Thành phần các chấ tô nhiễm điển hình trong nước thải công nghiệp

Một phần của tài liệu phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy pyrene và khả năng xử lý nước thải ở quy mô phòng thí nghiệm 5 lít (Trang 39 - 41)

Tính chất của nước thải khu công nghiệp rất đa dạng do thành phân và nồng độ các chất ô nhiễm rất khác nhau. Nước thải từ các loại hình công nghiệp như hóa dầu, chế biến thực phẩm, bia, rượu, hóa chất...thường có hàm lượng các chất hữu cơ BOD, COD, TSS, dầu và mỡ, kim loại nặng, PAH, hợp chất dễ bay hơi, chất hữu cơ khó phân hủy cao... độ pH, mùi và các hợp chất sunfua thường biến đổi. Nước thải của các nhà máy hóa chất thường có nhiều các hợp chất độc hại như thuốc trừ sâu, PAH, phenol... [11].

BOD5 - là thông số biểu thị nhu cầu oxi sinh hóa trong 5 ngày, đặc trưng bởi

lượng oxi cần thiết cho các vi khuẩn oxi hóa sinh hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học có trong một đơn vị thể tích nước thải trong thời gian 5 ngày ở điều kiện

200C. BOD5 được biểu thị bằng đơn vị mg/L, và được sử dụng phổ biến như một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hữu cơ dễ bị oxi hóa sinh hóa trong nước thải. Theo tiêu chuẩn Việt Nam về chỉ số

BOD5 trong nước thải của các khu công nghiệp là 50mg/L.

COD - là nhu cầu oxi hóa học đặc trưng cho lượng oxy cần thiết (tính bằng mg/L) để oxi hóa hóa học các hợp chất hữu cơ có trong nước thải bằng dichromat (chất oxy hóa mạnh trong môi trường axit. Thực tế cho thấy, một trong những ưu điểm của việc ứng dụng thông số này là thí nghiệm đo COD có thể tiến hành nhanh

trong khoảng thời gian 2,5h (ở 1400

C).

BOD∞ thông số đặc trưng cho tổng lượng oxy hòa tan trong nước thải, cần

thiết để vi khuẩn thực hiện quá trình oxi hóa sinh hóa các hợp chát hữu cơ dễ phân hủy sinh học tính cho một đơn vị thể tích nước thải, cho đến khi quá trình hô hấp kết thúc. Nó thể hiện tổng lượng chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học trong nước thải.

BOD∞/COD - thể hiện khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ trong

mẫu nước thải(hay khả năng ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải). Khi tỷ lệ này giảm, có nghĩa là hàm lượng các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học tăng lên trong mẫu nước thải (ví dụ: xenluloza, linhin, tanin...).

Dầu, mỡ thường xuất hiện nhiều trong nước thải, bao gồm các chất béo, các loại dầu, các chất sáp và các chất tương tự khác. Trong nước thải công nghiệp trước khi xử lý thì lượng dầu mỡ thường là 200- 3000mg/L tùy vào ngành công nghiệp, tuy nhiên theo tiêu chuẩn Việt Nam về chỉ số dầu mỡ trong nước thải của các khu công nghiệp là 20mg/L.

Tổng lượng photpho là thông số đại diện cho tất cả các dạng photpho vô cơ và hữu cơ tồn tại trong nước thải, trong nước thải công nghiệp thì tổng lượng photpho đạt tiêu chuẩn khi <6 mg/L.

Tổng lượng nito thông số đại diện cho tất cả các dạng tồn tại của nito trong

nước bao gồm hàm lượng NH4+, nito hữu cơ, NO3-... khi tổng lượng nito trong nước

thải công nghiệp nhỏ hơn 30 mg/L thì đạt tiêu chuẩn Việt Nam về lượng nito trong nước thải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy pyrene và khả năng xử lý nước thải ở quy mô phòng thí nghiệm 5 lít (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)