Sự chuyển biến về rừng và tài nguyên đất rừng qua từng thời kỳ

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 33 - 37)

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển sản xuất lâm nghiệp nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung. Với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một huyện coi lâm nghiệp là nghành kinh tế chủ đạo như huyện Trấn Yên thì rừng và đất rừng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc xây dựng, phát triển và bảo vệ vốn rừng trên địa bàn huyện là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Sự phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn huyện gắn liền với sự chuyển biến của diện tích đất lâm nghiệp.

37.000 46.000 40.207 51.239 51.072 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 d iệ n t íc h ( h a) 1986 - 1991 1991 - 1995 1995 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 giai đoạn diện tích đất rừng

BIỂU ĐỒ 2.1: SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA DIỆN TÍCH ĐẤT LÂM NGHIỆP QUA TỪNG GIAI ĐOẠN

Sau hai mươi năm của công cuộc đổi mới, diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng của huyện Trấn Yên có nhiều biến động do nhiều nguyên như chính sách phát triển lâm nghiệp của nhà nước, sự phân định địa giới hành chính, hoạt động sản xuất của con người, thiên tai…Mọi sự biến động về đất rừng đều ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện.

Trong giai đoạn 1991 – 1995 tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện xấp xỉ 46.000 ha cao hơn so với giai đoạn trước 9.000 ha. Trong giai đoạn này một trong bốn chương trình kinh tế xã hội lớn do Nghị quyết hội nghị đề ra là chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc với mục tiêu mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm trồng từ 1.300 – 1.500 ha rừng và một triệu cây phân tán, trong năm năm trồng mới 7.000 – 7500 ha rừng đưa độ che phủ rừng lên 46% diện tích đồi rừng. Một số các chương trình, dự án lớn của Chính phủ như Quyết định 32 của Hội đồng bộ trưởng (Quyết định 32/HĐBT) về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng. Thực hiện nghiêm túc quyết định của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ), huyện Trấn Yên đã tập trung mọi nguồn lực của địa phương để phủ xanh các diện tích đất trống, đồi trọc trên địa bàn làm cho diện tích rừng và đất rừng của huyện nhà tăng lên đáng kể.

Giai đoạn 1995 – 2000 tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn giảm xuống còn 40.207ha. Đây là giai đoạn huyện chủ trương mạnh mẽ các chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, nguồn nguyên liệu cần lấy từ sản xuất lâm nghiệp là rất lớn. Mặt khác, do sự chuyển đổi của địa giới hành chính. Một số diện tích đất lâm nghiệp của huyện được chuyển sang huyện khác do vậy diện tích đất lâm nghiệp của huyện trong giai đoạn này giảm mạnh, giảm 5.793ha. Trong giai đoạn này mỗi năm toàn huyện trồng mới mỗi năm toàn huyện trồng mới thêm 5.000 ha rừng trồng, riêng trong năm 1999 – 2000 toàn huyện trồng mới mỗi năm 11.000 ha trong đó có 5.000 ha câu Quế, nâng đọ che phủ từ 46% (năm 1995) lên 59.9% (năm 2000) do thực hiện dự án 661 (dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ) của Chính phủ.

Có thể nhận thấy giai đoạn 2001 – 2005 có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất tính từ sau khi đổi mới. Do hiệu quả của dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661). Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Trấn Yên tăng lên nhanh chóng và tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế lâm nghiệp của huyện nhà. Diện tích đất lâm nghiệp tăng đồng nghĩa tư liệu sản xuất tăng làm động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển. Kinh tế của huyện trong giai đoạn này có những bước chuyển biến tích cực, kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong giai đoạn 2005 – 2010 diện tích đất lâm nghiệp của huyện giảm nhẹ nhưng không đáng kể cho thấy hoạt động sản xuất lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế, địa phương vẫn dành quỹ đất lớn để phục vụ cho ngành lâm nghiệp. Công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ và phát triển được đề cao, sự phối hợp giữa chính quyền và hiểu biết của người dân về luật bảo vệ và phát triển rừng đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, các diện tích rừng được giao khoán được ổn định về diện tích.

Việc xã hội hóa công tác quản lý rừng đã đem lại hiệu quả cụ thể, diện tích rừng được quản lý tốt hạn chế thấp nhất các hành vi phá hoại rừng, nâng cao được ý thức trách nhiệm của người dân, thu nhập cho người dân sống gần rừng tăng, đảm bảo ổn định cuộc sống. Huyện đã sớm có chủ trương giao đất, giao rừng, đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất, cấp đất cho các hộ sản xuất thiếu đất và các chính sách phù hợp với điều kiện của từng xã, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định phát triển sản xuất. Chỉ tính riêng trong năm 2010, huyện đã đưa các giống cây lâm nghiệp có chất lượng cao vào trồng với diện tích trên 1.800ha và trồng mới trên 500 ha cây phân tán các loại. Ngoài ra, nhân dân trong huyện còn trồng mới thêm 270 ha măng tre Bát Độ, đưa diện tích măng tre Bát Độ của huyện lên 1.300 ha.

Thực hiện Nghị quyết chuyên đề về phát triển rừng đến nay trên địa bàn huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hóa lớn như vùng trồng cây nguyên liệu giấy và Quế tập trung trong 7 xã với diện tích 11.245.1ha trong đó có 4.464,2 ha Quế và 6.780,9 ha rừng nguyên liệu giấy. Bao gồm các hộ gia đình, các thanh phần kinh tế của các xã: Kiên Thành, Hưng Khánh, Quy Mông,Y Can, Hồng Ca, Hưng Thịnh, Việt Hồng. Vùng trồng nguyên liệu giấy gồm 9 xã: Minh Quân, Minh Quán, Hòa Cuông, Tân Đồng, Việt Cường, Lương Thịnh, Cường Thịnh, Báo Đáp, Đào Thịnh. Ngoài diện tích trồng rừng tập trung theo quy hoạch sản xuất, tổng diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các loài cây đặc sản trên toàn huyện về diện tích giữ ổn định và tăng hơn so với kế hoạch đề ra. Thực hiện kế hoạch mỗi năm, trên địa bàn huyện mỗi năm trồng từ 1.800 đến 2000 ha rừng tập trung và phân tán. Giai đoạn 2006 – 2010 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XIX, số cây phân tán đạt 5.393.001 đạt 143,8% so với kế hoạch đề ra, trồng rừng sản xuất tập trung 6.109 ha đạt 117,4% so với kế hoạch. Các loài cây được trồng đều có hướng dẫn kỹ thuật của các bộ khuyến lâm, trồng rừng đúng theo quy hoạch, nguồn gốc cây trồng được qua kiểm định, đến nay cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Đồng thời chú trọng đến công tác khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng, tổ chức khai thác đúng quy hoạch kết quả nâng cao độ che phủ rừng lên 70% (Nguồn 59 - 60).

Toàn huyện đã có hơn 200 trang trại quy mô từ 5 ha trở lên, tạo ra vùng nguyên liệu lớn tập trung cung cấp cho ngành công nghiệp, chuyển đổi sản xuất manh mún nhỏ lẻ thành sản xuất hàng hóa, nhân dân đã thay thế những cây có truyền thống có giá trị kinh tế thấp bằng những loài cây có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng rừng ước tính có khoảng 1.237,57 m3

gỗ, 40.959 nghìn cây tre, nứa, luồng, hàng ngàn tấn măng, củi và các sản phẩm phụ khác. Sản phẩm khai thác được lưu thông mua bán thuận lợi trên thị trường. Nhờ vậy đời sống của nhân dân đã khá lên nhờ kinh tế rừng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay.

Diện tích đất lâm nghiệp lớn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển ảnh hưởng đến kinh tế của toàn huyện. Do vậy, dù trong hai mươi năm qua diện tích đất lâm nghiệp của huyện Trấn Yên có những biến đổi nhưng trong mười năm gần đây diện tích đất lâm nghiệp đã dần ổn định định hình quy hoạch của nền sản xuất tập trung, quy mô, sản lượng lâm sản hàng năm tăng ở mức khá, quy hoạch được nhiều vùng nguyên liệu có quy mô lớn rừng hàng năm tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển.

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)