Chuyển dịch cơ cấu nội ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 45 - 48)

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành lâm nghiệp là bước tiến quan trọng của ngành lâm nghiệp huyện Trấn Yên trong những năm qua. Việc chuyển dịch cơ cấu nội ngành lâm nghiệp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp nhằm tạo dựng một ngành lâm nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân qua đó việc chuyển dịch cơ cấu nội ngành lâm nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Năm 1995 30,40% 66,40% 3,20% Năm 2000 16,20% 81,00% 2,80% Năm 2005 90,30% 3,00% 6,70% Năm 2010 93,20% 3,90% 2,90% Lâm sinh Khai thác Dịch vụ lâm nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nguồn 50 - 59)

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nội ngành lâm nghiệp huyện Trấn Yên

Qua biểu đồ 2.3 cho thấy: Trong ngành lâm nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực khai thác tăng từ 66.4% (năm 1995) lên đến 81% (năm 2000) 90.3% (năm 2005) và 93.2% năm 2010. Tỷ trọng trong lâm sinh lại giảm mạnh từ 30.4% (năm 1995) xuống còn 16.2% (năm 2000), tiếp tục giảm xuống còn 6.7% (năm 2002) và còn 3.9% (năm 2010). Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong lâm sinh diện tích trồng các cây lâm nghiệp mang mục đích phòng hộ giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (cây công nghiệp lâu năm: Keo, Bạch đàn, Mỡ...) cho đến các loài cây mang tính đặc sản, thương hiệu ( Măng tre Bát Độ, Quế, Giổi…) song vẫn bảo đảm tác dụng sinh thái, phòng hộ của rừng và tăng giá trị kinh tế một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu trong lâm nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn.

Trong sản xuất lâm nghiệp, huyện Trấn Yên luôn quan tâm chỉ đạo phát triển diện tích tích đất lâm nghiệp đã có và mở rộng diện tích chưa có rừng để đưa vào sản xuất lâm nghiệp, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất sẵn có của địa phương. Lâm sinh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp, là bước khởi đầu của sự phát triển kinh tế lâm nghiệp từ khâu cải tạo đất, chọn giống, gây trồng đến chăm sóc, quản lý và bảo vệ. Từ năm 1995 đến năm 2010 huyện Trấn Yên quan tâm chỉ đạo, thực hiện các biện pháp tận dụng mọi tiềm năng đất đai của địa phương, mở rộng trồng rừng thâm canh, sản xuất lâm nghiệp theo chiều sâu, hàng năm trên địa bàn huyện đều có các đợt kiểm tra tình hình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Sau khi có chủ trương chính sách về giao khoán rừng và đất rừng của Đảng và Nhà nước tất cả các xã trên địa bàn huyện đã kiểm tra và quy hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lại các loại đất rừng, với trên 70% diện tích tự nhiên của toàn huyện là đất rừng, nắm bắt được tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp. Cùng với đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, huyện đã chủ trương phát triển lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, thực hiện giao đất giao rừng cho hộ nông dân, hỗ trợ động viên nhân dân đầu tư phát triển rừng. Từ chỗ liên tục phải vận động, liên tục phải đầu tư khuyến khích nhân dân trồng rừng bằng quyết tâm của chính quyền địa phương, đến nay việc trồng và tái sinh rừng đã trở thành nhu cầu thiết yếu của nhân dân các dân tộc trong huyện. Trong vòng mười năm (1981 – 1990) huyện Trấn Yên đã giao xong toàn bộ diện tích đất tự nhiên có điều kiện trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh cho nhân dân quản lý bảo vệ. Như vậy tính đến năm 1990 thì 100% diện tích đất rừng của huyện đã có chủ đến, nay các diện tích đất rừng của huyện đã được giao khoán xong và đi vào phát triển, khai thác có hiệu quả. Mỗi năm toàn huyện trồng mới 1000 ha rừng tập trung và 1triệu cây phân tán. Nguồn vốn rừng trong huyện đạt 24.000ha rừng tự nhiên và 18.000ha rừng trồng, chủ yếu là cây lấy gỗ và nguyên liệu giấy sợi. (Thống kê huyện TrấnYên 2010) (Nguồn 59).

Trong những năm đầu của thế kỷ XX, ngành lâm nghiệp của huyện tiếp tục khởi sắc, với sự nhận thức đổi mới tư duy của cả cán bộ lãnh đạo và nhân dân trong huyện, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa lâm nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp tục duy trì diện tích đất rừng hiện có, phát triển lâm nghiệp theo chiều sâu. Công tác phòng cháy chữa cháy được quan tâm, hiện tượng phá rừng đốt nương làm rẫy giảm đáng kể. Công tác trồng, bảo vệ rừng được quan tâm đúng mức qua đó giảm tỷ trọng ngành lâm sinh, tăng tỷ trọng ngành khai thác. Khai thác kết hợp giữa việc trồng mới và khai thác rừng hợp lý nhằm cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sản lượng khai thác bình quân hàng năm: Gỗ rừng trồng 60.500 m3, nguyên liệu giấy 36.000 tấn, vỏ quế 900

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tấn, măng tươi các loại 14.000 tấn, củi 300.000 ster. Điều đó chứng tỏ rằng việc đầu tư cho công tác trồng rừng, phát triển và kinh doanh rừng trong thời gian qua là có hiệu quả (chi phí đầu vào thấp, mang lại lợi nhuận cao). Không những góp phần thúc đẩy kinh tế trên địa bàn huyện phát triển mà còn giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

Xét trong từng ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp huyện Trấn Yên có nhiều bước tiến bộ, đi đúng hướng, đã khai thác được lợi thế cây lâm nghiệp và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, căn cứ vào thực tế của địa phương, Đảng bộ và nhân dân huyện Trấn Yên đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu nội ngành lâm nghiệp tương xứng với tiềm năng của địa phương. Xác định rõ phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp tăng tỷ trọng khai thác, giảm tỷ trọng lâm sinh và ổn định tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp, phát triển ngành lâm nghiệp của huyện theo hướng hàng hóa tập trung, lấy hoạt động sản xuất lâm nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn hiện tại và các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp huyện trấn yên tỉnh yên bái (1986-2010) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)