Sự lãnh đạo của các cấp lãnh đạo huyện

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 55 - 67)

3.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1986- 1991

Trấn Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, có diện tích đất lâm nghiệp rất lớn. Từ những năm sau cải cách 1986, nhận thức rõ được tầm quan trọng của nghề rừng đối với nền kinh tế của huyện, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã tiến hành đại hội đại biểu lần thứ XIV ( 22-25/9/1986 ). Đại hội XIV có ý nghĩa quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự phát triển của huyện đặc biệt là về lâm nghiệp. Đây là đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những vấn đề mới về phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…. được đại hội thảo luận, tiếp thu và xây dựng thành phương hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới trên địa bàn huyện. Tất cả những vấn đề đó tạo nên sự đổi mới trong quan niệm và nhận thức tư tưởng hình thành sự đổi mới tư duy định hướng cho con đường đi lên xã hội chủ nghĩa những năm tiếp theo. Đại hội đã nghị quyết nhiều vấn đề quan trọng về đổi mới hợp tác xã, về hộ gia đình là đơn vị sản xuất tự chủ, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn huyện sau này.

Trong các Đại hội Đảng bộ khoá XIII và khoá XIV của huyện Trấn Yên, cùng với sự chỉ đạo của Đảng và sự đồng sức đồng lòng của nhân dân trong huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội nhằm ổn định và cải thiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuộc sống. Cơ chế khoán 100 được thực hiện rộng rãi góp phàn tăng năng suất và sản lương cây trồng vật nuôi, thúc đẩy áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với địa bàn của huyện rộng lớn giao thông đi lại không thuận tiện chủ yếu là đất đồi núi thích hợp cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp, do vậy huyện đã chủ động chủ trương phát triển cây mầu trên đất dốc, trồng cây gây rừng trước mắt đáp ứng mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế lâm nghiệp sau này. Đây là mục tiêu quan trọng và cụ thể của nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện Trấn Yên.

Trong những năm tiếp theo của công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Trấn Yên đã thực hiện các Nghị quyết của Đảng một cách sâu sắc và toàn diện về kinh tế xã hội thể hiện qua các kỳ họp Đảng bộ qua từng thời kỳ. Huyện đã đưa ra những phương hướng, giải pháp sáng tạo phù hợp của một huyện còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong đó đáng chú ý là chấm dứt tình trạng bao cấp của hợp tác xã cho các hoạt động kinh tế - xã hội và hộ nông dân được xác định là đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ.

Trong giai đoạn 1989 – 1991 huyện đặc biệt thực hiện triệt để giao ruộng, đất, đồi, rừng, vật tư, nông cụ cho hộ gia đình quản lý. Tiếp tục thưc hiện cuộc vận động nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và chất lượng Đảng viên, đổi mới tư duy, phát triển công nghiệp bên cạnh phát triển nông, lâm nghiệp. Lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp của huyện Trấn Yên có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy tối đa thế mạnh của một huyện miền núi, huyện Trấn Yên chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng gắn liền với thâm canh lúa và chăn nuôi nhằm đạt kết quả cao trong kinh doanh và giữ gìn cân bằng sinh thái. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, “kéo rừng xanh ra hai bên bờ sông Thao”. Thành tựu lớn nhất của Đảng bộ huyện Trấn Yên trong giai đoạn này chính là từ chỗ liên tục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải vận động, liên tục đầu tư khuyến khích nhân đân trồng rừng, đến chỗ trồng và tái sinh rừng đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của nhân dân và các dân tộc trong huyện. Trong vòng mười năm (1981 – 1991) huyện Trấn Yên đã giao xong toàn bộ diện tích đất tự nhiên có điều kiện trồng rừng và rừng khoanh nuôi tái sinh cho nhân dân quản lý bảo vệ, như vậy 100% diện tích đất rừng đã có chủ.

Để phát huy hết tiềm năng phát triển nghề rừng tại địa phương, với đặc thù là huyện miền núi chuyên sản xuất nông lâm nghiệp, Đảng bộ và nhân dân huyện xem nhiệm vụ hoàn thành mạng lưới đường giao thông nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển trong đó có ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên nhịp độ phát triển kinh tế nhất là sản xuất lâm nghiệp so với nhu cầu cải thiện đời sống vẫn còn nhiều bất cập. Đời sống nhân dân các dân tộc cải thiện chưa đáng kể, kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc. Trăn trở tìm các mô hình tổ chức, các giải pháp về công nghệ, giống cây trồng vật nuôi phù hợp với thị trường, khí hậu thổ nhưỡng của huyện đã đưa tới những kết quả mới về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn này huyện đã phát triển được các mô hình trồng Quế đây là loài cây có giá trị và trở thành một đặc sản của địa phương.

3.1.1.2. Giai đoạn 1991 – 1996

Sau năm năm thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc làn thứ VI, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện đạt những kết quả cụ thể. Sau khi tái lập tỉnh, đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên đã diễn ra. Đại hội tập trung kiểm điểm việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội an ninh, quốc phòng xác định tập trung phát triển nông – lâm - tiểu thủ công nghiệp ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững an

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ninh quốc phòng, đảm bảo cân bằng và từng bước thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội. Ngày 15/9/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ra quyết định 327/HĐBT về chủ trương, chính sách sủ dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển và mặt nước. Quyết định 327/HĐBT đã tạo ra bước ngoặt lớn của ngành lâm nghiệp huyện Trấn Yên tạo điều kiện cho ngành phát triển. Theo phương hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, các cấp, các ngành động viên cao độ sức lực, trí tuệ, tiền của của mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tham gia các dự án về sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng. Lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất, lấy doanh nghiệp quốc doanh hoặc đơn vị kinh tế tập thể làm chỗ dựa, xây dựng kinh tế vườn đối với hộ gia đình. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các hộ với cộng đồng, với thành phần kinh tế tập, quốc doanh trên địa bàn nhằm phát triển sản xuất bảo đảm lợi ích của mỗi hộ, đồng thời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước và tập thể, gắn phát triển kinh tế với mở rộng các phúc lợi xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trong suốt năm năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển. Vốn từ nền sản xuất nông nghiệp thuần nông toàn huyện đã từng bước chuyển dần sang nền kinh tế nông nghiệp toàn diện bao gồm nông – lâm - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển. Từ các yếu tố cơ bản đã hình thành các vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp có bước chuyển đổi quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy kinh tế liên tục phát triển nhưng Trấn Yên giai đoạn này vẫn còn là huyện nghèo bởi xuất phát điểm thấp, tỷ suất hàng hoá chưa cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông – lâm nghiệp tuy nhiên vào thời điểm này việc người dân sống dựa vào rừng thu nhập chưa tương xứng với công sức và tiềm năng rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của địa phương do nhiều mặt đổi mới còn chậm về cả nhận thức và hành động. Các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và tiềm năng của huyện.

3.1.1.3. Giai đoạn 1996 – 2000

Sau năm năm thực hiện Nghị quyết đại hội XVI mới chỉ có quá nửa số chỉ tiêu được thực hiện. Khó khăn chồng chất khó khăn. Nhằm khắc phục những thiếu sót, Đảng bộ huyện Trấn Yên tiến hành đại hội đại biểu lần thứ XVII. Đây là đại hội có ý nghĩa quan trọng vì là đại hội cuối cùng của thế kỷ XX, thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, đưa nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên vững bước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu tổng quát mà đại hội đề ra là: “ Phát huy thuận lợi sẵn có, khai thác mọi tiềm năng về đất đai, nhân lực và trí tuệ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ các nguồn hỗ trợ của tỉnh, của trung ương và các mối quan hệ giao lưu khác để phát triển, tăng trưởng kinh tế đạt 11% mỗi năm. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp 60%, thương mại dịch vụ tiểu thủ công nghiệp 40%, xoá đói giáp hạt, tăng hộ khá và hộ giàu lên 30%, giảm số hộ nghèo xuống dưới 10%. Phấn đấu đưa huyện thoát khỏi tình trạnh huyện nghèo của tỉnh. Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hoá, con người văn hoá, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ cảnh quan cân bằng sinh thái. Giữ vững ổn định chính trị quốc phòng an ninh. Xây dựng Đảng, chính quyền hệ thống chính trị vững mạnh”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát, Nghị quyết đại hội đã xác định năm quan điểm phát triển trong đó đáng chú ý là đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển kinh tế lâm nghiệp trong điều kiện đất nước mở cửa hội nhập và thưc hiện nền kinh tế thị trường. Phát triển lâm nghiệp phải đặt trong tổng thể quy hoạch của tỉnh, của khu vực miền núi. Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công nghiệp hoá hiện đại hoá, phải gắn liền với tiến bộ xã hội, gắn kinh tế lâm nghiệp với sự tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của địa phương. Sau đại hội, các Đảng bộ cơ sở và các cơ quan chuyên môn của huyện đã nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống, những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp được khảo nghiêm và áp dụng đại trà đưa năng suất và sản lượng lên cao. Công nghệ mới về làm đất, gieo cấy, bón phân được đưa vào sản xuất lâm nghiệp đã đem lại hiệu quả về kinh tế cao hơn hẳn những năm sau đổi mới. Trong giai đoạn này ngành lâm nghiệp đã tăng cả về số lượng và chất lượng, diện tích rừng tăng lên đáng kể, chất lượng cây trồng được cải thiện đáp ứng nhu cầu thị trường thời bấy giờ. Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng được các cấp các ngành quan tâm chỉ dạo do vậy công tác trồng rừng, bảo vệ và tái sinh rừng đạt hiệu quả cao. Cũng trong thời kỳ này, nắm bắt được nhu cầu của thị trường và sức sản xuất của ngành lâm nghiệp tăng cao do các chính sách phát triển thiết thực của chính quyền huyện Trấn Yên mang lại, nhiều nhà máy chế biến lâm sản đã ra đời phục vụ nhu cầu bao tiêu sản phẩm lâm sản của người dân và các lâm trường trong vùng đánh dấu sự chuyển biến từ sự sản xuất lâm nghiệp nhỏ lẻ sang quy mô rộng và tập trung hơn.

Vui mừng về sự thành công và các kết quả đã đạt được, tuy nhiên sự phát triển mới mẻ của kinh tế cũng như của ngành lâm nghiệp đã xảy ra nhiều tồn đọng trong việc thực hiện Nghị quyết đại hội ở các cơ sở Đảng điển hình là các vi phạm vè quản lý bảo vệ rừng, vi phạm các chế độ kinh tế về rừng đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lâm nghiệp và nỗ lực phát triển rừng của địa phương. Bên cạnh những thành tích đã đạt được tuy nhiên huyện vẫn phát triển chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng, nền kinh tế tăng trưởng chuyển biến nhanh nhưng chưa vững chắc. Kinh tế hàng hoá phát triển chậm, chất lượng giá trị chưa cao. Thủ công nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghệ lạc hậu, chưa đưa được công nghiệp hoá vào sản xuất lâm nghiệp, sản phẩm đơn điệu, chất lượng kém. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu cây trồng và mùa vụ còn chậm, chưa chủ động được mùa vụ lâm nghiệp, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật. Ngoài ra một vấn đề tồn đọng nữa là kinh tế hộ gia đình chưa được quan tâm thoả đáng, mô hình hợp tác xã nông lâm nghiệp chưa phát huy hiệu quả dẫn đến kinh tế lâm nghiệp chưa thể là thành phần kinh tế quan trọng và ổn định của địa phương.

Nhận thức được những yếu kém và sai sót trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ, cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI (khoá 8) Đảng bộ đã nhận thức sâu sắc mục đích yêu cầu của cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, tổ chức nghiêm túc các đợt phê bình và tự phê bình trong Đảng. Tạo ra sự chuyển biến nâng cao về nhận thức tư tưởng chính trị, giữ gìn đạo đức lối sống. Giải quyết kịp thời những vướng mắc về những vấn đề kinh tế, cơ cấu kinh tế, tìm phương hướng, cách thức sản xuất mới phù hợp với điều kiện hiện tại, tiến hành kỷ luật những cán bộ Đảng viên co sai lầm khuyết điểm, củng cố kiện toàn các cơ sở Đảng yếu kiém. Tìm giải pháp đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá trên địa bàn huyện hướng vào mục tiêu chung là đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá với khối lượng lớn nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

3.1.1.4. Giai đoạn 2001 – 2005

Bước sang thế kỷ mới với nhiều tiềm năng và thách thức mới kèm theo sự nhận thức văn hoá xã hội còn thấp nhất là ở vùng cao, chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng trong Đảng và nhân dân chưa sâu, nắm tư tưỏng của nhân dân chưa kịp thời. Một bộ phận cán bộ Đảng viên rèn luyện phấn đấu không thường xuyên nên mắc những sai lầm khuyết điểm về phẩm chất, phong cách và điều hành công việc. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển của huyện nhà, những yếu kém bộc lộ làm nhiều thành phần kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đời sống, tư tưởng của nhân dân trong huyện. Từ những nhận định đánh giá trên, Đại hội XVIII đã đưa ra Nghị quyết về mục tiêu nhiệm vụ giải pháp phát triển trong chặng đường 2001 – 2005 bao gồm: Mục tiêu tổng quát là tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhất là công nghiệp hoá hiện đại

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)