còn hạn chế, hoạt động thu hút vốn đầu tư và phát triển khu công nghiệp còn chậm. cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được yêu cầu do vậy số lao động trong nhóm ngành này tăng trưởng ở mức thấp.

Trong các ngành dịch vụ thì số lao động tăng chủ yếu ở ngành thương nghiệp, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông. Trong những năm qua du lịch Bắc Kạn khá phát triển nhờ được thiên nhiên ưu đãi có khu du lịch Hồ Ba Bể, đây là một trong hai mươi hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Khu du lịch Hồ Ba Bể đã thu hút một lượng vốn đáng kể từ các nhà đầu tư và qua đó đã thu hút lực lượng lao động đáng kể trong nhóm ngành dịch vụ.

Đối với huyện Ba Bể phân bố lao động phân chia theo ngành nghề được thể hiện ở bảng sau:

55

Bảng 2.5. Lao động phân theo nghành nghề huyện Ba Bể năm 2009

Chỉ tiêu Số lƣợng

(ngƣời)

Tỉ lệ (%)

Nông, lâm, thủy sản 24.859 86,83 Công nghiệp và xây dựng 826 2,89

Dịch vụ 2.943 10,28

Tổng số 28.628 100

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn - 2011

Thống kê cho thấy, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản chiếm tỉ trọng khá cao (86,83%) trong khi đó tỉ lệ lực lượng lao động tham gia lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp (13,17%). Đây là trở ngại đối với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đối với huyện Ba Bể, tuy nhiên nếu tận dụng tốt các tiềm lực sẵn có với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu... sẽ giúp huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế với sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ cho hoạt động chế biến và thâm dụng lao động trong nông thôn.

Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm việc, thu nhập và mức độ ổn định của công việc.

Nghiên cứu bảng 2.6 cho thấy dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 86,,6% trong tổng số lao động của tỉnh (tổng dân số từ 15 tuổi trở lên 222.536 người). Trong toàn tỉnh tỉ lệ người có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chiếm tỉ trọng rất thấp 13,4%, bên cạnh đó tỉ lệ người có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ khá thấp 2,88% (tương ứng với 6.409 người). Đây thực sự là nhưng con số đáng quan tâm đối với lực lượng lao động của tỉnh Bắc Kạn, lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ chuyên môn lại không có. Đây cũng chính là bài toán trong hoạt động bố trí việc làm, tạo việc làm cho người lao động của tính Bắc Kạn.

56

Bảng 2.6. Thống kê dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn năm 2009 ĐVT: % Đơn vị hành chính Tổng số Chƣa qua đào tạo cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Toàn tỉnh 100 86,60 3,91 5,05 1,56 2,88

Chia theo giới tính

Nam 100 85,72 5,48 4,43 1,06 3,29

Nữ 100 87,48 2,33 5,68 2,05 2,45

Chia theo khu vực

Thành thị 100 63,08 8,75 12,71 3,76 11,71

Nông thôn 100 91,34 2,94 3,51 1,11 1,10

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn – 2011

Đối với huyện Ba Bể trình độ lao động hoạt động trong các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân vẫn còn thấp. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ khá cao, tỉ lệ lao động qua đào tạo và trình độ chuyên môn bậc cao chiếm tỉ lệ rất thấp. Trình độ lao động là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trình độ lao động hạn chế sẽ là một rào cản khá lớn cho quá trình đầu tư công nghệ thiết bị, truyển giao khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là việc chuyển đổi nghề nghiệp của lực lượng lao động trên địa bàn huyện Ba Bể.

Trong những năm vừa qua, hoạt động phát triển đào tạo chuyên môn kỹ thuật đã có những bước cải thiện nhưng sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề thực sự là một vấn đề và cần có chính sách điều chỉnh phù hợp. Tỉnh Bắc Kạn vẫn đang và sẽ còn cần nhiều nguồn lao động có trình độ và chất lượng nhưng rõ ràng lượng cung hiện tại không đáp ứng được yêu cầu đó.

57

Bắc Kạn cần có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết sự mất cân đối trong đào tạo trình độ chuyên môn cho lao động, đồng thời cần có giải pháp kết nối cung – cầu giữa hệ thống giáo dục đào tạo và người sử dụng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7. Tình hình trình độ lao động phân chia theo giới tính, khu vực huyện Ba Bể năm 2009

Trình độ huyện Toàn

Chia theo

giới tính Chia theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Tổng số 28.682 14.806 13.875 1.922 26.760

Chưa qua đào tạo 26.120 13.583 12.537 1.073 25.047

Sơ cấp 256 182 74 99 157

Trung cấp 1.267 595 672 359 908

Cao đẳng 556 164 391 159 397

Đại học và sau đại học 483 282 201 232 251

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn – 2011

2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Giao thông: Ba Bể là huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Cạn với điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là phát triển nông – lâm nghiệp. Hệ thống giao thông của huyện đã từng bước được đầu tư và hoàn thiện với hệ thống mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện, thôn, xã. Tổng chiều dài 1166km, trong đó: đường quốc lộ có chiều dài 160km (quốc lộ 3); đường tỉnh lộ với chiều dài 367km; đường huyện lộ có chiều dài 673km, mật độ đường trung bình của huyện là 24,31km/km2. Tính đến nay, 100% các xã đã có đường ôtô xuống đến trung tâm xã. Hệ thống giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa và lưu thông với các tỉnh lân cận, nối liến trung tâm huyện với tỉnh và các đơn vị hành chính cấp xã.

58

Hệ thống bưu chính viễn thông: Bưu chính viễn thông được mở rộng, nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhu cầu về dịch vụ bưu chính viễn thông ở các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn đáp ứng tốt. Mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển ở khu vực nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc và phục vụ đời sống của nhân dân.

Tính đến năm 2010, tổng số máy điện thoại trên địa bàn là 3.800 máy; số máy điện thoại bình quân trên 100 dân là 7,35 máy; doanh thu trong năm 2010 của bưu chính, viễn thông đạt 794,9 triệu đồng. Bên cạnh đó, hệ thống mạng thông tin Internet phát triển mạnh,

Trường học: Công tác xã hội hóa giáo dục của huyện đã được quan tâm thường xuyên bằng các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ở cở sở đã từng bước góp phần xây dựng một xã hội học tập. Hệ thống giáo dục đào tạo trên địa bàn từ mầm non đến trung học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi tầng lớp dân cư. Trên địa bàn huyện hiện có: 15 trường mẫu giáo, 34 trường tiểu học và trung học cơ sở, 2 trường trung học phổ thông. Với đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn và phẩm chất đạo đức nhà giáo: 144 giáo viên mẫu giáo, 402 giáo viên tiểu học, 291 giáo viên trung học cơ sở và 91 giáo viên trung học phổ thông.

Y tế: Trên địa bàn huyện có 19 cơ sở khám chữa bệnh trong đó có 03 cơ sở khám chữa bệnh (bệnh viện, phòng khám khu vực và viện điều dưỡng); 16 trạm ý tế xã phường và cơ quan xí nghiệp. Với số lượng cơ sở khám chữa bệnh phủ khắp trên địa bàn đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong huyện, đảm bảo cho hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Bên cạnh đó, huyện luôn chú ý đến việc phòng dịch bệnh bùng phát theo mùa, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, cúm A H1N1, cúm A H5N1. Thực hiện tiêm chủng mở rộng đúng theo kế hoạch, kết quả đạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 48 - 57)