Kinh tế lâm nghiệp thúc đẩy sự phát triển của xã hội

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 75 - 103)

Trấn Yên đã từng là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Yên Bái. ở một số vùng đồng bào dân tộc như dân tộc Dao ở xã Tân Đồng, Kiên Thành, dân tộc Mông xã Hồng Ca… tỷ lệ hộ đói còn chiếm 40%

Thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp; nguồn thu ngân sách xã không đáng kể, trình độ dân trí không đồng đều, đường giao thông liên thôn, liên xã đi lại khó khăn, nhiều trường học, trạm xá trung tâm xã xuống cấp, cũ nát nên việc học tập, khám chữa bệnh cho đồng bào chưa được đảm bảo.

Nhờ phát triển kinh tế nghề rừng, trong những năm qua nhằm tạo đà phát triển kinh tế-xã hội, huyện Trấn Yên đã tập trung quy hoạch các vùng sản xuất gắn với cơ sở chế biến, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Các xã đặc biệt khó khăn của huyện đã được hỗ trợ và đưa giống các giống cây lâm nghiệp cho năng suất, chất lượng cao có giá trị vào trồng cấy. Các thôn bản tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật từ trồng, chăm sóc, bón phân, quản lý, bảo vệ cho đến khai thác, thu hoạch sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm. Ngoài việc trồng, khoanh nuôi và bảo vệ trên 10.000 ha rừng theo kế hoạch, các xã đặc biệt khó khăn còn được hỗ trợ trồng trên 3.200 ha Quế, gần 200 ha tre măng Bát độ. Sau khi trồng thí điểm cây tre Bát Độ ở một số địa phương trong huyện cho thấy, cây sinh trưởng phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người dân, nhất là người dân ở các xã vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt từ khi có Công ty TNHH Vạn Đạt đồng ý bao tiêu sản phẩm lâu dài cho người trồng tre Bát Độ lấy măng, Uỷ ban nhân dân huyện đã xây dựng đề án, thành lập Ban quản lý, ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở để tuyên truyền vận động nhân dân tập trung phá bỏ vườn tạp, diện tích đồi thấp trồng cây hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trồng tre Bát Độ, huyện đã hình thành 3 vùng nguyên liệu sản xuất tập trung với diện tích trồng trong tới 887ha, như vậy đến nay toàn huyện có hơn 1.200ha, đạt 122% Kế hoạch đề ra. Nếu như năm 2005 các xã thu hoạch được 500 tấn măng tươi, trị giá gần 600 triệu đồng thì đến năm 2010 này nhân dân các xã trong vùng trồng tre đã thu hoạch trên 12.000 tấn măng tươi đạt giá trị trên 12 tỷ đồng, trong đó xã Kiên Thành có 470 ha nhưng sản lượng chiếm tới 1/2 sản lượng măng của toàn huyện. Chương trình trồng tre măng Bát độ lấy măng được nhân dân trong toàn huyện hưởng ứng nhiệt tình do là loài phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nên cây phát triển tốt, sản phẩm là măng dễ thu hoạch và vận chuyển.

Từ cây tre măng Bát độ, bà con các dân tộc các xã vùng cao của huyện Trấn Yên được hưởng từ chương trình đang từng bước thoát nghèo, thoát khỏi cuộc sống du canh du cư phụ thuộc vào thiên nhiên. Chương trình đã đem lại những sắc màu tươi sáng hơn cho bức tranh kinh tế của các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên. Đời sống của nhân dân trong huyện được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành lâm nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, phát triển của kinh tế lâm nghiệp đóng góp lớn vào ngân sách địa phương, trong hai mươi năm năm qua, diện mạo các xã nghèo trong huyện đã có sự chuyển biến, hàng trăm công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường, trường, trạm, thuỷ lợi, điện, nước sạch… đã được xây dựng. Riêng năm 2004, toàn huyện đã tập trung đầu tư nâng cấp trên 30 công trình thuỷ lợi trọng điểm, kiên cố hoá 180km kênh mương đảm bảo tưới tiêu trên 80% diện tích canh tác. Các tuyến đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 32C, các tuyến về cụm công nghiệp phía Nam, các tuyến đường trung tâm cụm xã và liên xã do Nhà nước và nhân dân cùng làm đã được khai thông và đưa vào sử dụng. Nhờ đó, năm 2004 là năm đầu tiên huyện Trấn Yên đạt mức tăng trưởng kinh tế 10,2%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Nhờ sự nỗ lực thoát nghèo vượt khó của đồng bào và sự quan tâm, giúp đỡ thiết thực của Đảng, Nhà nước, Trấn Yên đã trở thành một trong những huyện giàu tiềm năng phát triển của tỉnh.

Đặc biệt, số hộ đói nghèo toàn huyện Trấn Yên hiện chỉ còn 7,6%. Ngoài sự chuyển biến rõ nét về kinh tế, năm 2005 huyện Trấn Yên đã hoàn thành tốt các mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở 27/29 xã, thị trấn. Nhiều xã như xã Kiên Thành, Hồng Ca, Vân Hội, Lương Thịnh... đều có lớp học bổ túc tại địa phương. Vì thế nạn mù chữ, tái mù chữ đã căn bản được xoá bỏ. Trình độ dân trí đã tăng lên rõ rệt.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được chú trọng với 100% thôn bản có y tá, 100% trạm xá xã, thị trấn có thầy thuốc và được trang bị đầy đủ dụng cụ, thuốc thiết yếu. Đặc biệt trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, toàn huyện đã có 116/281 làng bản cam kết xây dựng làng văn hoá trong đó 29 làng đã đạt danh hiệu làng văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoá cấp huyện, 2 làng đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh, 100% cơ quan đã đăng ký thực hiện nếp sống văn minh, số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá tăng nhanh qua các năm.

Nhờ nguồn thu ngân sách lớn từ ngành lâm nghiệp, trong năm 2010 tình hình xã hội của huyện Trấn Yên phát triển khá, sản xuất lâm nghiệp phát triển kéo theo cơ hội việc làm cho một bộ phận người dân đến tuổi lao động. Tại Trấn Yên, chỉ riêng xã Lương Thịnh với 35 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Xã Quy Mông có 24 cơ sở chế biến với công suất chế biến 2.000m3/năm, doanh thu của các cở sở chế biến này trong năm 2010 là 1,1 tỷ đồng nộp ngân sách 120 triệu đồng. Bên cạnh đó còn giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động khá lớn trong vùng, giảm bớt gánh nặng xã hội, cải thiện đời sống của người lao động. Cùng thời điểm đó Công ty TNHH Hương liệu Việt Trung đầu tư cơ sở chế biến tinh dầu Quế tại xã Y Can đã giải quyết việc làm cho cho đại bộ phân người dân trong xã Y Can và các xã lân cận, thúc đẩy kinh tế - xã hội trong vùng phát triển, người dân có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhờ ngành lâm nghiệp, hàng năm huyện tạo chỗ làm mới cho hơn 1500 lao động, số lao động qua đào tạo đạt 20%. Thu nhập mức sống của người dân này càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 là 9.5 triệu đồng/người gấp 2.5 lần so với năm 2005. Có thể thấy rằng việc phát triển trồng rừng và chế biến gỗ rừng trên địa bàn huyện Trấn Yên diễn ra khá thuận lợi , nhân dân đã thấy rõ được hiệu quả kinh tế từ rừng đem lại, người trồng rừng và các doanh nghiệp đã tạo được sự gắn kết trong việc tạo nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm, cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu.

Nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm theo từng năm. Nếu như năm bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới đất nước 1986 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm trên 60% thì đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyện giảm xuống còn dưới 10%, hộ khá đạt trên 50%. Đặc biệt đã có những triệu phú, tỷ phú xuất hiện nhờ phát triển kinh tế rừng. Tiêu biểu là nhà anh Nguyễn Văn Hùng ở thôn 11 xã Quy Mông đã có một cơ ngơi khang trang trị giá hàng tỷ đồng, sau khi học hết trung học phổ thông, gia đình không có điều kiện cho anh đi học tiếp. Bước vào cuộc sống tự lập, ban đầu tài sản chỉ có ngôi nhà tre, vách nứa vơi ba sào ruộng, cuộc sống ban đầu không kể hết nỗi khó khăn, hai vợ chồng làm việc cật lực mà vẫn không đủ ăn. Năm 1998, anh Hùng quyết định đổi hướng làm ăn mới, với 7 triệu đồng tiền tiết kiệm và vay mượn của anh em, bạn bè, anh quyết định phát triển kinh tế trang trại, chủ yếu là trồng rừng. Gia đình nhận 20ha đất rừng của lâm trường Việt Hưng để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Diện tích mà anh nhận ban đầu chủ yếu chỉ là lau sậy, dây rừng đầy gai góc nhưng không vì thế mà vợ chồng anh nản chí, quyết tâm “bắt đất nhả vàng”. Đồng cam cộng khổ, trong hai năm đầu vợ chồng anh đã trồng được 7ha Bồ Đề, liên tiếp 10 năm trời xới đất lật cỏ, anh đã phủ xanh 20ha rừng chủ yếu là Keo, Bồ Đề, Quế. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, những năm đầu anh kết hợp trồng xen ngô và sắn cao sản, ở ven suối ven rừng anh trồng khoai để làm thức ăn chăn nuôi… Suốt hơn mười năm trời cần mẫn, năm 2007 rừng cây của anh đã cho thu hoạch khai thác ban đầu 5ha Bồ Đề và Quế thu về hàng trăm triệu đồng. Có tiền thu về nhờ làm kinh tế rừng, anh xây nhà, sắm trang thiết bị đồ gia dụng tổng trị giá gần 1tỷ đồng. Năm 2008, gia đinh anh Hùng còn hơn 15 ha rừng từ 4 đến 6 tuổi và đàn gia súc đang phát triển mạnh trị giá lên tới hàng tỷ đồng. Cách làm giàu bằng sự kiên trì, chịu khó biết tính toán của vợ chồng anh Hùng là tấm gương sáng về phát triển kinh tế lâm nghiệp ở huyện Trấn Yên (trích báo Yên Bái 9/4/2008).

Về môi trường:

Nói đến lâm nghiệp là nói đến rừng và nghề rừng. Lâm nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các khâu, từ trồng, chăm sóc, bảo vệ, xúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiến tái sinh tự nhiên đến khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vv…Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên, góp phần quan trọng vào phát triển bền vững đất nước, vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Rừng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xã hội, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bền vững cảnh quan và góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, tạo việc làm cho nhân dân, nhất là người dân miền núi, góp phần xoá đói giảm nghèo. Nếu như trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, rừng là căn cứ địa kháng chiến, là vành đai bảo vệ biên giới, thì trong công cuộc xây dựng đất nước, rừng là vành đai phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, là tư liệu sản xuất chính trong lâm nghiệp, là công cụ chống ô nhiễm, bảo vệ môi sinh, là nguồn sinh thủy cho sản xuất và phục vụ đời sống. Phát triển lâm nghiệp là phát triển rừng, do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên có tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái của địa phương. Kinh tế lâm nghiệp của huyện phát triển cũng kéo theo các vấn đề về môi trường mà ngành lâm nghiệp tác động tới trong đó có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực.

Tác động tích cực:

Lâm nghiệp là ngành sản xuất liên quan trực tiếp đến rừng, rừng là một hệ sinh thái có tác động mạnh mẽ đến môi trường, trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành lâm nghiệp, diện tích rừng của huyện Trấn Yên càng phát triển và mở rộng cả về quy mô lẫn diện tích. Rừng phát triển góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương. Qua hai mươi năm năm sau đổi mới, hiện nay huyện Trấn Yên vẫn giữ được diện tích rừng rự nhiên khá lớn với diện tích là 20.227,5 ha trong đó rừng tự nhiên phòng hộ là 10.160,4 ha. Diện tích rừng này trong những năm qua đã phát huy hiệu quả giữ đất, giữ nước, chống xói mòn rửa trôi và thoái hóa đất làm giảm thiểu lũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho nhà máy thủy điện Thác Bà. Ngoài ra rừng còn làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho nhân dân ổn định sản xuất, hạn chế được thấp nhất các tác hại của thiên tai đến đời sống, rừng cố định phù sa có tác dụng phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư.

Tác động tiêu cực:

Trong những năm qua, kinh tế lâm nghiệp của huyện có nhiều chuyển biến lớn, đặc biệt hoạt động sản xuất lâm nghiệp phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, tuy nhiên trong quá trình đó đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường mà huyện đang gặp phải đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động trồng và khai thác rừng, nhất là khâu trồng rừng và bảo quản, chế biến sản phẩm. Trong khâu trồng rừng, việc gieo trồng các cây lâm nghiệp trong vườn ươm có sử dụng một số hóa chất bảo vệ thực vật, các loại phân hóa học được sử dụng làm ảnh hưởng gây ô nhiễm đến môi trường không khí đất và nước tại khu vực sản xuất của vườn ươm. Trong khai thác và vận chuyển lâm sản, việc khai thác các loại lâm sản làm cho diện tích rừng bị giảm tạo điều kiện làm xói mòn đất, việc vận chuyển lâm sản nhất là việc vận chuyển theo đường sông, khe đã làm tăng nguy cơ sạt lở đất, tuy việc khai thác luôn gắn với tái sinh tuy nhiên cũng không làm giảm được nguy cơ mất đất của hoạt động này. Trong chế biến và bảo quản lâm sản, việc sử dụng các hóa chất bảo quản cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm tác động xấu đến môi trường, các hóa chất bảo quản luôn chứa đựng những độc tố nguy hiểm gây nguy hại cho con người cũng như môi trường sống.

Sự ảnh hưởng đến môi trường trong khâu chế biến lâm sản là rất lớn. Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện đang có hàng trăm cơ sở sản xuất và chế biến gỗ, hoạt động sản xuất của các cơ sở này đã làm ảnh hưởng đến môi trường của đại phương nhất là ảnh hưởng đến môi trường không khí. Hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm, các cơ sở sản xuất và chế biến lâm sản thải ra một số lượng bụi rất lớn. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở các công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như cưa cắt, mài, tiện, phay… phần lớn chất thải đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn mm. Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ dễ phát tán trong không khí. Nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi gỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 75 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)