Biến chứng trong phẫu thuật

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể, đặt thuỷ tinh thể nhân tạo ở trẻ em từ 3 - 15 tuổi (Trang 70)

4.3.1.1.Sót chất nhân:

Đây là biến chứng xảy ra trong quá trình phẫu thuật, nguyên nhân có thể do bị thoát dịch kính, đồng tử co nhỏ làm chất nhân bị kẹt ở vùng xích đạo hoặc do đồng tử co nhỏ mà phẫu thuật viên không quan sát hết đ−ợc. Biến chứng này là một trong những nguyên nhân gây viêm MBĐ sau mổ, cũng có thể gây lệch TTTNT làm ảnh h−ởng đến quá trình điều trị phục hồi thị lực sau mổ.

Chúng tôi gặp 1/49 mắt (2%) thấp hơn rất nhiều so với ph−ơng pháp ngoài bao của Lê Thị Kim Xuân tr−ớc đây (10,4%)[13].

Tr−ờng hợp sót chất nhân của chúng tôi xảy ra trên mắt đục TTT bệnh lý, đồng tử co nhỏ, tr−ơng lực mống mắt giảm, đáp ứng với thuốc giãn đồng tử rất kém, mặc dù đã đ−ợc kéo dãn đồng tử bằng tay nh−ng trong quá trình phẫu thuật đồng tử co lại, làm cho quá trình rửa hút rất khó khăn, không hút hết đ−ợc chất nhân. Tr−ờng hợp này mặc dù dã đ−ợc điều trị bằng cortison tích cực sau mổ nh−ng vẫn bị viêm màng bồ đào.

4.3.1.2. Xuất huyết tiền phòng:

Biến chứng này xảy ra do mống mắt bị tổn th−ơng hoặc do cầm máu không kỹ khi vào tiền phòng qua đ−ờng củng mạc. Máu chảy vào tiền phòng nếu ít có thể tự tiêu hết, nhiều có thể làm che lấp trục thị giác, VMBĐ, tăng NA thứ phát do tắc nghẽn vùng bè.

Gặp 1/49 mắt (2%) cũng xảy ra ở mắt đục TTT bệnh lý trên, do quá trình phẫu thuật động chạm nhiều vào mống mắt. Do pha Arenalin vào dịch truyền nên khi kết thúc phẫu thuật đã cầm đ−ợc máu. Ngày hôm sau kiểm tra lại chỉ còn láng máu tiền phòng, chúng tôi cho bệnh nhân nhỏ thêm Atropin 0,5%, tiêm cạnh nhãn cầu 0,5ml Hydocortison 125mg. Sau hai ngày máu tiêu hết, không có phản ứng viêm, không cần điều trị gì thêm.

4.3.1.3. Ra dịch kính:

Gặp 1/49 mắt, xảy ra trên mắt đục TTT sau chấn th−ơng, tr−ờng hợp này nhân bị canxi hóa ở phía d−ới, nên trong quá trình tách n−ớc, xoay nhân đã bị rách bao sau, dịch kính trào lên tiền phòng. Chúng tôi đã xử lý cắt nhân TTT bằng đầu cắt dịch kính, cắt luôn bao sau và dịch kính tr−ớc, đặt TTTNT vào rãnh thể mi.

4.3.1.4.Tổn th−ơng mống mắt:

Gặp 2/49 ca(4,1%), cả hai ca này đồng tử đều bị co nhỏ, dính mặt tr−ớc TTT, phải tiến hành tách dính tr−ớc khi phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật do đồng tử co nhỏ nên động chạm rất nhiều vào mống mắt.

4.3.1.5.Phù giác mạc:

Gặp 3/49 ca (6,1%), đều bị phù giác mạc nửa trên, do trong quá trình phẫu thuật đồng tử co nhỏ, tiền phòng không ổn định nên phải rút đầu týp phaco ra nhiều do đó động chạm nhiều vào mép mổ dẫn đến phù giác mạc. Những tr−ờng hợp này đều ổn định sau vài ngày mà không cần điều trị thêm.

4.3.2. Biến chứng sớm sau phẫu thuật.

4.3.2.1.Viêm giác mạc khía:

Là phản ứng của nội mô giác mạc gây phù giác mạc, nguyên nhân do làm tổn th−ơng lớp tế bào nội mô trong quá trình phẫu thuật. Th−ờng phát hiện đ−ợc ngay trong ngày hậu phẫu đầu tiên. Chúng tôi gặp 3/49 mắt (6,1%), tỷ lệ này của chúng tôi thấp hơn của Trịnh Ngọc Quỳnh[10] (11,7%) khi thực hiện phẫu thuật bằng ph−ơng pháp rửa hút thông th−ờng.

Tổn th−ơng này gặp ở những mắt mà trong khi phẫu thuật không duy trì đ−ợc tiền phòng ổn định, làm động chạm đến lớp nội mô nhiều gây tổn th−ơng. Những tr−ờng hợp này sau mổ chúng tôi cho nhỏ thêm dung dịch NạCl 5%, sau một tuần tất cả các mắt giác mạc đều trong trở lại.

4.3.2.2.Phản ứng màng bồ đào:

Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 4/49 mắt (8,2%), kết quả này của chúng tôi thấp hơn của tác giả Trịnh Ngọc Quỳnh [10] là 21,7%, khi tác giả này phẫu thuật theo ph−ơng pháp ngoài bao. (p< 0,05) chứng tỏ ph−ơng pháp này có hiệu quả hơn. Do mổ bằng ph−ơng pháp phaco chất nhân đ−ợc hút sạch hơn.

Phản ứng màng bồ đào đều ở mức độ nhẹ, trung bình vì thế chúng tôi cho điều trị bằng cortison tại chỗ kết hợp toàn thân và nhỏ thêm dung dịch Atropin 0,5%. Hầu hết các mắt đều hết phản ứng viêm sau 1 tuần điều trị,

có một mắt mặc dù đã đ−ợc điều trị tích cực bằng tra nhỏ tại chỗ và toàn thân nh−ng vẫn bị dính mống mắt vào mặt tr−ớc TTTNT.

4.3.2.3.Fibrin trên mặt TTTNT:

Có 3/49 mắt 3,1%, tỷ lệ này của chúng tôi t−ơng đ−ơng với kết quả của tác giả Phạm Chi Lan[6] là 3,07%. Tất cả 3 mắt này sau một tuần điều trị đều không còn dấu hiệu của phản ứng viêm và đều theo dõi đ−ợc đến 6 tháng sau mổ nh−ng không hết màng fibrin trên mặt TTTNT. Tuy nhiên chỉ có một mắt phải xử lý tách dính sau một tháng do màng fibrin dày, mống mắt dính mặt tr−ớc TTTNT làm che lấp trục thị giác. Hai mắt còn lại do màng fibrin mỏng, không che lấp trục thị giác do đó chúng tôi không xử lý gì.

Còn tất cả các biến chứng khác nh−: hở mép mổ, xẹp tiền phòng, phòi mống mắt, lệch TTTNT, tăng nhãn áp chúng tôi không gặp tr−ờng hợp nào trong vòng 3 tháng đầu sau phẫu thuật.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể, đặt thuỷ tinh thể nhân tạo ở trẻ em từ 3 - 15 tuổi (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)