Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giá thành giai đoạn 2005-
2.3. Các khả năng tiềm tàng có thể tiết kiệm để hạ giá thành
Thực chất của công tác hạ giá thành sản phẩm là dùng các chi phí sản xuất kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm một cách tối ưu nhất. Nói cách khác đó là việc giảm hao phí lao động sống và lao động vật hóa trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra.
Dựa vào các phân tích về các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm ta thấy rằng việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của Công ty là hoàn toàn có cơ sở và có khả năng thực hiện được.
Để hạ được giá thành sản phẩm thì cần phải tiết kiệm được các khoản mục chi phí có trong giá thành. Các khoản mục chi phí này tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc tiết kiệm được chi phí khoản mục này có thể sẽ tác động, làm tăng khả năng tiết kiệm chi phí ở khoản mục khác và ngược lại. Do đó, Công ty cần phải theo dõi sát sao và không bỏ qua bất kỳ một dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất nhắm làm giảm chi phí sản xuất.
Điều đầu tiên và dễ nhận thấy nhất đó là cần phải tăng cường hiệu quả của công tác quản lý. Bởi vì trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều cần có sự quản lý, vì vậy tăng cường hiệu quả công tác quản lý có nghĩa là sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị tới khi hoàn thành.
Trước hết là vấn đề quản lý nguyên vật liệu. Các kết quả phân tích cho thấy hiện nay lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế vẫn cao hơn so với kế hoạch và tăng qua các năm. Nguyên nhân là do quản lý nguyên vật liệu chưa tốt dẫn đến tiêu hao quá định mức. Vì vậy Công ty cần xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu và có biện pháp quản lý, rà soát lại các
định mức giao khoán, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các định mức nhằm tránh sự lãng phí, từ đó có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu. Bên cạnh đó cũng cần quản lý, giám sát chặt chẽ việc bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu và các thành phẩm cũng như bán thành phẩm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất lưu thông, tránh những lãng phí không đáng có như ẩm mốc hay hỏng nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm. Việc tăng cường quản lý trong vấn đề nguyên vật liệu là giải pháp đầu tiên và có thể áp dụng, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất một cách hiệu quả nhất.
Thứ hai là tăng cường quản lý về máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị là phương tiện trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, do đó nó có ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu giá thành. Nếu được quản lý tốt, nhất là thường xuyên được bảo dưỡng, sửa chữa thì sẽ làm tăng công suất thiết bị và tuổi thọ của máy móc. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm sẽ giảm. Song để làm được điều này thì trước tiên cần có sự quản lý chặt chẽ và sát sao của Công ty. Những người quản lý có liên quan cần phải xây dựng được chế độ bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên và nhất là thời gian hoạt động trong ngày phù hợp với đặc tính kỹ thuật của máy móc nhằm giảm thiểu sự quả tải.
Nhân tố tiếp theo đặc biệt cần tới sự quản lý chính là lực lượng lao động trong Công ty. Trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, con người vẫn là nhân tố quyết định. Đội ngũ lao động trực tiếp của Công ty có đặc điểm là số lượng lớn song trình độ lại chưa cao. Đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất, dẫn tới việc làm tăng giá thành sản phẩm. Do trình độ tay nghề chưa phù hợp hoặc không có đủ trình độ sử dụng máy móc thiết bị nên sẽ dẫn đến tình trạng chậm tiến độ sản xuất hay làm tăng tỷ lệ phế phẩm, phế liệu. Do đó cán bộ quản lý cần theo dõi và bố trí lực
lượng lao động cho thích hợp với tay nghề từng người, đồng thời phải có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân. Có như vậy mới có thể giảm số lượng lao động, làm giảm chi phí tiền lương lao động trực tiếp trong giá thành sản phẩm.
Như trình bày ở trên, công tác quản lý là rất cần thiết song không có nghĩa quản lý tốt đồng nghĩa với việc đội ngũ cán bộ quản lý phải tăng. Một vấn đề hết sức cần phải chú trọng đó là phải nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, cả về mặt số lượng và mặt chất lượng. Hai mặt này thực chất cũng có quan hệ rất mật thiết với nhau. Về mặt chất lượng có nghĩa là nâng cao trình độ của những người quản lý. Khi trình độ của người quản lý được nâng cao thì một người có thể làm được công việc của hai, ba người. Do đó số lượng cán bộ quản lý cũng có thể được giảm đi. Điều này sẽ làm giảm chi phí chung trong giá thành sản phẩm.
Như vậy có thể thấy Công ty có khả năng hạ giá thành sản phẩm trên tất cả các mặt. Vấn đề là Công ty cần phải nhận rõ tác động của từng nhân tố và đề ra biện pháp cụ thể, thích hợp nhất. Đồng thời cũng cần chú ý mối quan hệ giữa các nhân tố để có biện pháp mang lại hiệu quả tối ưu.
2.4. Đánh giá
2.4.1. Ưu điểm
Xét về khía cạnh lập kế hoạch giá thành, có thể thấy Công ty đã theo dõi sát sao tình hình thực hiện giá thành kế hoạch của các năm trước, từ đó lên kế hoạch sao cho ít có sự biến động nhất so với giá thành năm trước trên cơ sở định mức thực hiện và dự báo biến động của thị trường. Các chỉ tiêu về mức hạ và tỷ lệ hạ cho thấy Công ty không đặt ra mức hạ giá thành quá cao do có tính đến sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào. Đặc biệt là trong những năm gần đây, các yếu tố này luôn luôn tăng một cách nhanh chóng trên thị trường cả trong và ngoài nước.
Xét trên phương diện thực hiện kế hoạch giá thành, tuy qua các năm giá thành vẫn tăng nhưng chủ yếu là do các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không kiểm soát được, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu. Tuy nhiên những khoản mục chi phí khác như chi phí chung thì doanh nghiệp đã quản lý rất tốt. Khi mà sản xuất tăng về quy mô nhưng khoản mục chi phí này vẫn giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ Công ty đã hoàn thành tốt công tác quản lý, đặc biệt là trong khâu quản lý đội ngũ cán bộ các cấp.