Từ sau năm 1986, kinh tế của huyện Trấn Yên đã có những chuyển biến tích cực, nhất là ngành lâm nghiệp. Với những lợi thế sẵn có, ngành lâm nghiệp của huyện đang đẩy mạnh quy mô rừng theo hướng công nghiệp, hóa hiện đại hóa nghề rừng, tạo dựng một môi trường kinh tế lâm nghiệp phát triển và bền vững. Để đánh giá một cách khách quan và toàn diện về sự chuyển biến về giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Trấn Yên trong hai mươi năm năm qua thông qua giá so sánh.
Giá so sánh: Là lấy giá sản xuất thực tế của một năm nào đó được chọn làm gốc, trên cơ sở đó tính đổi các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của các năm khác theo giá năm gốc, nhằm loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố giá trong mỗi năm để nghiên cứu sự thay đổi thuần về khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Hiện nay đang sử dụng giá gốc là năm 1994. Sự chuyển biến về giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Trấn Yên được thể hiện qua biểu sau:
31891 50693 79565 143579 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 triệu đồng 1995. 2000. 2005. 2010. năm
giá trị sản xuất lâm nghiệp
BIỂU ĐỒ 2.5 SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có thể nói giá trị sản xuất lâm nghiệp cho thấy sự chuyển biến rõ nét nhất về sự chuyển biến kinh tế lâm nghiệp ở huyện Trấn Yên. Nhìn chung giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn toàn huyện tăng hàng năm, mức tăng lớn. Năm 1995 giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện đạt mức 31.891 triệu đồng, năm 2000 đạt mức 50.693 triệu đồng tăng 58.96% so với năm 1995. Năm 2005 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 79.565 triệu đồng tăng 57% so với năm 2000 và cao gấp 2.5 lần so với năm 1995. Đặc biệt trong năm 2010, giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện tăng mạnh đạt giá trị 143.579 triệu đồng cao gấp hai lần giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005, gấp 3 lần giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2000 và gấp 4.5 lần so với năm 1995. Chuyển biến về giá trị sản xuất lâm nghiệp của toàn huyện tăng mạnh mẽ, đóng góp nguồn thu nhập lớn cho ngân sách địa phương.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng đồng nghĩa với việc sản xuất lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua là có hiệu quả, phát huy, tận dụng tốt các chính sách và nguồn vốn phát triển của nhà nước, điều chỉnh cơ cấu nội ngành một cách hợp lý đúng theo chủ trương phát triển của Đảng và nhà nước. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo đà phát triển ngày càng tăng mạnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn. Từ những kết quả đã đạt được, trong những năm qua huyện Trấn Yên luôn có những chính sách nhằm phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm cùng sự hỗ trợ của các nhà doanh nghiệp đã mang lại những kết quả đáng trông đợi thể hiện qua những con số đóng góp vào ngân sách địa phương do sản xuất lâm nghiệp mang lại. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lâm nghiệp là không thể phủ nhận và sự chuyển biến mạnh mẽ của giá trị sản xuất lâm nghiệp là ví dụ rõ nét nhất cho sự chuyển biến kinh tế lâm nghiệp tại huyện Trấn Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trải qua chặng đường hai mươi năm năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên đã vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp và sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương với tinh thần dám nghĩ, dám làm vượt qua mọi khó khăn đến nay kinh tế của huyện đã có những bước chuyển biến tích cực. Từ một huyện miền núi đã từng là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh, kinh tế bó hẹp trong nền sản xuất tự cấp, tự túc, thu không đủ chi, mọi hoạt động chủ yếu vào sự bao cấp của nhà nước đến nay huyện đã trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế nhất là kinh tế lâm nghiệp, tốc độ phát triển kinh tế cao.
Kinh tế lâm nghiệp của huyện phát triển năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế của ngành thay đổi theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành lâm nghiệp được xem là ngành mũi nhọn, định hình các vùng trung tâm nguyên liệu. Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh, thực hiện sản xuất theo hướng công nghiệp rừng. Huyện đã chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa nhiều giống cây trồng có giá trị và năng suất cao vào sản xuất, hệ số sử dụng đất được nâng cao. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của toàn huyện tăng mạnh đặc biệt là trong năm 2010 đóng góp lớn vào ngân sách của địa phương thúc đẩy kinh tế của toàn huyện phát triển.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng vẫn còn chậm, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá song huyện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng lâm nghiệp của địa phương. Quy mô các cơ sở kinh doanh lâm nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa phát triển đồng bộ, môi trường đầu tư chưa thông thoáng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VÀ Ý NGHĨA CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI
3.1. Chặng đƣờng đi dến thành công, những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp
3.1.1. Sự lãnh đạo của các cấp lãnh đạo huyện
3.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1986- 1991
Trấn Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, có diện tích đất lâm nghiệp rất lớn. Từ những năm sau cải cách 1986, nhận thức rõ được tầm quan trọng của nghề rừng đối với nền kinh tế của huyện, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã tiến hành đại hội đại biểu lần thứ XIV ( 22-25/9/1986 ). Đại hội XIV có ý nghĩa quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự phát triển của huyện đặc biệt là về lâm nghiệp. Đây là đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những vấn đề mới về phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…. được đại hội thảo luận, tiếp thu và xây dựng thành phương hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới trên địa bàn huyện. Tất cả những vấn đề đó tạo nên sự đổi mới trong quan niệm và nhận thức tư tưởng hình thành sự đổi mới tư duy định hướng cho con đường đi lên xã hội chủ nghĩa những năm tiếp theo. Đại hội đã nghị quyết nhiều vấn đề quan trọng về đổi mới hợp tác xã, về hộ gia đình là đơn vị sản xuất tự chủ, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn huyện sau này.
Trong các Đại hội Đảng bộ khoá XIII và khoá XIV của huyện Trấn Yên, cùng với sự chỉ đạo của Đảng và sự đồng sức đồng lòng của nhân dân trong huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội nhằm ổn định và cải thiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cuộc sống. Cơ chế khoán 100 được thực hiện rộng rãi góp phàn tăng năng suất và sản lương cây trồng vật nuôi, thúc đẩy áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với địa bàn của huyện rộng lớn giao thông đi lại không thuận tiện chủ yếu là đất đồi núi thích hợp cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp, do vậy huyện đã chủ động chủ trương phát triển cây mầu trên đất dốc, trồng cây gây rừng trước mắt đáp ứng mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế lâm nghiệp sau này. Đây là mục tiêu quan trọng và cụ thể của nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện Trấn Yên.
Trong những năm tiếp theo của công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Trấn Yên đã thực hiện các Nghị quyết của Đảng một cách sâu sắc và toàn diện về kinh tế xã hội thể hiện qua các kỳ họp Đảng bộ qua từng thời kỳ. Huyện đã đưa ra những phương hướng, giải pháp sáng tạo phù hợp của một huyện còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong đó đáng chú ý là chấm dứt tình trạng bao cấp của hợp tác xã cho các hoạt động kinh tế - xã hội và hộ nông dân được xác định là đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ.
Trong giai đoạn 1989 – 1991 huyện đặc biệt thực hiện triệt để giao ruộng, đất, đồi, rừng, vật tư, nông cụ cho hộ gia đình quản lý. Tiếp tục thưc hiện cuộc vận động nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và chất lượng Đảng viên, đổi mới tư duy, phát triển công nghiệp bên cạnh phát triển nông, lâm nghiệp. Lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp của huyện Trấn Yên có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy tối đa thế mạnh của một huyện miền núi, huyện Trấn Yên chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng gắn liền với thâm canh lúa và chăn nuôi nhằm đạt kết quả cao trong kinh doanh và giữ gìn cân bằng sinh thái. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, “kéo rừng xanh ra hai bên bờ sông Thao”. Thành tựu lớn nhất của Đảng bộ huyện Trấn Yên trong giai đoạn này chính là từ chỗ liên tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phải vận động, liên tục đầu tư khuyến khích nhân đân trồng rừng, đến chỗ trồng và tái sinh rừng đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của nhân dân và các dân tộc trong huyện. Trong vòng mười năm (1981 – 1991) huyện Trấn Yên đã giao xong toàn bộ diện tích đất tự nhiên có điều kiện trồng rừng và rừng khoanh nuôi tái sinh cho nhân dân quản lý bảo vệ, như vậy 100% diện tích đất rừng đã có chủ.
Để phát huy hết tiềm năng phát triển nghề rừng tại địa phương, với đặc thù là huyện miền núi chuyên sản xuất nông lâm nghiệp, Đảng bộ và nhân dân huyện xem nhiệm vụ hoàn thành mạng lưới đường giao thông nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển trong đó có ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên nhịp độ phát triển kinh tế nhất là sản xuất lâm nghiệp so với nhu cầu cải thiện đời sống vẫn còn nhiều bất cập. Đời sống nhân dân các dân tộc cải thiện chưa đáng kể, kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc. Trăn trở tìm các mô hình tổ chức, các giải pháp về công nghệ, giống cây trồng vật nuôi phù hợp với thị trường, khí hậu thổ nhưỡng của huyện đã đưa tới những kết quả mới về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn này huyện đã phát triển được các mô hình trồng Quế đây là loài cây có giá trị và trở thành một đặc sản của địa phương.
3.1.1.2. Giai đoạn 1991 – 1996
Sau năm năm thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc làn thứ VI, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện đạt những kết quả cụ thể. Sau khi tái lập tỉnh, đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên đã diễn ra. Đại hội tập trung kiểm điểm việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội an ninh, quốc phòng xác định tập trung phát triển nông – lâm - tiểu thủ công nghiệp ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững an
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ninh quốc phòng, đảm bảo cân bằng và từng bước thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội. Ngày 15/9/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ra quyết định 327/HĐBT về chủ trương, chính sách sủ dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển và mặt nước. Quyết định 327/HĐBT đã tạo ra bước ngoặt lớn của ngành lâm nghiệp huyện Trấn Yên tạo điều kiện cho ngành phát triển. Theo phương hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, các cấp, các ngành động viên cao độ sức lực, trí tuệ, tiền của của mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tham gia các dự án về sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng. Lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất, lấy doanh nghiệp quốc doanh hoặc đơn vị kinh tế tập thể làm chỗ dựa, xây dựng kinh tế vườn đối với hộ gia đình. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các hộ với cộng đồng, với thành phần kinh tế tập, quốc doanh trên địa bàn nhằm phát triển sản xuất bảo đảm lợi ích của mỗi hộ, đồng thời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước và tập thể, gắn phát triển kinh tế với mở rộng các phúc lợi xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trong suốt năm năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển. Vốn từ nền sản xuất nông nghiệp thuần nông toàn huyện đã từng bước chuyển dần sang nền kinh tế nông nghiệp toàn diện bao gồm nông – lâm - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển. Từ các yếu tố cơ bản đã hình thành các vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp có bước chuyển đổi quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy kinh tế liên tục phát triển nhưng Trấn Yên giai đoạn này vẫn còn là huyện nghèo bởi xuất phát điểm thấp, tỷ suất hàng hoá chưa cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông – lâm nghiệp tuy nhiên vào thời điểm này việc người dân sống dựa vào rừng thu nhập chưa tương xứng với công sức và tiềm năng rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của địa phương do nhiều mặt đổi mới còn chậm về cả nhận thức và hành động. Các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và tiềm năng của huyện.
3.1.1.3. Giai đoạn 1996 – 2000
Sau năm năm thực hiện Nghị quyết đại hội XVI mới chỉ có quá nửa số chỉ tiêu được thực hiện. Khó khăn chồng chất khó khăn. Nhằm khắc phục những thiếu sót, Đảng bộ huyện Trấn Yên tiến hành đại hội đại biểu lần thứ XVII. Đây là đại hội có ý nghĩa quan trọng vì là đại hội cuối cùng của thế kỷ XX, thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, đưa nhân dân các dân tộc huyện Trấn Yên vững bước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu tổng quát mà đại hội đề ra là: “ Phát huy thuận lợi sẵn có, khai thác mọi tiềm năng về đất đai, nhân lực và trí tuệ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ các nguồn hỗ trợ của tỉnh, của trung ương và các mối quan hệ giao lưu khác để phát triển, tăng trưởng kinh tế đạt 11% mỗi năm. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp 60%, thương mại dịch vụ tiểu thủ công nghiệp 40%, xoá đói giáp hạt, tăng hộ khá và hộ giàu lên 30%, giảm số hộ nghèo