Tuổi: Chúng tôi phân loại bệnh nhân thành 3 nhóm tuổi: (dựa theo Pencop)[10] - Từ 3 - 6 tuổi. - Từ 7 - 9 tuổi. - Từ 10 - 15 tuổi Dạng lâm sàng: Đục bẩm sinh Đục sau chấn th−ơng Đục bệnh lý Hỏi bệnh:
- Lý do đến khám, thời gian và hoàn cảnh xuất hiện bệnh, các triệu chứng chính.
- Tiền sử bản thân: (Tại mắt) Chấn th−ơng đụng dập, viêm MBĐ... - Hỏi tiền sử gia đình.
- Tiền sử thai nghén, sức khoẻ của ng−ời mẹ khi mang thai 3 tháng đầu, có cơn sốt, nổi ban kín đáo hay xung quanh có dịch Rubeon không.
- Khai thác tiền sử sinh đẻ: doạ sẩy thai, đẻ non, đẻ già tháng, đẻ khó, trẻ sơ sinh quá nhẹ cân… để tìm căn nguyên của các hình thái đục TTT bẩm sinh khác.
Khám mắt:
* Đo thị lực: Đo thị lực nhìn xa không kính và có kính.
Dựa vào phân loại thị lực của Tổ chức y tế thế giới năm 1982 [7], chúng tôi chia thị lực tr−ớc mổ thành các mức độ sau:
- Phân biệt sáng tối (ST +) - ĐNT 1m - 0,05
- Thị lực 0,06 đến 0,1 - Thị lực 0,1 đến < 0,3 - Thị lực 0,3 đến 0,6 - Thị lực > 0,6
* Đo nhãn áp: Nếu có nghi ngờ nhãn áp cao, chúng tôi đo bằng cách cho trẻ uống thuốc ngủ Gardenal 0,01g, sau đó mới đo hoặc gây mê để đo nhãn áp.
* Khám mắt bằng máy soi đáy mắt và máy sinh hiển vi:
- Đánh giá tình trạng vận nhãn, có lác hoặc rung giật nhãn cầu hay không.
- Đánh giá tình trạng giác mạc, độ nông sâu của tiền phòng, tình trạng mống mắt, đồng tử…
- Khám TTT có làm giãn đồng tử với Mydrin-P, đánh giá mức độ và hình thái đục: đục nhân trung tâm, đục toàn bộ, đục vùng (lớp)… Đánh giá ánh hồng đồng tử.
Khám nghiệm khác:
* Siêu âm hệ thống A và B để xác định trục nhãn cầu, tình trạng dịch kính, võng mạc.
* Điện võng mạc để đánh giá sự cảm thụ của võng mạc. * Các xét nghiệm phục vụ cho phẫu thuật, gây mê.
* Khám toàn thân: phát hiện các tổn th−ơng toàn thân kết hợp nh−: bệnh tim mạch, bệnh thần kinh…
* Tính công suất TTTNT: Đối với trẻ lớn có thể đo đ−ợc khúc xạ giác mạc, chúng tôi tính công suất TTTNT theo công thức SRK II (Sanders - Retzlaff - Kraff).
* Loại TTTNT: Chúng tôi sử dụng loại TTTNT mềm Acrylic để đặt cho bệnh nhân [47].