Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 72 - 74)

III. Chia theo trình độ

4. Cao đẳng, Đại học trở lên 1.094 415 16,29 679 2,

2.2.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

cho lao động nông thôn

2.2.4.1. Thuận lợi

Thứ nhất, vị trí địa lý là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng. Với vị trí ở trung tâm của các tỉnh thuộc khu Việt Bắc cũ, giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng và cách thủ đơ Hà Nội 170km có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua tỉnh tạo điều kiện giao lưu kinh tế - văn hóa và xã hội. Ba Bể có vị trí tiếp giáp với các huyện và tỉnh trong khu vực Đông Bắc tạo điều kiện phát triển không những về kinh tế xã hội mà cịn có lợi thế về phát triển du lịch – dịch vụ (Khu du lịch Hồ Ba Bể).

75

Thứ hai, huyện Ba Bể có diện tích tự nhiên khá lớn với diện tích rừng tự nhiên, diện tích đất trồng cây nông lâm nghiệp chiếm khoảng 87% tổng diện tích đất của huyện. Đây chính là một lợi thế của huyện trong việc tạo việc làm cho người lao động nông thôn tham gia vào phát triển các loại cây công nghiệp, trồng rừng, phát triển ngành kinh tế nông lâm nghiệp.

Thứ ba, nguồn lao động của tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng khá dồi dào. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi) chiếm 68,6% trong tổng số dân của huyện, đây là lực lượng lao động chính tạo ra gia trị và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Thứ tư, Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với nhiều sản phẩm chế biến từ lâm nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm là cơ hội rất lớn cho huyện trong việc phát triển các ngành kinh tế nông lâm nghiệp. Thứ năm, với lợi thế về tiềm năng du lịch (khu du lịch Hồ Ba Bể) sẽ giúp cho huyện có cơ sở để xây dựng và quy hoạch phát triển các loại hình dịch vụ nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động ở khu vực Hồ Ba Bể cũng như lao động vùng lân cận. Bên cạnh đó, Hồ Ba Bể đã được UNESCO là Khu Ramsar – vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 3 của Việt Nam, đây chính là cơ sở vững chắc cho sự phát triển du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Ba Bể và tỉnh Bắc Kạn.

Thứ sáu, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, tiếp nhận công nghệ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.2.4.2. Khó khăn

Thứ nhất, vị trí địa lý trải rộng, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội nên hạn chế tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, huyện Ba Bể còn là một huyện nghèo thuộc chương trình dự án 30A nên quá trình đầu tư cho cơ sở hạ tầng cịn gặp nhiều hạn chế và khó khăn.

76

Thứ hai, tài ngun khống sản chưa được thăm dị, khảo sát, đánh giá về trữ lượng nên thiếu cơ sở và căn cứ để quy hoạch công nghiệp khai khoáng. Điều này làm hạn chế việc phát triển kinh tế của huyện cũng như khó khăn trong việc tạo thêm việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động ở nông thôn.

Thứ ba, mặt bằng dân trí chưa cao, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chun mơn cao thiếu trầm trọng cũng là khó khăn khơng nhỏ cho công cuộc phát triển kinh tế của huyện. Bên cạnh đó, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chưa qua đào tạo trình độ chun mơn kỹ thuật là một cản trở lớn cho việc tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Thứ tư, đất đai chưa sử dụng chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng diện tích đất của huyện nhưng lại chưa khai thác triệt để, chính nguyên nhân này làm cho tỉ lệ lao động thiếu việc làm trên địa bàn huyện tăng cao (số liệu thống kê

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Ba Bể trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 72 - 74)