Điều kiện tự nhiên [5], [13], [18], [20]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 43 - 47)

- Thất nghiệp: Thất nghiệp là vấn đề kinh tế xã hội phổ biến đối vớ

2.1.1.Điều kiện tự nhiên [5], [13], [18], [20]

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Ba Bể nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Kạn, là huyện có ranh giới tiếp giáp với các huyện của tỉnh ở phía bắc, đông, nam và tiếp giáp với tỉnh khác ở phía tây. Tổng diện tích tự nhiên là 68.412 ha (bằng 14,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn). Ranh giới hành chính của huyện, Phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng; Phía Nam giáp huyện Bạch Thông; Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn; Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang.

Thị trấn Chợ Rã là trung tâm kinh tế - chính trị – văn hoá của huyện, nằm trên ngã ba tỉnh lộ 258 và quốc lộ 279, cách thị xã Bắc Kạn 60 km về phía Tây Bắc theo tỉnh lộ 258, cách thành phố Thái Nguyên 160 km (về phía nam) và cách thị xã Cao Bằng 100 km (về phía bắc) theo quốc lộ 3.

Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh, các tỉnh lân cận và nước bạn Trung Quốc. Trên địa bàn huyện cũng được thiên nhiên phú cho nhiều danh lam, thắng cảnh mà điển hình là hồ Ba Bể với tiềm năng du lịch rất lớn. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông chậm phát triển đã hạn chế khả năng phát triển kinh tế – xã hội của huyện

2.1.1.2. Địa hình và địa chất

Huyện có địa hình đặc trưng miền núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, hướng núi không đồng nhất. Độ cao trung bình trên dưới 600 m so với mặt nước biển, nơi có địa hình cao nhất là 1.517m (đỉnh Hoa Sơn), nghiêng dần theo hướng đông bắc - tây nam và có thể chia làn 3 dạng địa hình chính:

46

(1) Địa hình núi đá vôi, phân bố chủ yếu ở các xã Nam Mẫu, Quảng Khê, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ với những dãy núi đá vôi cao trên 1000 mét xen giữa các thung lũng hẹp tạo thành những vách dựng đứng, cheo leo. độ cao phổ biến từ 600m - 1000 m (các đỉnh cao nhất là Hoa Sơn 1.517m, Phia Biooc 1.502m), độ dốc trên 25O. Là vùng núi cao, địa hình hiểm trở ít có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp; (2) Địa hình núi đất của các xã phía nam, độ cao phổ biến 300 – 400 m, độ dốc bình quân từ 20 – 40O nhưng bị chia cắt bởi các khe suối, giao thông đi lại trong vùng rất khó khăn, là địa bàn có thể phát triển lâm nghiệp và nông – lâm kết hợp. Đây cũng là vùng có tiềm năng lớn về phát triển các loại cây ăn quả của huyện; (3) Địa hình thung lũng phân bố dọc theo sông suối, xen giữa các dãy núi cao (khu vực trung tâm huyện) có độ cao trung bình 200m - 300m, diện tích khoảng 10.000 ha, là địa hình cấu tạo nên các cánh đồng trồng lúa màu của các xã trong huyện.

Những kiểu địa hình trên tuy có gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi cho đồng bào các dân tộc trong huyện.

2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Ba Bể có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu của huyện có những đặc trưng chủ yếu sau:

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm 21,1OC, nhiệt độ bình cao nhất 27,5OC vào tháng 7 – 8, nhiệt độ trung bình thấp nhất 15,8OC vào tháng 12 – 1, nhiệt độ cao tuyệt đối 39,5OC, thấp tuyệt đối -2OC. Nhìn chung nhiệt độ phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới.

Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm 1.253 mm, cao nhất trung bình là 2.038 mm và thấp nhất trung bình 1.068mm. Mỗi năm có khoảng 130,5 ngày mưa nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều vào các tháng 7 – 9, lượng mưa

47

chiếm từ 80 - 85% lượng mưa cả năm, đặc biệt tháng 6 năm 1998 lượng mưa đạt trên 500 mm/tháng; mưa lớn thường gây ra lũ lớn và lũ quét trên hệ thống sông suối ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Mùa lạnh có lượng mưa thấp, có tháng hầu như không mưa như tháng 11, 12 năm 2000 lượng mưa chỉ đạt 1,8 – 2mm.

Nắng: tổng số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất 242,4 giờ vào tháng 8, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 50,6 giờ. Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình 84,6%, thấp nhất 75% vào tháng 12 -11, cao nhất 91% vào tháng 6.

Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình hàng năm 830 mm, thấp nhất 68,4 mm vào tháng 2 và cao nhất 85 mm vào tháng 4.

Gió, bão: Ba Bể nằm sâu trong lục địa và được các dãy núi cao che chắn nên ít chịu ảnh hưởng của bão. Do ảnh hưởng của khí hậu địa hình thung lũng nên hướng gió chính là Đông - Bắc, Tây - Nam và Nam. Ngoài ra trên địa bàn huyện hàng năm thường xuất hiện 80 - 90 ngày có mù, 35 - 37 ngày có mưa phùn, 45 - 50 ngày có giông và một số đợt sương muối.

Nhìn chung Ba Bể có khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển nên nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên huyện do địa hình cao, độ dốc lớn, các tháng mùa hạ mưa lớn, mưa tập trung dễ gây lũ cuốn, lũ quét làm xói mòn, trượt lở đất dọc theo các sông và các sườn núi gây ngập úng ở các xã thuộc hạ lưu sông Năng (Bành Trạch, thị trấn, Thượng Giáo, Cao Trĩ, Khang Ninh, Cao Thượng, Nam Mẫu). Mặt khác mùa đông trời lạnh, thời tiết hanh khô, gây hạn hán đặc biệt ở vùng sâu, vùng cao và vùng núi đá vôi.

2.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Ba Bể không nhiều và đa dạng, tài nguyên có một số loại khoáng sản như vàng sa khoáng, sắt, chì kẽm, đá graphit...trữ lượng khá lớn. Điều kiện khai thác khá thuận lợi, đây là nguồn tài nguyên

48

giúp huyện phát triển công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, cơ chế quản lý hiện nay và vai trò cấp huyện trong quản lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn còn hạn chế. Nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác do công tác đánh giá trữ lượng và đánh giá khả nang khai thác theo phương pháp công nghiệp chưa được tiến hành triệt để.

2.1.1.5. Tình hình đất đai, sử dụng đất đai

Đất đai là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các thành phần kinh tế. Theo thống kê của huyện cho thấy, tổng diện tích đất của huyện qua các năm không có sự biến động lớn.

Trong 5 nhóm đất, nhóm đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng diện tích đất của huyện (chiếm 86,99%), diện tích đất nông nghiệp chiếm 9,83% trong tổng diện tích đất của huyện. Huyện Ba Bể là huyện vùng núi, địa hình tương đối phức tạp, độ chia cắt lớn, độ dốc địa hình cao, tầng canh tác thường mỏng nên diện tích đất đưa vào sản xuất nông nghiệp hạn chế.

Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng diện tích của huyện, chiếm 17,15% (11.737,75 ha). Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất có khả năng trồng cây lâm nghiệp, diện tích đất có khả năng trồng các cây nông nghiệp còn ít, điều kiện khai thác tương đối khó khăn và nếu đưa vào sử dụng thì chủ yếu trồng các cây công nghiệp dài ngày thích hợp với vùng núi cao (như chè, hồi, quế...).

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 50% diện tích đất của huyện. Trong đó, rừng tự nhiên phân bố ở tất cả các xã trong huyện với các loài cây bản địa và nhiều loại gỗ quý, nhiều loại cây ôn đới phát triển mạnh trên diện tích này. Bên cạnh đó, diện tích rừng trồng ngày càng tăng với các loại cây phù hợp với đặc điểm của địa hình như: mỡ, keo, hồi. Đặc biệt trong những

49

năm gần đây được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án về trồng rừng huyện đã chỉ đạo và thực hiện trồng rừng khoanh nuôi, trồng cây ăn quả dài ngày...

Bảng 2.1. Tình hình đất đai huyện Ba Bể giai đoạn 2007 - 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Tổng diện tích 68412,28 68412,28 68412,28 68412,28

1. Đất nông nghiệp 6728,89 6728,89 6728,89 6728,89

Cây hàng năm 5620,32 5620,32 5620,32 5620,32

Lúa 3259,56 3259,56 3259,56 3259,56

Màu và cây CN hàng năm 2341,76 2341,76 2341,76 2341,76

Cây lâu năm 1108,57 1108,57 1108,57 1108,57

Cây công nghiệp lâu năm 695,74 695,74 695,74 695,74

Cây ăn quả 71,98 71,98 71,98 71,98

Cây lâu năm khác 340,85 340,85 340,85 340,85

Đất trồng cỏ 19,00 19,00 19,00 19,00

Đất có mặt nước đang dùng vào nông nghiệp

720,41 720,41 720,41 720,41

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 43 - 47)