Xã hội huyện TrấnYên trước năm 1986

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 25 - 30)

Quán triệt chỉ thị Nghị quyết Đảng bộ huyện Trấn Yên, chính quyền các cấp trong huyện có nhiều chủ trương biện pháp để phát triển văn hóa giáo dục. Với chủ trương và biện pháp đúng đắn được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân, công tác văn hóa giáo dục đã đạt được những kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan trọng. Sau ngày đất nước thống nhất công tác giáo dục của huyện Trấn Yên có điều kiện phát triển. Toàn huyện có hai trường trung học phổ thông, một trường đặt tại trung tâm huyện, một trường đặt tại khu kinh tế mới xã Hưng Khánh. Các xã đều có một trường cấp I và một trường cấp II. Phong trào thi đua hai tốt và học tập tiếp tục được đẩy mạnh, chất lượng giảng dạy từng bước được nâng cao. Năm 1977 – 1978 số lượng học sinh tốt nghiệp cấp II đạt 99%, số lượng học sinh tốt nghiệp cấp III đạt 90%. Năm học 1980 – 1981 huyện đã tổ chức triển khai nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục. Đội ngũ giáo viên được chấn chỉnh về mặt kỷ luật và bổ sung thêm về chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra các thầy cô và học sinh còn tích cực tham gia lao động sản xuất làm thủy lợi và xây dựng trường lớp luôn đạt kết quả cao.

Bước sang những năm 1981 – 1985, sự nghiệp giáo dục vẫn được duy trì và giữ vững. Hàng năm có 15.000 học sinh theo học các ở cấp học. Chất lượng giáo dục đã theo hướng chương trình cải cách và có một số tiến bộ. Để nâng cao trình độ chất lượng dạy học và có đủ giáo viên đứng lớp với các cấp học, huyện Trấn Yên đã có những chính sách giáo dục và mở rộng các hệ đào tạo như 7+3, 9+3, 12+2, hệ cử tuyển đối với các học sinh dân tộc thiểu số trong huyện. Bên cạnh những thành tích mà ngành giáo dục huyện Trấn Yên đã đạt được, trong thời kỳ này còn bộc lộ những hạn chế nhất định như chất lượng giáo dục thấp, đạo đức nếp sống của học sinh trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, ở một số nơi trong huyện, cấp ủy chính quyền còn thiếu chăm lo đến công tác giáo dục. Tình trạng học sinh nghỉ học, tái mù chữ vẫn còn phổ biến, nhiều xã giao thông đi lại còn khó khăn như Y Can, Quy Mông, Kiên Thành. Phương tiện đi lại đường thủy trên sông Hồng còn nhiều bất cập. Học sinh nhiều xã chỉ học hết lớp 8, lớp 9 rồi nghỉ học vì lên cấp 3 phải đi qua sông Hồng mới tới được lớp học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công tác y tế, vệ sinh phòng bệnh và tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân được duy trì thường từ huyện xuống xã. Các xã trong huyện đều có trạm y tế. Hàng năm huyện kết hợp với các bệnh viện, trạm xá tổ chức khám bệnh và tiêm phòng cho nhân dân. Những năm 1980 do yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, ban y tế tổ chức đợt phẫu thuật cơ động phục vụ trọng điểm và cử cán bộ xuống cơ sở để hướng dẫn cho 200 lượt người biết băng bó cứu chữa cho người bị thương. Phong trào vệ sinh phòng bệnh ngày càng được người dân tích cực thực hiện. Đến năm 1981 cơ bản huyện Trấn Yên đã thanh toán được bệnh sốt rét và bệnh đau mắt hột cho nhân dân các xã trong huyện, đặc biệt là các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số như Kiên Thành, Quy Mông, Hưng Khánh… Bước sang thời kỳ 1980 – 1985, mạng lưới y tế, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đã được các cấp lãnh đạo chú ý. Huyện đã hoàn thành 3 công trình vệ sinh phòng bệnh, ngăn chặn kịp thời các bệnh truyền nhiễm như đau mắt, sốt rét. Trong thời kỳ này, với nỗ lực của ngành y tế nên huyện Trấn Yên đã không có dịch bệnh xảy ra. Dưới sự lãnh đạo của của huyện ủy và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, phòng thương binh xã hội huyện đã phối hợp với các ngành có liên quan kịp thời giải quyết các chế độ chính sách đãi ngộ của Đảng cho các đối tượng chính sách. Trong đó, chính sách hậu phương, quân đội đặc biệt được quan tâm đã góp phần ổn định chính trị tại địa phương. Nhiều gia đình liệt sĩ, thương binh, bộ đội đã phấn đấu trở thành gia đình cách mạng kiểu mẫu.

Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng không ngừng phát triển đã đáp ứng phần nào nhu cầu về nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Phong trào Thể dục thể thao được duy trì thường xuyên ở các cơ quan, trường học, và trong nhân dân. Nhà văn hóa 500 chỗ ngồi và nhà bảo tàng tổng hợp được xây dựng bằng vốn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyện và sự đầu tư của nhà nước. Phòng văn hóa thông tin quản lý một đội thông tin lưu động, một nhà văn hóa trung tâm, hai đội chiếu bóng, 34 đội văn nghệ, 27 đội bóng chuyền và 19 đội bóng đá ở cơ sở. Dưới sự lãnh đạo của huyện, Ủy ban nhân dân huyện cùng với sự cần cù sáng tạo của nhân dân, trong suốt 10 năm (1976 – 1985) huyện Trấn Yên đã có những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Mặc dù vậy kinh tế xã hội của huyện Trấn Yên trong những năm 1980 còn nhiều yếu kém. Đời sống của nhân dân trong huyện từng bước được nâng lên, nhưng ở các xã vùng cao đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào dân tộc ít người còn nghèo nàn và lạc hậu. Thu nhập của người dân trong huyện còn thấp so với mức bình quân chung của cả tỉnh và cả nước. Sự nghiệp giáo dục của huyện Trấn Yên còn phát triển chậm, những hủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan, tảo hôn, trọng nam khinh nữ… chưa được ngăn chặn kịp thời còn phổ biến ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Tiểu kết:

Với đặc điểm là một huyện miền núi, có xuất phát điểm về kinh tế xã hội thấp, Đảng bộ, chính quyền huyện Trấn Yên đã tranh thủ sự lãnh đạo của tỉnh ủy, sự hướng dẫn chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ sở, ban ngành trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. đó là tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân huyện Trấn Yên tiếp tục đi lên trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được huyện Trấn Yên còn nhiều hạn chế trong quá trinh phát triển kinh tế – xã hội. Mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đất lâm nghiệp lớn là điều kiện thuân lợi để phát triển kinh tế nhất là kinh tế lâm nghiệp. Song vấn đề khai thác tài nguyên chưa được chú ý phát triển bởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vậy cơ cấu kinh tế của huyện Trấn Yên trước năm 1986 chủ yếu là thuần nông. Tiềm năng của huyện là rất lớn nhất là đối với phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp tuy nhiên trong giai đoạn này nền kinh tế nông nghiệp của huyện vẫn mang tính chất độc canh, trồng cây lương thực là chính, năng suất chất lượng thấp, cơ cấu cây trồng ít có sự thay đổi.

Tình hình xã hôi chuyển biến chậm, huyện Trấn Yên là một huyện nghèo, ngân sách thu không đủ chi, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, lực lượng sản xuất kém phát triển, lao động giản đơn, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Từ những đặc điển kinh tế - xã hội với những thuận lợi và khó khăn có tác động trực tiếp tới kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là thách thức đòi hỏi Đảng bộ chính quyền địa phương trong việc lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, từng bước đưa kinh tế xã hội của huyện nhà phát triển.

Với đặc thù của một huyện miền núi, đất lâm nghiệp khá lớn vì vậy ngành lâm nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của địa phương, là tiềm năng, là thế mạnh của huyện. Để thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp theo hướng đi mới, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã nỗ lực tìm ra các giải pháp cụ thể, trăn trở tìm mô hình tổ chức, giải pháp công nghệ, giống cây trồng phù hợp với địa hình, đất đai, thổ nhưỡng của địa phương, có giá trị kinh tế cao để góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn địa phương là nhiệm vụ ưu tiên số một và là trọng tâm phát triển kinh tế của huyện mà Đảng bộ huyện Trấn Yên thực hiện trong thời gian tới, thời kỳ đổi mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ LÂM NGHIỆP HUYỆN TRẤN YÊN TỪ 1986 – 2010

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)