Sự chuyển biến của ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 37 - 43)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngày 18/12/1986 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Nền kinh tế nhiều thành phần được chấp nhận để thế chỗ cho nền kinh tế bao cấp. Trọng tâm phát triển kinh tế được chuyển từ công nghiệp nặng sang sản xuất lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Qua hai mươi năm năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đề ra, đất nước ta đã có những bước chuyển biến mới. Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng, Đảng ta đã phân tích, đánh giá tình hình trong nước và thế giới một cách khách quan, xác định các xu thế phát triển tất yếu của thế giới và đã thực hiện bước chuyển đổi quan trọng cả về lý luận và thực tiễn: xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới tiến hành hai mươi năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế tăng tưởng và phát triển mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng dần được khẳng định.

Là một huyện miền núi, với xuất phát điểm kinh tế thấp, trình độ dân trí hạn chế, giao thông đi lại không thuận tiện, chính quyền và nhân dân trong huyện bước vào thực hiện công cuộc đổi mới với vô vàn khó khăn song bằng sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện cùng với sự trợ giúp tích cực của Nhà nước, xác định đường lối chính sách phù hợp với điều kiện địa phương, kinh tế của huyện tăng trưởng và phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng, phát huy tốt nguồn lực của địa phương. Kinh tế lâm nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế đô thị thương mại dịch vụ phát triển nhanh. Phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự chuyển biến của nghành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện gắn liền với các Nghị quyết của Đảng bộ huyện khóa XVI, XVII, XVIII và XIX. Với mỗi một nhiệm kỳ, ngành kinh tế lâm nghiệp của huyện lại có những thay đổi theo các chiều hướng khác nhau. Có thể chia sự chuyển biến này các giai đoạn sau:

• Giai đoạn 1986 – 1995

Cơ cấu kinh tế:

- Ngành nông - lâm nghiệp: 60.5%

Trong đó nông nghiệp chiếm 23.9%, lâm nghiệp 35.4%, ngư nghiệp 1.2% - Ngành công nghiệp – xây dựng : 26.5%

- Ngành thương mại – dịch vụ : 13%

Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá cố định năm 1994) là 31.891 Tr.đ Tăng trưởng kinh tế : 7.5%

Tăng trưởng lâm nghiệp : 6.3%

Chuyển dịch kinh tế nội ngành lâm nghiệp : - Lâm sinh : 30.4%

- Khai thác : 66.4%

- Dịch vụ lâm nghiệp : 3.2% (Nguồn 50)

• Giai đoạn 1995 – 2000

Cơ cấu kinh tế:

- Ngành nông - lâm nghiệp: 50.6%

Trong đó nông nghiệp chiếm 19.0%, lâm nghiệp 29.7%, ngư nghiệp 1.9% - Ngành công nghiệp – xây dựng : 30.3%

- Ngành thương mại – dịch vụ : 19.1%

Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá cố định năm 1994) là 50.693 Tr.đ Tăng trưởng kinh tế : 9.2 %

Tăng trưởng lâm nghiệp : 7.1%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lâm sinh : 16.2% - Khai thác : 81.0%

- Dịch vụ lâm nghiệp : 2.8% (Nguồn 51)

• Giai đoạn 2001 – 2005

Cơ cấu kinh tế:

- Ngành nông - lâm nghiệp: 44%

Trong đó nông nghiệp chiếm 14.1%, lâm nghiệp 28.4%, ngư nghiệp 1.5% - Ngành công nghiệp – xây dựng : 24.%

- Ngành thương mại – dịch vụ : 32%

Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá cố định năm 1994) là 79.656 Tr.đ Tăng trưởng kinh tế : 10.2 %

Tăng trưởng lâm nghiệp : 8.8%

Chuyển dịch kinh tế nội ngành lâm nghiệp : -Lâm sinh : 6.7%

- Khai thác : 90.3%

- Dịch vụ lâm nghiệp : 3.0% (Nguồn 52)

• Giai đoạn 2006 – 2010

Cơ cấu kinh tế:

- Ngành nông - lâm nghiệp: 36 %

Trong đó nông nghiệp chiếm 10.1%, lâm nghiệp 25.1%, ngư nghiệp 0.8%

- Ngành công nghiệp – xây dựng : 33.% - Ngành thương mại – dịch vụ : 31%

Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá cố định năm 1994) là 143.579 Tr.đ Tăng trưởng kinh tế : 12.5 %

Tăng trưởng lâm nghiệp : 12.7%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lâm sinh : 3.9% - Khai thác : 93.2%

- Dịch vụ lâm nghiệp : 2.9% (Nguồn 53)

Năm 1995 13% 26,50% 60,50% Năm 2000 50,60% 19,10% 30,30% Năm 2005 24% 32% 44% Năm 2010 31% 33% 36%

Nông lâm nghiệp Công nghiệp –xây dựng Thương mại – dịch vụ

(Nguồn 49 - 50)

BIỂU ĐỒ 2.2 CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TRẤN YÊN

Qua biểu đồ 2.2 cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện Trấn Yên có sự thay đổi rõ nét qua từng thời kỳ, nếu như năm 1995 kinh tế nông lâm nghiệp là chủ đạo chiếm 60.5% trong cơ cấu kinh tế của huyện thì đến năm 2000 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện chỉ còn 50.6 % giảm 9.9 %, tỷ trọng các nghành kinh tế công nghiệp - xây dựng, thương mại – dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vụ đều có xu hướng tăng lên. Từ năm 1995 đến năm 2000 công nghiệp - xây dựng tăng 3.8%, thương mại – dịch vụ tăng 6.1% (Nguồn 59).

Trong giai đoạn 2001 – 2005 ngành nông lâm nghiệp có tiếp tục giảm xuống còn 44% trong cơ cấu kinh tế của huyện giảm 6.6% so với năm 2000, cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng giảm 5.7%, thương mại – dịch vụ tăng mạnh tăng 12.9%. Đây là giai đoạn kinh tế tư nhân phát triển mạnh do các chính sách phát triển kinh tế mà nhà nước mang lại. Kinh tế của huyện được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Trong giai đoạn 2005 – 2010 trong khi ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện tăng thì các thành phần khác đều giảm như thương mai – dịch vụ giảm 1%, nông lâm nghiệp giảm mạnh 4% do chính sách của Nhà nước và huyện song song với việc phát triển kinh tế ngoài đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho thị trường đáp ứng về mặt số lượng phải quan tâm chú trọng đến vấn đề chất lượng, phát triển kinh tế theo chiều sâu bền vững. Do vậy giai đoạn này huyện Trấn Yên chủ trương thu hẹp tỷ lệ ngành nông lâm nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển toàn diện.

Nhìn lại chặng đường hai mươi năm năm sau đổi mới, cơ cấu kinh tế của huyện Trấn Yên có sự chuyển dịch rõ nét và đặc trưng của từng giai đoạn phát triển. Sự chuyển dịch diễn ra theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng nghành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp. Tuy nhiên ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện khẳng định vị thế là ngành kinh tế chủ đạo của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)