Cơ chế phối hợp các loại vốn đầu tư phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nông nghiệp đồng bằng sông cửu long trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu (Trang 28 - 31)

8. Kết cấu của luận án

1.2.1.4Cơ chế phối hợp các loại vốn đầu tư phát triển nông nghiệp

Vai trò của các khoản đầu tư từ NSNN là nhằm hình thành những tiền đề cho sản xuất nông nghiệp như hệ thống đường á đập, cảng, hệ thống thông tin liên lạc, trong khi vai trò của vốn đầu tư hu vực tư nhân (người nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp) và khu vực trung gian (tín dụng ngân hàng) là dành cho việc trang bị máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất và các hoạt động sau thu hoạch. Cơ chế phối hợp các loại vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cụ thể như sau:

Theo tác giả Simon Williams (1965), ở các nước phát triển, trong thời kỳ đầu thực hiện chiến ược công nghiệp hóa uy mô chi đầu tư của NSNN nhằm phát triển ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng vốn đầu tư toàn ã hội. Ở giai đoạn này, do khu vực kinh tế tư nhân còn yếu trong khi chính sách thu hút vốn đầu tư chưa được hoàn thiện n n Nhà nước phải tăng cường uy mô đầu tư từ

NSNN để tạo đà cho tiến trình công nghiệp hóa ngành nông nghiệp. Cùng với sự gia tăng uy mô thì cơ cấu chi đầu tư cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn như chi hỗ trợ, chi thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của vùng ngành. Quy mô chi đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ giảm dần theo mức độ thành công của chiến ược công nghiệp hóa ngành nông nghiệp và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Lúc này chi đầu tư phát triển của NSNN chỉ tập trung vào hoạt động điều chỉnh vĩ mô để nền kinh tế đạt được sự ổn định và cắt giảm dần các khoản chi cho vay theo chỉ định, chi thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế.

Để khuyến khích các thành phần kinh tế hác tham gia đầu tư phát triển ngành nông nghiệp thì Nhà nước phải đầu tư các công trình nhằm hạn chế thiên tai, dịch bệnh như hu trú bão, hệ thống cảnh báo, nghiên cứu phát triển giống theo phương thức không hoàn trả để tạo cú hích ban đầu. Chi đầu tư ây dựng cơ bản từ nguồn NSNN hướng vào củng cố và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành nông nghiệp (chi đầu tư đường xá, cảng, hệ thống thủy lợi), các ngành công nghệ về giống và các công trình kinh tế xã hội mang tính chiến ược. Bản chất của loại chi này là nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Vai trò của Nhà nước đầu tư phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói ri ng vì nó ích thích đầu tư giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường tăng cường khả năng cạnh tranh đồng thời tạo ra các trung tâm phát triển nông nghiệp.

Tại nhiều quốc gia, Nhà nước còn cố gắng đầu tư các trang thiết bị sản xuất và các nhà máy phục vụ sản xuất nông nghiệp song đều hông đạt hiệu quả do không thúc đẩy được các yếu tố khuyến khích sản xuất và không theo kịp với cung cầu của thị trường do việc quản lý hành chính quá cứng nhắc, tất yếu dẫn tới sự thua lỗ, hoạt động không hiệu quả, lãng phí, giá cả hàng hóa cao song chất ượng hông tương xứng. Những hạn chế nêu trên lại à ưu thế của vốn đầu tư hu vực tư nhân với tính

linh hoạt và nhanh nhạy trước các biến động của thị trường đây à tiền đề quan trọng để vốn đầu tư từ khu vực tư nhân phát triển.

Mặc dù, vốn đầu tư hu vực tư nhân có vai trò uan trọng song tùy vào quy mô thị trường, mức lợi nhuận kỳ vọng mà hình thành khu vực vốn tư nhân trong nước và khu vực vốn nước ngoài để cung cấp, bổ sung vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp tại một quốc gia. Sở dĩ có hình thành hu vực vốn nước ngoài là do thực trạng tại một số quốc gia khu vực vốn tư nhân trong nước hông đủ để cung cấp cho phát triển nông nghiệp, hay khu vực vốn tư nhân trong nước bị hấp dẫn bởi mức lợi nhuận kỳ vọng hi đầu cơ vào thị trường bất động sản hoặc các ngành sản xuất công nghiệp được bảo hộ khi so sánh với mức rủi ro cao, lợi nhuận thấp nếu đầu tư vào khu vực nông nghiệp. Do đó để cân đối vốn đầu tư nông nghiệp, vốn nước ngoài được thu hút để bù đắp những thiếu hụt đó. Tại một số quốc gia, vốn nước ngoài còn đồng nghĩa với việc tiếp cận bí quyết công nghệ, các trang thiết bị máy móc để khuyến hích gia tăng năng suất và chất ượng cho ngành sản xuất nông nghiệp của nước sở tại.

Để thu hút, khuyến khích vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cần giải quyết hai lực cản. Thứ nhất, lực cản liên quan tới vấn đề lợi nhuận và sử dụng đất tại các nước đang phát triển nơi mà phát triển nông nghiệp được em như mục tiêu của các cơ quan hành chính cấp Trung ương tới địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước. Thứ hai, lực cản liên quan tới việc chuyển đổi từ sản xuất nhỏ, manh mún chuyển sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, cụ thể như:

Lợi nhuận thấp và rủi ro cao; thời gian thu hồi vốn âu (20 năm); việc tăng thu nhập cho người nông dân từ việc tăng năng suất và các khoản cổ tức khi tham gia sản xuất tại các công ty, cụ thể mức tăng thu nhập gấp 3 lần và khoản cổ tức hàng năm ở mức 20%; các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên cho nông dân; thành lập các quỹ vốn lớn để đảm bảo cung cấp tài chính khi có sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư tư nhân; cho phép hấu hao tài sản cố định để tính đúng tính đủ chi phí sản xuất nông nghiệp; tháo gỡ các rủi ro của người nông dân i n uan đến trình độ tiếp cận khoa học, kỹ thuật và vốn tín dụng cho sản xuất; chống lại việc cho vay nặng

lãi; kết hợp các vấn đề lợi ích với năng suất; sản xuất nông nghiệp đáp ứng cho nhu cầu hiện tại; việc àm cho đông đảo người dân nông thôn; đa dạng hóa việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất tới thu hoạch, sau thu hoạch, từng bước tham gia sản xuất bán thành phẩm rồi thành phẩm để thu được lợi nhuận cao hơn thông qua việc cung cấp các tín dụng dưới hình thức giống, phân bón; xây dựng đội ngũ ỹ thuật vi n địa phương.

Trong bối cảnh khả năng vốn đầu tư từ NSNN có hạn, thị trường vốn huy động từ cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp còn hạn chế thì vai trò của tín dụng ngân hàng là rất quan trọng để tài trợ cho đầu tư phát triển nông nghiệp tại các thị trường đang phát triển. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng là vốn vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Thông qua tín dụng ngân hàng, kích thích thị trường sử dụng vốn nhàn rỗi trong dân cư một cách hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ vay cho TCTD.

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng trở thành loại tín dụng phổ biến đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hóa trang trải chi phí sản xuất, thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn đầu tư trong trung dài hạn đáp ứng các nhu cầu về đầu tư ây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mua sắm tài sản cố định.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển nông nghiệp đồng bằng sông cửu long trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu (Trang 28 - 31)